ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infotv.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nâng cấp quản lý với bán hàng đa cấp?
Wednesday, October 2, 2013 23:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Để quản lý được thực tế rối rắm, phức tạp của kinh doanh đa cấp, dự thảo sửa đổi Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo hướng chặt chẽ hơn. Trong đó, đáng kể nhất là dự thảo đã có nội dung sẽ ngăn chặn các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức kim tự tháp.

“Kim tự tháp ảo” nhiều hệ luỵ

Tại Việt Nam, bán hàng đa cấp là lĩnh vực kinh doanh mới mẻ, nhưng thời gian qua lại có nhiều biểu hiện “nở rộ” theo chiều hướng xấu. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, trước đây cả nước có hơn 90 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp, thì nay rút xuống còn 61 doanh nghiệp. Trong số đó, có 3 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh vĩnh viễn vì những sai phạm nghiêm trọng.

Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lí hoạt động bán hàng đa cấp, tại Điều 2 quy định: Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp bậc khác nhau. Người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của họ trong mạng lưới tổ chức và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận. Phương thức hoạt động của bán hàng đa cấp là trực tiếp bán hàng đến tay người tiêu dùng mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Hình thức bán hàng này sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí từ sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa, quảng cáo…

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ hiện nay chưa có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể về hoạt động này, do thế đã đem đến khá nhiều hệ luỵ không mong muốn cho các quốc gia mà hình thức bán hàng đa cấp mới xuất hiện, trong đó có Việt Nam. Những vụ việc đình đám tại Muaban24, Tâm Mặt Trời, và gần nhất là Thiên Ngọc Minh Uy … cho thấy hoạt động bán hàng đa cấp đã bị “biến tướng”, khiến cho việc quản lý trở nên khó khăn.

Theo một cán bộ của Cục quản lý cạnh tranh, hoạt động kinh doanh đa cấp hiện nay chủ yếu chỉ thực hiện ở mặt nổi. Tức là các thành viên chỉ chú trọng phát triển người mới để ăn hoa hồng thông qua việc người mới phải mua hàng hóa theo quy định của công ty. Thậm chí trong một số vụ việc đã bị phát hiện, thì là lừa nhau để kiếm tiền. Có không ít công ty được lập ra chỉ huy động người tham gia để chiếm dụng vốn, không phải để bán sản phẩm. Do vậy, chỉ cần một mắt xích ở thượng tầng chuỗi đa cấp biến mất, lập tức hệ thống sụp đổ, hàng trăm, hàng ngàn người bị mất tiền oan. Đây chính là điển hình của mô hình “hình tháp ảo”trong kinh doanh đa cấp ở nước ta.

Đến nay chỉ có Nghị định 110/2005/NĐ-CP và Thông tư 19/2005/TT-BTM quy định đầy đủ nhất về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, cả hai văn bản trên đều đã ra đời từ 8 năm trước, bộc lộ nhiều bất cập, quá nhiều kẽ hở, không đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của ngành bán hàng đa cấp. Hệ quả là nhiều công ty đa cấp dù bị tai tiếng bởi những mánh khóe kinh doanh mờ ám vẫn ngang nhiên hoạt động. 

Sẽ chặn “tháp ảo” ?

Theo Dự thảo sửa đổi Nghị định 110/2005/NĐ-CP thì có khá nhiều điểm đưuọc bổ sung, sửa đổi. Cụ thể, dự thảo đề xuất cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải đóng tiền hay mua hàng để được quyền tham gia mạng lưới. Cấm kinh doanh theo mô hình “kim tự tháp”. Ngược lại, dự thảo cũng dự kiến quy định người tham gia cũng không được cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

Theo ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương, bổ sung quy định cấm các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức kim tự tháp là tiếp thu kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên thế giới. Vì đây là loại hình tập trung vào các nguồn thu không chính đáng, thu phí gia nhập, phí gia hạn hợp đồng… Theo hình thức này, hàng hóa không được đưa vào kinh doanh và đến tay người tiêu dùng, mà doanh thu của các công ty chủ yếu đến từ việc đóng phí gia nhập của người tham gia. Do vậy, chỉ tới một mức độ nhất định thì mô hình sẽ “nổ”, và gây thiệt hại nặng cho những người tham gia. Cũng theo ông Nam, dự thảo sẽ đề xuất nâng mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp lên, nâng mức ký quỹ lên 5 tỷ đồng và bằng tiền mặt (trước đây quy định ký quỹ 1 tỷ đồng thông qua bảo lãnh ngân hàng hoặc thế chấp bằng tài sản).

Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi này cũng vấp phải nhiều ý kiến phản ứng từ phía doanh nghiệp. Đại diện một doanh nghiệp cho rằng, bản chất của việc kinh doanh đa cấp là dựa trên mô hình “kim tự tháp”. Từ trước đến nay, đó luôn là mô hình tối ưu để phát triển mạng lưới thành viên. Trong đó, một trong những nguồn thu nhập của người tham gia là xuất phát từ hoạt động tuyển dụng người tham gia mới, gia hạn hợp đồng của người đã tham gia, phân chia các khoản phí hoặc tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới. Do vậy, cấm xây dựng mô hình “kim tự tháp” thực tế là triệt tiêu hoạt động đa cấp.

InfoTV
Thủy Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.