ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nước ăn chân
Monday, October 21, 2013 2:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tự chữa “nước ăn chân”

“Nước ăn chân” là cách gọi dân gian để chỉ bệnh nấm da chân, một bệnh rất hay gặp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước, môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, tất bít kín mà không thay giặt thường xuyên, hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi, và bệnh trở nên phổ biến trong những vùng bị lũ lụt, vùng bị ngập nước kéo dài mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên nguồn nước bị ô nhiễm.

Bệnh có các biểu hiện như: tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ chân. Ở các kẽ ngón, thường là ở các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, ngón chân áp út, lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt. Ở lòng bàn chân, gót chân, các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn, gây ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

Để chữa trị “nước ăn chân” trước tiên cần phải rửa thật sạch nơi bị bệnh bằng nước nước muối ấm, lau khô bằng khăn bông sạch, sau đó bôi thuốc chống nấm hoặc có thể dùng một số bài thuốc nam đơn giản sau:

Bài 1: Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Bài 2: Dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm với một ít nước cho tan ra rồi ngâm chân, sau đó lau khô. Phèn chua có tác dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng.

Bài 3: Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.

Bài 4: Rau sam tươi lấy phần cây trên mặt đất, khoảng 50-100g tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm. Mỗi ngày làm một lần. Làm nhiều lần, chỗ loét khô se lại và hết ngứa.

Bài 5: Lấy cây cóc mẳn phần trên mặt đất 50g, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm và lấy bã thuốc nhét vào các kẽ chân băng lại. Mỗi ngày làm một lần đến khi khô da và hết ngứa.

Bài 6: Lá chè xanh và lá phèn đen, mỗi thứ 30g, nấu nước đặc, ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Rồi lấy quả cà dại hoa trắng, lá lốt, mỗi thứ 20 g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm thuốc bôi vào những kẽ nứt nẻ.

Cần chú ý, giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, không để bẩn và ẩm ướt. Nên rửa tay sau khi chạm vào chân, để tránh lây lan ra những vùng khác trên cơ thể. Không dùng móng tay gãi ngứa vì thể thể làm xây xước chỗ ngứa, dễ nhiễm khuẩn. Nếu bị bội nhiễm với biểu hiện kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ,… người bệnh nên đến cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả.

Bác sĩ Thu Vân, http://suckhoedoisong.vn/, 6/12/2010

Nước ăn chân, dùng thuốc gì?

Nước ăn chân còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường xảy ra vào mùa hè, đợt mưa dầm hoặc ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt: phải lội bùn, làm việc trên ruộng nước, chống lụt bão, cũng có khi ở người đi giầy kín, ra mồ hôi chân.

Bệnh bắt đầu xuất hiện ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và 4. Kẽ ngón chân có hiện tượng bong xước da có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân sau đó lan sang các kẽ ngón chân khác hay lên mu bàn chân hoặc xuống lòng bàn chân. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy khó chịu.

Điều trị nước ăn chân thường dùng các thuốc sau:

- Dung dịch BSI 2% (còn gọi là cồn hắc lào, thành phần gồm: acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70o), ngày bôi 1 đến 2 lần. Cấm dùng để uống.

- Cồn ASA (thành phần gồm: aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70o). Dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm cồn ASA, rồi bôi lên vùng có bệnh, ngày bôi 1-2 lần.

- Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol… Cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, bôi 3-4 lần/ngày.

- Nếu tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như: griseofulvin, nizoral hoặc sporal…

Ngoài ra ở nước ta nhiều cây thuốc cũng được sử dụng để điều trị nấm như: rễ cây táo rừng, trầu không, kim ngân, chút chít, ké đầu ngựa, lá muồng trâu… Có thể vò nát một trong các thứ trên xát nhẹ vào chân hoặc nấu thành nước để ngâm chân cũng có kết quả rất tốt.

BS. Bùi Duy

Bổ xung:

Để tránh nước “ăn” chân, trước hết phải có nguồn nước sạch để rửa sau mỗi lần lội nước. Đặc biệt buổi tối phải rửa kỹ và lau khô các kẽ chân. Nếu cẩn thận, có thể ngâm chân chừng 10 phút trong nước lá chè (lá già, không dùng để uống), nước lá ổi, vỏ cây ổi, vỏ câybạch đàn, tràm…

Trong dân gian, để trị nước “ăn” chân, mỗi ngày nên ngâm chân 2 lần, mỗi lần 20 phút với một trong các thứ nước sau:

- các loại nước sắc nói trên, nhưng sắc đậm hơn, có pha 5% muối ăn.

- nước phèn chua bão hoà (một cục phèn chua bằng quả trứng trong 1lít nước sôi).

- lấy lá cỏ mực (nhọ nồi), muồng trâu, muồng ngủ giã nát, thêm một chén nước vắt lấy nước cốt bôi vào kẽ chân mỗi ngày vài lần.

- lấy lá trầu không hoặc búp ổi vò nát, sát nhẹ vào các ngón chân.

Còn theo Tây y, bôi các thuốc trị nấm như:

- Trosyd (Thioconazol) cream 1%, bôi 1-2lần/ngày trong 4 đến 6 tuần cho khỏi hẳn.

- Sporiline 1lần/ngày trong 6 tháng.

Có thể dùng thêm những loại thuốc uống để hỗ trợ, nhưng việc uống thuốc phải thận trọng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sưu tầm

Filed under: Bệnh ngoài da Tagged: nước ăn chân

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.