ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những bí mật gây sốc của cơ quan tình báo lớn nhất nước Anh
Tuesday, October 1, 2013 6:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trung tâm Kiểm soát viễn thông hay còn gọi là Cơ quan Tình báo tín hiệu Anh (GCHQ) là một thế giới riêng biệt của một cộng đồng gồm 6.100 người ở Cheltenham, Anh. Nơi đây chứa những căn phòng bí mật trên mặt đất và ngầm dưới lòng đất. Đặc biệt, ở GCHQ các chuyên gia có quyền hạn và khả năng giám sát trực tiếp “hệ thần kinh” của thế kỷ XXI và xâm nhập sâu vào cuộc sống của người dân.

Thông tin tình báo đến từ… smartphone

Ai cũng biết, GCHQ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chất lượng cho nhiều nơi, bao gồm Chính quyền Anh, MI-5 (cơ quan Tình báo nội địa), MI-6 (cơ quan Tình báo đối ngoại) và ưu tiên hàng đầu là NSA (cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ). Theo thông tin của phóng viên tờ The Guardian, mỗi năm GCHQ nhận được hàng chục triệu bảng Anh từ NSA và số tiền đó dùng để xây dựng và duy trì các khả năng thu thập  giải mã thông tin. Ngược lại, Mỹ có quyền sử dụng các chương trình của tình báo Anh.

Trong thời đại của các thiết bị thông minh, việc sử dụng không gian ảo của các mạng lưới tội phạm và các quốc gia khác nhằm tấn công bộ máy chính quyền cũng như các doanh nghiệp Anh đang mở ra một mặt trận mới vô cùng gay go cho GCHQ. Bởi vậy, GCHQ luôn có các sỹ quan liên lạc làm việc bên trong MI-5, MI-6 và SOCA (Cơ quan phòng chống tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức của Anh).

Tháng 6/2010, bộ phận mới có tên trung tâm phát triển Không gian mạng CDC được thành lập, chuyên phân tích các luồng dữ liệu khổng lồ lưu thông trên Internet và vệ tinh thu thập được. Đây cũng là giai đoạn chiến tranh trên không gian ảo diễn ra quyết liệt và có sức “công phá” mạnh mẽ. Vì vậy, GCHQ còn tự đặt cho mình sứ mệnh sát cánh với các lực lượng không – hải – lục quân của Anh để giải quyết các vấn đề liên quan đến mạng. “Liên minh” này nhận được 650 triệu bảng Anh chỉ để phục vụ an ninh mạng và một nửa số tiền đó “chảy” vào quỹ của GCHQ.

Trong khi, chiến tranh mạng đang là ưu tiên số một của GCHQ, cơ quan này cũng đối đầu với hai thách thức công nghệ đáng kể. Đó là sự bùng nổ sử dụng smartphone (điện thoại thông minh) và các hệ thống lập mã dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet nhằm bảo vệ sự riêng tư của những người dùng mạng.

Trong 20 năm qua, GCHQ chủ yếu tập trung giám sát máy tính bàn và laptop. Nhưng hiện nay, smartphone và máy tính bảng đang ngày càng trở nên phổ biến, giúp mọi người có thể tìm kiếm trên Internet ở bất cứ nơi đâu có tín hiệu 3G cũng như sử dụng hàng loạt các ứng dụng để giao tiếp với bạn bè và đồng nghiệp. Với sự quan sát nhanh nhạy, GCHQ nhanh chóng nhận ra một mặt trận mới. GCHQ đã đầu tư hàng triệu bảng Anh để phát triển các hệ thống “thu gom” và lưu trữ những khối lượng thông tin khổng lồ phát sinh từ smartphone và máy tính bảng.

Edward Snowden – cựu nhân viên CIA cũng tiết lộ những bí mật của GCHQ.

Theo một tài liệu của GCHQ, năm 2015 sẽ có hơn 90% luồng dữ liệu Internet lưu thông qua hàng trăm triệu smartphone trên toàn thế giới. Và, tài liệu này cũng tiết lộ, GCHQ đã lên kế hoạch ứng phó với một dự án “di động” mới được thiết kế nhằm “khai thác các thiết bị số di động”. Mục đích của GCHQ khi lập ra dự án này là thu thập càng nhiều thông tin từ web càng tốt. Họ cũng tận dụng triệt để các ứng dụng tinh tế của Google với trên 30 triệu người dùng, giúp cho GCHQ có thêm lợi thế khai thác mọi thiết bị di động.

Snowden làm lộ bí mật “giật mình” của GCHQ

Kể từ sau khi những tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden về các chương trình theo dõi, nghe lén và giám sát qua Internet, điện thoại của Mỹ, các tài liệu mật và các chương trình theo dõi của GCHQ cũng bị “lộ tẩy”. GCHQ đã “tấn công” hàng trăm ứng dụng smartphone, “gom góp” một lượng dữ liệu khổng lồ từ tin nhắn, email (thư điện tử) và những cuộc đàm thoại trên smartphone.

