ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: phunutoday.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thiếu hiểu biết mới chê ‘cạp đất mà ăn’ của Ngọc Trinh
Friday, October 11, 2013 16:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Sao việt) – Cơn sốt ‘cạp đất mà ăn’ của Ngọc Trinh đang quay trở lại làm khuấy đảo cộng đồng mạng mấy ngày qua. Thế nhưng có mấy ai biết rằng cụm từ mà Ngọc Trinh sử dụng chính là câu nói cửa miệng quen thuộc của người dân Nam bộ. Hóa ra, chính những kẻ chửi mắng Ngọc Trinh mới là người thiếu hiểu biết và suy nghĩ thiển cận.

Nhờ có đề thi văn thi tuyển học sinh giỏi của một trường THPT ở TP Hải Phòng mà mấy hôm nay dân tình mới được phen nhốn nháo thế này. Nhốn nháo bởi trong đề thi đã mang cả vào đó hình ảnh Ngọc Trinh cùng với câu nói đã làm nên thương hiệu của cô “Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?”.

Còn nhớ ngày trước, ngay sau khi câu nói này của Ngọc Trinh xuất hiện, cư dân mạng đã được một phen náo loạn, ai ai cũng phát sốt bởi độ ‘thẳng’ và ‘thật’ của nó. Câu nói này nhanh chóng trở thành câu cửa miệng của các bạn trẻ.

Nếu lên Google search cụm từ “cạp đất mà ăn” thì chỉ trong vòng 0,25 giây đã có 1.690.000 kết quả. Trước sức hút của phát ngôn “cạp đất”, ngay cả những người nổi tiếng trong giới showbiz Việt cũng không thể làm ngơ. Có người lên án gay gắt, bên cạnh đó có người lại tỏ vẻ khá đồng tình. Một ca sĩ-nhạc sĩ mới nổi lên tiếng bênh vực câu nói của Ngọc Trinh: “Không có tiền thì đất cũng không có mà cạp”.

            Câu nói “Cạp đất mà ăn” làm nên thương hiệu Ngọc Trinh.

Sau khi đề văn của Hải Phòng được đăng tải, cụm từ ‘cạp đất mà ăn’ lại nóng sốt hơn bao giờ hết. Vậy nhưng có mấy ai đã thực sự hiểu được ý nghĩa của cụm từ này. Không ai tìm hiểu xem liệu ‘cạp đất mà ăn’ có phải là thành ngữ của quê hương Ngọc Trinh hay không, mà chỉ biết chỉ trích và lên án cô ấy là ‘chân dài não ngắn’, là ‘ăn nói ngô nghê’…

Theo từ điển Tiếng Việt, trong câu “cạp đất mà ăn” cạp là động từ hiểu là ăn, cắn, ngoạm. Người dân Nam Bộ có câu nói quen thuộc “nghèo thì cạp đất ăn”, chỉ hoàn cảnh cùng cực không biết làm gì để kiếm ăn, chỉ còn cách ăn đất thôi.

Nếu ý nghĩa chung nhất của thành ngữ là kêu gọi hành động tốt, chia sẻ một kinh nghiệm, thì thành ngữ “nghèo cạp đất mà ăn” mang ý nghĩa ‘tư vấn’ cho con người cách xoay sở thế nào khi rơi vào tình thế khó khăn về vật chất.

Thành ngữ này đặc biệt phổ biến ở Nam Bộ, nơi mà hơn ai hết, người ta đã biến vùng trũng thấp hoang vu thành đất, sống cùng đất, sống với đất, rồi lại rất dễ dàng mất đất trong những tai họa của thiên nhiên và lịch sử.

Trong cuốn Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng của Nhà xuất bản Văn học, Nguyễn Quang Sáng đã đưa vào ngôn ngữ truyện ngắn của ông rất nhiều những thành ngữ hoặc tục ngữ trong lời thoại nhân vật, lời người kể chuyện bởi theo ông “Người Việt Nam nói chung và con người Nam Bộ nói riêng khi nói năng, giao tiếp hay sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời nói của mình làm cho nó giàu sắc thái biểu cảm”.

