ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao tình báo Mỹ “bất lực” trước Thủ tướng Ấn Độ
Wednesday, October 30, 2013 17:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ năm 31/10/2013 07:00

Trong thời đại công nghệ bùng nổ toàn cầu, tình báo Mỹ lại phải “bó tay” trước một nhà lãnh đạo đặc biệt không sử dụng điện thoại di động hay tài khoản email cá nhân – Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.

Thủ tướng Ấn Độ – Manmohan Singh

Ấn Độ là quốc gia có số lượng điện thoại di động nhiều hơn cả số nhà vệ sinh. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Thủ tướng Manmohan Singh lại không hề đụng tới chiếc điện thoại di động cá nhân. Đây được xem là một quyết định hoàn hảo giúp nhà lãnh đạo này tránh xa những chương trình giám sát điện thoại và email của chính phủ Mỹ.

Không sử dụng điện thoại di động, đồng nghĩa với việc ông Singh chỉ sử dụng phương thức liên lạc truyền thống: là điện thoại cố định. Thậm chí, nhà kinh tế học từng tốt nghiệp Đại học Oxford và giúp Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế theo định hướng thị trường, cũng không sử dụng email.

Những bí mật xung quanh Thủ tướng Singh được tiết lộ sau sự việc tờ The Guardian (Anh) phanh phui tình báo Mỹ đã theo dõi nội dung các cuộc điện thoại và email của 35 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Song, danh sách những người bị nghe lén không được tiết lộ.

Theo nguồn tài liệu mật được cựu điệp viên Mỹ – Edward Snowden công khai với báo giới hôm 25/10, các số điện thoại và tài khoản email của 35 nhà lãnh đạo đã được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc “tuồn” cho Cục Tình báo liên bang Mỹ (CIA) và Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) .

Những tiết lộ động trời liên quan tới chương trình giám sát giới lãnh đạo toàn cầu bao gồm Thủ tướng Đức – Angela Merkel trong 10 năm qua của NSA đã gây làn sóng phản đối của nhiều quốc gia châu Âu.

Ngay cả khi, Thủ tướng Merkel cài đặt những chương trình bảo mật tuyệt đối đắt tiền trên chiếc điện thoại di động cá nhân như thẻ bảo mật trị giá đến 2.618 euro, bà vẫn không thể thoát khỏi “tai mắt” của NSA. Do đó, lựa chọn của Thủ tướng Singh được xem là tối ưu hơn cả.

“Thủ tướng không sử dụng các thiết bị công nghệ cá nhân. Ông không sử dụng điện thoại di động và cả tài khoản email cá nhân. Thủ tướng chỉ sử dụng điện thoại bàn để liên lạc. Đây là phương thức an toàn. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Thủ tướng nói chuyện bằng điện thoại di động”, phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Singh nói.

Với dân số 1,2 tỷ người trong đó 65% dưới 35 tuổi, Ấn Độ là một trong những thị trường điện thoại di động tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay, Ấn Độ đang thực hiện gần 900 triệu kết nối điện thoại đi động. Tuy nhiên, con số truy cập mạng Internet khá thấp, khoảng 150 triệu thuê bao.

Mặc dù, bản thân không trực tiếp sử dụng công nghệ, nhưng thay mặt cho ông Singh, các nhân viên trong văn phòng Thủ tướng lại bận rộn quảng bá cho tài khoản mạng xã hội của ông này với 800.000 người theo dõi trên Twitter.

Giới chuyên gia cho rằng không thể phủ nhận việc tránh xa công nghệ di động và chỉ phụ thuộc vào hệ thống liên lạc bằng điện thoại bàn, đang khiến hình ảnh của Thủ tướng Singh dần biến khỏi sự quan tâm của cộng đồng công nghệ số đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt như hiện nay tại Ấn Độ.

Trí thức cao nhưng không hội nhập công nghệ

Ông Manmohan Singh (81 tuổi) là một trong những nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất trên thế giới và là Thủ tướng đời thứ 17 của Cộng hòa Ấn Độ.

Xuất thân là một nhà kinh tế, ông Singh từng là Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ từ năm 1982 – 1985, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ từ năm 1985 – 1987 và Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ từ năm 1991 – 1996.

Với trình độ học vấn cao từng tốt nghiệp Đại học Punjab, Đại học Cambridge và Đại học Oxford, ông Singh được xem là vị kiến trúc sư trưởng trong công cuộc các cải cách kinh tế tại Ấn Độ.

Ông Singh trở thành người thứ hai, sau Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ – Jawaharlal Nehru, giữ chức Thủ tướng liên tục trong 2 nhiệm kỳ.

Vị thủ tướng “minh bạch”

Mới đây, Thủ tướng Singh tuyên bố ông sẽ chấp nhận để cảnh sát thẩm vấn liên quan tới vụ tham nhũng mỏ than gây chấn động nước này.

Theo hãng tin AFP, cảnh sát Ấn Độ đã buộc tội doanh nhân Kumar Mangalam Birla và cựu quan chức ngành than P.C. Parakh trước vụ việc chính phủ New Delhi bán rẻ giấy phép khai thác các mỏ than, khiến nhà nước thiệt hại hàng chục tỷ USD.

Hồi năm 2005, chính Thủ tướng Singh đã cấp giấy phép khai thác mỏ than thuộc quyền sở hữu của nhà nước cho công ty Hindalco của doanh nhân Birla. Đây là lý do phe đối lập yêu cầu cảnh sát thẩm vấn ông Singh và đòi ông này từ chức trước thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5/2014.

“Khi Cục Điều tra trung ương (CBI) yêu cầu, tôi sẽ để cảnh sát thẩm vấn. Tôi không có gì phải che giấu”, ông Singh nói.

Minh Thu

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.