Thực ra, trước khi Snowden trở thành “người thổi còi”, cũng có vài người bên ngoài GCHQ biết đến “Tempora” – chương trình giúp cơ quan kiểm soát hệ thống cáp sợi quang chuyển tải dữ liệu các cuộc gọi điện thoại và Internet. “Tempora” là một chương trình cho phép GCHQ can thiệp vào các đường cáp quang ngầm dưới biển và thu thập những khối lượng dữ liệu khổng lồ, gọi là siêu dữ liệu Metadata. Bằng cách này, GCHQ có thể biết được người dùng truy cập mạng đã gửi email đến ai và các thông tin về người nhận cũng như người gửi. Đến lúc chương trình này “lộ diện”, người ta mới giật mình bởi chương trình đã hoạt động được 20 tháng. Theo tiết lộ của tờ The Guardian, trong tháng 5/2012, 300 chuyên gia phân tích của GCHQ và 250 chuyên gia của NSA đã tìm kiếm và xử lý dữ liệu thu thập được từ chương trình “Tempora”.

Tài liệu Snowden cung cấp cho báo giới còn có thông tin chi tiết về chương trình “tiếp vốn” của NSA dành cho GCHQ. Trong hai năm, 2011-2012, NSA đã chuyển gói 34,7 triệu bảng Anh khác cho GCHQ và khoảng một nửa số tiền này đã được GCHQ sử dụng để xây dựng một trong những cơ sở nghe lén của tình báo Anh ở đảo quốc Cyprus. Các tài liệu của Snowden còn tiết lộ, GCHQ đã nhận được những khoản tiền khá lớn từ Chính phủ Anh, đặc biệt từ bộ Nội vụ Anh.

Chính sự xuất hiện của Snowden cùng những tài liệu mật anh công bố, hiện nay, người dùng Internet rất lo sợ hành vi vi phạm sự riêng tư khi các công ty viễn thông lớn cho phép GCHQ quyền sử dụng không giới hạn các đường truyền cáp ngầm dưới biển của họ. Tờ The Guardian là một trong số ít các tờ báo được Snowden chọn lựa để công bố những tài liệu tuyệt mật. Snowden cho The Guardian biết, một số công ty viễn thông hàng đầu thế giới, bao gồm BT, Vodafone của Anh và Verizon Business của Mỹ cùng với bốn nhà cung cấp cỡ nhỏ khác bí mật hợp tác với GCHQ để cung cấp chi tiết về các cuộc gọi điện thoại, email và dữ liệu trên mạng xã hội Facebook của khách hàng.

Những sự thật này khiến GCHQ phải “muối mặt” và họ cũng lo ngại nhiều công ty viễn thông sẽ phải hứng chịu phản ứng mạnh từ những khách hàng giận dữ trước sự việc dữ liệu riêng tư và email của họ bị bí mật chuyển giao đến cho cơ quan tình báo.

Cần làm rõ mối quan hệ giữa các công ty viễn thông với GCHQ

Theo một nguồn tình báo tiết lộ, các công ty viễn thông “không có sự lựa chọn nào khác” ngoài việc hợp tác với chương trình thu thập dữ liệu mật của tình báo Anh và họ bị cấm tiết lộ về mối quan hệ “nhạy cảm” này. Nguồn tình báo này cũng cho hay, năm 2012, các công ty viễn thông đã giúp GCHQ giám sát khoảng 600 triệu cuộc gọi điện thoại mỗi ngày, kết nối với hơn 200 đường cáp và có thể xử lý dữ liệu trong một lần từ ít nhất 46 đường dây cáp trong số đó. Thậm chí, một tài liệu của GCHQ cảnh báo, nếu tên của các công ty viễn thông bị tiết lộ thì sẽ gây “hậu quả chính trị nghiêm trọng”.

Trước những thông tin bị rò rỉ liên quan đến các công ty viễn thông, người phát ngôn của Vodafone, một công ty viễn thông có tên trong danh sách các công ty cung cấp thông tin khách hàng cho GCHQ, tuyên bố: “Vodafone không để lộ bất cứ dữ liệu nào của khách hàng trừ khi luật pháp yêu cầu. Các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia thuộc trách nhiệm của chính quyền chứ không phải các công ty viễn thông”. Người phát ngôn cho Interoute, một công ty viễn thông khác, nói: “Cũng như mọi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở châu Âu, chúng tôi bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp địa phương và châu Âu, bao gồm những quy định bảo vệ dữ liệu của khách hàng. Nhưng thỉnh thoảng, chúng tôi cũng đáp ứng yêu cầu của các chính quyền, song mọi việc đều diễn ra trong khuôn khổ của luật pháp”.

Eric King, lãnh đạo bộ phận nghiên cứu cho tổ chức nhân quyền Privacy International, lên tiếng: “Chúng ta cần nhanh chóng làm rõ về mối quan hệ giữa các công ty viễn thông với GCHQ sâu xa đến mức nào trước khi quy hết mọi “tội lỗi” lên các công ty viễn thông”.

XKeyscore – “giáo sư biết tuốt”

Thông tin sau khi được GCHQ thu thập từ smartphone và máy tính bảng sẽ được các chuyên gia phân tích sử dụng phần mềm XKeyscore của NSA. XKeyscore vốn là công cụ lợi hại, kiểm soát mọi hoạt động của người dùng Internet, như thư điện tử, tán gẫu (chat), tên người dùng, danh sách bạn bè, lịch sử cuộc gọi cho đến cả thông tin cá nhân của hàng triệu người trên khắp thế giới. Tóm lại, với Xkeyscore, NSA có thể biết được mọi thâm cung bí sử, thậm chí cả những ý nghĩ, ý tưởng của từng cá nhân ngay từ trong trứng nước. Bởi lượng thông tin XKeyscore thu được quá lớn nên người ta còn gọi nó là “giáo sư biết tuốt” của NSA.

Hồng Nhung 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.