ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tướng Giáp
Tuesday, October 15, 2013 14:10
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

SGTT.VN – Tiếng vỗ tay như làm vỡ tung cung Hữu Nghị Việt Xô khi thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn giọng: “Xin chào mừng đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là tổng tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã chấp hành triệt để và sáng tạo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ Chính trị, cùng bộ Chỉ huy chiến dịch, chỉ đạo trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành toàn thắng”

Thật khó biết điều gì đang diễn ra trong lòng tướng Giáp, từ lâu ông đã có một gương mặt rất ít biểu lộ. Nhưng, những giọt nước mắt của những người có mặt hôm ấy thì không thể kiềm chế, chúng lăn rất nhanh trên má họ; trong khi, tiếng vỗ tay vẫn cứ kéo dài. Hôm ấy là ngày 6.5.1994, tại Hà Nội, Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.


Bài diễn văn của thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ vỏn vẹn có 59 từ nói về tướng Giáp, được viết rất công thức, sở dĩ, chúng có thể tạo ra sự rung động đặc biệt đến vậy, là vì đó là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, cái tên Võ Nguyên Giáp lại được nhắc đến trong một buổi lễ chính thức. Điện Biên Phủ là một chiến thắng “chấn động”, một chiến thắng đưa Võ Nguyên Giáp trở thành một bậc tướng huyền thoại. Nhưng, năm 1984, khi chuẩn bị số đặc biệt mừng 30 năm Điện Biên, vào giờ chót, một tờ báo đã không đăng tấm hình tướng Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”.

Những năm học ở trường Quốc học Huế, cậu Giáp học rất xuất sắc, thường tới nhà cụ Phan Bội Châu đàm đạo và được cụ Phan cho mặc sức sử dụng kho sách của mình. Giáp cũng chơi thân với thầy giáo Đặng Thai Mai. Con gái cụ Mai, bà Đặng Bích Hà, sau này là phu nhân đại tướng, kể: “Ba tôi lớn hơn nhà tôi một giáp, nhưng hai người là bạn vong niên, rất thân nhau”.

Năm 1929, 18 tuổi, lần đầu tiên tướng Giáp ra Hà Nội. Một người đồng chí của ông ở Tân Việt, ông Nguyễn Văn Tạo, dẫn ông ra Cửa Bắc, thành Hà Nội để nhìn hai vết đạn đại bác của Pháp đánh dấu thành Hà Nội thất thủ. Tướng giữ thành Hoàng Diệu tự sát. Lúc dạy học ở Thăng Long, ông Giáp thường nói về tinh thần yêu nước và quá khứ anh hùng. Ông vẫn thường dẫn học trò ra đê Giảng Võ coi mộ Francis Garnier; ra Cầu Giấy chỉ cho học sinh mộ Henri Rivière để nung nấu họ tinh thần chống Pháp.

Một trong những học trò của tướng Giáp, ông Bùi Diễm, một người đã từng là bộ trưởng phủ thủ tướng Việt Nam Cộng hoà năm 1965, nhớ lại: Khi tôi vào trường Thăng Long, nơi đây đã sôi sục ý chí chống Pháp và những cuộc tranh luận về tương lai cho xã hội Việt Nam. Ban giáo sư gồm những người như ông Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Tuyên… nhưng trong tất cả những nhân vật đáng nhớ, đặc biệt có một người tôi khó quên: đó là ông Võ Nguyên Giáp, người dạy tôi về môn sử. Dáng người nhỏ nhắn song nhìn vào ông thì thấy cả một bầu nhiệt huyết. Những gì về ông Giáp hồi ấy thật đặc biệt, vì vậy mà hơn nửa thế kỷ sau, tôi vẫn còn nhớ rõ rệt. Phần giảng dạy của ông về Nã Phá Luân (Napoléon) rất ly kỳ. Ông trình bày tường tận chiến thuật và chiến lược của Nã Phá Luân bằng cách tả rõ từng trận đánh nhỏ một. Hình như ông đã in tất cả trong đầu và sử trở thành một phần trong con người ông. Ông như chìm đắm vào thế giới của mình và ông lôi kéo học trò vào thế giới đó. Trong giờ ông giảng, học sinh thường im lặng như tờ… (Bùi Diễm – Gọng kìm lịch sử, Phạm Quang Khai, 2000, tr. 21, 22, 23).

