ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Rời bỏ EU, Anh sẽ “chui bụi rậm”?
Tuesday, October 1, 2013 23:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ tư 02/10/2013 13:00

Rất nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, Anh sẽ không dám rút lui khỏi EU bởi đó là một hành động “tự sát” khiến London lập tức đánh mất vị thế là trung tâm tài chính, nước Anh sẽ mất đi ít nhất 10% GDP hàng năm và khoảng 2,5 ngàn tỷ USD đầu tư. Nói một cách khác, hành động rút khỏi EU của Anh là kiểu “đường quang không đi lại quàng bụi rậm”.

Một trong những nhân vật quyền lực nhất của châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Herman Van Rompuy, cho rằng Anh sẽ phá hỏng hình ảnh là một trung tâm tài chính lớn trên thế giới cũng như các hợp đồng thương mại béo bở của mình nếu nước này quyết rời bỏ khối liên minh 28 quốc gia EU.

Phát biểu tại một cuộc nói chuyện về vai trò toàn cầu của châu Âu trước các sinh viên của Trường Đại học Regent’s University ở London ngày 18/9, ông Rompuy cho rằng một nước lớn như Anh – có nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, sẽ bị mất nhiều hơn nếu họ quyết định “đơn thương độc mã” trên thế giới này.

Trong khi đó, trong một phỏng vấn được thực hiện mới đây với hãng tin Anh Reuters, Thị trưởng London Roger Gifford cũng nói rằng, việc Anh rời khỏi EU có thể sẽ dẫn đến một cuộc đào tẩu của các ngân hàng nước ngoài hàng đầu ra khỏi nước này, đồng thời lấy đi vị trí thống trị của London trên các thị trường ngoại hối.

Anh sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về chuyện “đi hay ở lại” EU vào trước cuối năm 2017.

Triển vọng Anh rời khỏi EU đã tiến gần thêm một bước vào tháng 1/2013 vừa qua khi Thủ tướng David Cameron cam kết sẽ tái đàm phán về tư cách thành viên EU của Anh, đồng thời sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về chuyện “đi hay ở lại” EU của Anh vào trước cuối năm 2017 nếu ông tái đắc cử vào năm 2015. Điều này làm dấy lên những lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới có thể sẽ rời khỏi khối EU sau khi đã gia nhập vào năm 1973. 

Thị trưởng London cho rằng khả năng Anh rời khỏi EU là một nguy cơ rõ ràng đối với London và đi ngược lại với truyền thống thương mại lịch sử 2.000 năm của thành phố này. Ông nói: “Có nguy cơ là các thị trường ngoại hối sẽ rời khỏi London, cũng như các ngân hàng lớn như JP Morgan, Citigroup, Deutsche, và tất cả các thể chế tài chính đang hoạt động rất mạnh tại đây với các dự án về tài chính, cơ cấu tài chính, môi giới hàng hóa và lĩnh vực pháp lý…”

London là nơi diễn ra hoạt động mua bán trên 30% trong tổng số 5 nghìn tỷ USD mỗi ngày trên thị trường ngoại hối toàn cầu và cho đến nay vẫn là trung tâm tài chính quan trọng nhất ở EU, cạnh tranh với New York của Mỹ danh hiệu thủ đô tài chính của thế giới. Và trong khi giới truyền thông vẫn gán cho hệ thống ngân hàng là “kẻ tội đồ” đứng sau cuộc khủng hoảng tài chính thì khu vực ngân hàng lại là nơi đóng góp tới khoảng 1/10 cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh. Nỗi lo về khả năng Anh rời bỏ EU (được gọi bằng thuật ngữ “Brexit”) đã khiến một số ngân hàng phải công khai lên tiếng, trong đó một nhà điều hành cấp cao của Goldman Sachs mới đây đã cảnh báo các ngân hàng châu Âu có thể sẽ rời bỏ Anh nếu nước này từ bỏ EU.

Các cuộc trưng cầu gần đây cho thấy chỉ có một số nhỏ những người Anh tham gia bỏ phiếu là muốn rời bỏ EU – đối tác thương mại lớn nhất của Anh, mặc dù các đồng minh và các nhà đầu tư nói rằng bất cứ một sự đào thoát nào cũng sẽ làm hỏng hình ảnh và ảnh hưởng của Anh, đồng thời tước đi các khoản đầu tư vào nền kinh tế trị giá 2,5 nghìn tỷ USD của nó.

Trong khi đó, những người đối lập cho rằng Anh nên hướng sang các thị trường đang nổi và phần còn lại của thế giới, chứ không phải là châu Âu.

Gifford, nhà điều hành ngân hàng Thụy Điển Skandinaviska Enskilda Banken tại Anh, nói rằng thật sai lầm khi cho là nước Anh có thể hoạt động đơn độc bên ngoài EU và cho biết thêm có ít nhất tới 90% các thể chế tài chính lớn tại London muốn Anh ở lại EU. Theo ông, nếu bang New York của Mỹ bị chia tách khỏi các bang khác bằng thương mại hoặc các rào cản về vốn, trong khi Washington không có rào cản nào thì chẳng ai còn muốn ở New York làm gì, họ sẽ đổ xô đến Washington ngay. Ông nói các cử tri có thể sẽ không bỏ phiếu cho việc nước Anh rời khỏi EU.

Tuy nhiên, theo ông, nếu các cử tri bỏ phiếu ủng hộ Anh rời EU, thì liệu vùng Britain của nước Anh hay thành phố London có đơn độc trở thành một hòn đảo ở ngoài khơi giống như Vùng lãnh thổ hải ngoại Bermuda hay đảo Jersey (một hòn đảo ở cực nam Channel Islands của Anh có dân số hơn 90.000 người, diện tích hơn 116 km2) của nước này hay không? “Tôi cho rằng, đó không phải là một giải pháp thương mại hợp lý”, ông Gifford bình luận.

Lê Trí

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.