Có một độc giả cũng đã lên tiếng bảo vệ Ngọc Trinh hết lời. Theo như phân tích của vị độc giả này thì ở Trà Vinh – quê hương của Ngọc Trinh, câu nói “cạp đất mà ăn” rất thông dụng ý nói đến những kẻ lười biếng không muốn làm, không muốn suy nghĩ, sẵn gia đình có chút đất đai thì chỉ còn cách là “cạp đất mà ăn” thì may ra mới tồn tại.

“Ngay cả mấy chú nhà báo phỏng vấn Ngọc Trinh mà cũng chẳng biết Ngọc Trinh xuất thân từ đâu? Và ở nơi đó có ngôn từ nào là thông dụng đặc trưng?”

Vậy hóa ra từ trước đến nay, đám người đổ xô vào chửi mắng Ngọc Trinh mới chính là những người thiếu hiểu biết và suy nghĩ thiển cận. Văn hóa vùng miền khác nhau và mỗi miền con người nơi đó lại có những câu nói khác nhau, vậy cớ sao chưa tìm hiểu cho ra nhẽ đã cứ phủ đầu mà trách móc Nữ hoàng nội y.

Có lẽ những ai phê phán Ngọc Trinh chỉ tại một lý do đơn giản là không bằng và không thể nào được như cô, vì chẳng phải đã có câu nói “Trâu buộc ghét trâu ăn”, thường thì khi thấy người khác nổi tiếng và sung sướng, những người đố kị sẽ tìm cách bới móc và cạnh khóe.

Những người vốn dĩ đã không có kiến thức về văn hóa, về ngôn ngữ của quê hương nơi Ngọc Trinh sinh ra, thì tốt hơn hết đừng nên vô cớ chửi mắng cô.

Thực chất, cư dân mạng lên án Ngọc Trinh vì cách ăn nói quá ngô nghê và thật thà của cô ấy hay vì ghen ghét Ngọc Trinh nữa? Cứ mắng Ngọc Trinh ngu ngốc, chân dài óc ngắn, nhưng thực tế có bạn trẻ nào làm được như những gì Ngọc Trinh đã và đang làm cho gia đình của mình hay không?

Khi bị dân tình ‘ném đá’, hỏi Ngọc Trinh có buồn không, cô  trả lời: “Em cũng là con người, em đâu có chai sạn cảm xúc đâu mà không buồn, ai cũng có lòng tự trọng của mình mà nhưng em muốn sống thật với con người của em, nếu như em được bạn trai em lo lắng mà em lên báo nói là mọi thứ tôi có được đều do tôi tự tay làm được thì đêm về em mới phập phồng lo sợ người ta phát hiện ra em nói dối, còn đằng này em nói sự thật thì em không có gì lo sợ hết mà em chỉ buồn vì người ta nghĩ sai về em thôi”.

Những người có suy nghĩ thiển cận và thiếu hiểu biết mới trách mắng Ngọc Trinh là ‘chân dài não ngắn’.

Cư dân mạng đôi khi vẫn hành xử theo lối ‘bầy đàn’, một người thiếu hiểu biết lên tiếng là kéo theo hàng tá người cũng thiếu hiểu biết nhao nhao theo. Chưa cần biết người ta đúng hay sai nhưng cứ lên tiếng chỉ trích, phán xét rồi chửi mắng họ không thương tiếc.

Giờ thì đã rõ ai mới là người có suy nghĩ thiển cận, ai mới là người cần lên án, chỉ trích. Chính vì vậy, Sở GD-ĐT Hải Phòng càng phải xem xét lại cách nhìn nhận vấn đề của mình trong công tác tuyên truyền đối với học sinh, không thể ra đề thi rồi bắt học sinh hiểu theo ý nghĩa sai mà cư dân mạng truyền tai nhau được.

T.Mỹ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.