Lần ra Hà Nội năm 1929 để bàn với chi bộ Vinh và Hà Nội tổ chức cho Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly, theo lời kể của chị Hồng Anh, con gái tướng Giáp: “Cha tôi lần đầu tiên nghe nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái (cô em gái trẻ, thông minh và rất xinh đẹp của Nguyễn Thị Minh Khai – người viết). Trong chuyến tàu cha tôi trở lại Huế, tới Vinh thì gặp mẹ tôi (Quang Thái) lên tàu, cùng với một nữ sinh Đồng Khánh. Lúc đó mẹ tôi mặc áo dài, tóc để xoã, da trắng, gương mặt sáng. Nhưng điểm gây ấn tượng với cha tôi nhất là đôi mắt”. Năm 1935, họ cưới nhau.

Năm 1940, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được tổ chức đưa sang Vân Nam. Giáp chia tay với người vợ trẻ Nguyễn Thị Quang Thái khi họ vừa có Hồng Anh, con gái đầu lòng. Đó là lần chia tay cuối. Sau khi Giáp ra đi, Quang Thái bị Pháp bắt và năm 1944 chết trong nhà tù.

Năm 1946, Võ Nguyên Giáp tới thăm gia đình ông Đặng Thai Mai khi gia đình giáo sư vừa rời Sầm Sơn ra Hà Nội sau khi từ chối một chức bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim. Năm ấy, bà Đặng Bích Hà bước sang tuổi 19, đẹp và là “tiểu thư” trong một gia đình danh giá. Mối tình của họ đã đưa bà Đặng Bích Hà lên chiến khu, sinh cho ông thêm hai cô gái, và đúng năm 1954 sinh hạ người con trai thứ nhất, đặt tên là Võ Điện Biên.

Khi phân công trong Đảng, Hồ Chí Minh nói: “Việc quân sự giao cho chú Giáp”. Cụ Hồ cũng đã từng cử Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc học quân sự. Nhưng trên đường đi, chiến tranh thế giới thứ 2 đưa người Pháp ở chính quốc vào thế thua, Hồ Chí Minh thấy thời cơ tới nên gọi ông trở lại. Từ đó ông không có thêm cơ hội để học qua bất cứ một trường lớp nào. Có lẽ, chính những năm dạy sử ở trường Thăng Long đã hình thành nên tư duy quân sự ấy.

Thiếu tướng Lê Phi Long cho rằng: “Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng, trong bại để tìm ra cách đánh mới”. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đại tướng đã quyết định thay đổi từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, tránh cho toàn bộ lực lượng của ta bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, kể từ tháng 5.1953 sau trận Nà Sản, đại tướng đã quyết định thành lập một tổ nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hoá để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”. Tướng Lê Phi Long là cục phó cục Tác chiến, năm 1953, ông là một trong 24 sĩ quan nằm trong “tổ nghiên cứu” ấy.

Năm 1975, kết thúc chiến tranh. Năm 1977, đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho thôi chức bí thư Quân uỷ Trung ương, thôi bộ trưởng bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông không còn là ủy viên bộ Chính trị. Năm 1983, ông được giao kiêm nhiệm chức chủ tịch uỷ ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1983, dân gian làm thơ: “Nhà thơ làm kinh tế/ Thống chế đi đặt vòng”. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, thảnh thơi đi bộ ra chợ Tréo (huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình); chợt hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?” Mấy người dân quê nghe “bún chấm ruốc” từ miệng vị tướng lẫy lừng, không hiểu sao, oà khóc. 
Huy Đức
Nguồn http://sgtt.vn/

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.