Các nhà khảo cổ học mới khai quật ra một bộ não người có niên đại 4.000 năm đã từng bị đun chín ở nhiệt độ rất cao vẫn còn khá nguyên vẹn.
Bộ não này được tìm thấy trong một lớp trầm tích với các lớp than gỗ từng bị đốt cháy. Nó được xem là một trong những mẫu vật não người cổ nhất trong thời tiền sử được tìm thấy. Trước đó, một mô não còn nguyên của một đứa trẻ người Inca có niên đại 500 năm đã được khám phá tại ngọn núi Andes, nơi có băng tuyết bao phủ.
Tuy nhiên, bộ não lần này lại không tìm được ở vùng núi nơi có có băng giá mà vẫn được bảo quản một cách tương đối. Theo lí giải của Meriç Altinoz tại Đại học Halic ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ thì có thể do một trận động đất đã làm chết người dân ở đây. Sau đó núi lửa hoạt động và phun trào nham thạch ra các vùng đấy.
Bộ não người bị nấu chín còn nguyên vẹn có niên đại 4000 năm |
Chính ngọn lửa sẽ đốt cháy hết oxy trong đống đổ nát và nấu chín bộ não trong nước hộp sọ. Vì thế nó gây nên tình trạng môi trường khô và thiếu oxy. Từ đó sẽ giúp ngăn ngừa các mô não bị phá hủy. Ngoài ra, còn do đất ở đây giàu kali, magiê và nhôm. Những yếu tố này phản ứng với các axit béo từ các mô của con người để tạo thành một chất là xà phòng adipocere. Nó còn được gọi là sáp xác chết, có thể bảo tồn hình dạng của mô não mềm tốt.
Trong trường hợp não được bảo quản tốt như thế, nhà nghiên cứu Rühli tại Đại học Zurich hy vọng sẽ tìm kiếm thêm các thông tin về người cổ đại như các khối u, xuất huyết não và thậm chí cả dấu hiệu bệnh thoái hóa. “Nếu chúng ta muốn tìm hiểu thêm về lịch sử của rối loạn thần kinh, chúng ta cần phải có mô như thế này”, Ruhli nói.
2013-10-04 23:16:09
Nguồn: http://kienthuc.net.vn/tin-tuc/phat-hien-nao-nguoi-ki-di-bi-nau-chin-4000-nam-268681.html