Danh tác cổ điển “Phong Thần diễn nghĩa” là tác phẩm mà mọi người yêu thích, kỳ thực điều mà nó hàm chứa cũng là thực chất là tác giả muốn nói cho con người biết. Câu chuyện này xoay quanh chủ đề Khương Tử Nha trợ Chu diệt Trụ, biểu hiện trên bề mặt thì thấy tình tiết thiên biến vạn hóa, vậy thông qua đó tác giả muốn biểu đạt dụng ý gì?
Thứ nhất, ý nghĩa của tín Sư tín Pháp: Thiên tiểu thuyết tường thuật lại một câu chuyện: Sư thúc của Khương Tử Nha cảnh cáo môn đồ của mình rằng không được tự mình xuống núi, nếu không sẽ gặp họa kề thân. Các đệ tử gật đầu đáp lại. Nhưng sau này, các đệ tử của Thông Thiên giáo chủ đều tự ý xuống núi, kết quả toàn bộ đều gặp họa khó tránh, tự chuốc lấy họa sát thân, đáng tiếc là họ đều mất đi nghìn năm tu Đạo. Còn Thổ Hành Tôn và Hoàng Thiên Hóa, chưa được phép của sư phụ, đã tự ý xuống núi, kết quả thân gặp tai ương. Đối với một người tu luyện mà nói, nghe lời sư phụ, tín Sư tín Pháp là quan trọng nhất, không nghe lời sư phụ sẽ có kết cục thế nào đây?
Thứ hai, tính trọng yếu của kính Sư kính Pháp: Nếu nói rằng tín Sư tín Pháp là điều rất quan trọng đối với người tu luyện, vậy thì kính Sư kính Pháp lại càng thể hiện ý nghĩa phi phàm. Trong tiểu thuyết có một tình tiết: Trụ Vương vô đạo, muốn giết con ruột của mình là Ân Hồng và Ân Giao, chính Khương Tử Nha đã vận dụng thần thông cứu hai người thoát nạn và dẫn họ tới chỗ Quảng Thành Tử và Xích Tinh Tử tu hành đắc Đạo. Nhiều năm sau, Quảng Thành Tử và Xích Tinh Tử lệnh cho Ân Hồng và Ân Giao xuống núi phù trợ Khương Tử Nha hoàn thành đại kế hưng Chu diệt Trụ (chấn hưng nhà Chu, tiêu diệt Trụ Vương). Nhưng hai người này bội tín bội nghĩa, đi theo Trụ Vương. Khương Tử Nha vốn là ân nhân cứu mạng cũng là sư thúc của hai kẻ đó, nhưng chúng không biết đền ơn đáp nghĩa, mà còn muốn sát hại Khương Tử Nha, sau này chúng cũng dám xuống tay tàn nhẫn với sư phụ của mình, phạm phải tội ‘khi sư diệt tổ’, cuối cùng bị Trời trừng phạt nghiêm khắc. Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ (một ngày là thầy, cả đời là cha) là điều mà mỗi một người tu hành cần khắc cốt ghi tâm.
Thứ ba là phong thái từ bi dung nhẫn, vô tư vô ngã. Sau khi Khương Tử Nha hoàn thành đại nghiệp hưng Chu diệt Trụ, ông đã tới đài phong Thần để phong Thần. Trong đó, có người được Khương Tử Nha phong làm Thần tiên vốn là sư huynh sư đệ muốn đưa ông vào chỗ chết, là người vợ giữa đường bỏ ông mà đi, còn có cả người cháu sát thủ vô ơn tàn nhẫn. Khương Tử Nha ôm giữ lòng từ bi, chỉ nhìn mặt tốt đẹp của họ, thừa nhận bản tính của họ là thiện, không để bụng chuyện cũ. Cuối cùng khi phong Thần xong, lại không còn Thần vị dành cho mình, ông chỉ nghĩ đến người khác, mà không nghĩ đến bản thân mình. Người tu luyện đều như vậy. Đương nhiên ở đây cũng nói đến người tu luyện không ghi nhớ ân oán cá nhân, còn những kẻ vi phạm Thiên lý, ắt sẽ bị Thiên lý trừng phạt.
Thứ tư là lựa chọn vị trí. “Phong Thần diễn nghĩa” kỳ thực đã miêu tả một cuộc chiến giữa chính nghĩa và tà ác. Chúng Thần đều tự mình lựa chọn. Lựa chọn con đường của Trụ Vương hồ đồ xuẩn ngốc, chính là lựa chọn tà ác, vậy thì chỉ có một con đường chết. Lựa chọn con đường của Khương Tử Nha, chính là lựa chọn chính nghĩa, chính là ánh sáng quang minh. Ngày nay, Vua của các vị vua (vạn vương chi Vương) đang dẫn dắt các đệ tử của mình tham gia một trận đại chiến giữa thiện và ác cùng với thế lực tà ác trong vũ trụ, chúng sinh trong vũ trụ đều đang lựa chọn, lựa chọn chính nghĩa là đường sinh, lựa chọn tà ác cả nghìn kiếp cũng không thể phục sinh. Biểu hiện tại nơi này chính là người người đều muốn làm tam thoái, làm tam thoái là cửa sinh, không làm tam thoái là cửa tử.
Hứa Trọng Lâm, tác giả cuốn “Phong Thần diễn nghĩa” chính là muốn nói cho người đời biết rằng, nhất định phải lựa chọn sáng suốt vị trí cho mình, còn về việc lựa chọn điều gì, đều do con người tự mình định đoạt.
Nguồn: Minhhue.net