[Kiến nghị] Lao động nữ được hưởng 2 chế độ khi sinh nở và đồng thời bị thất nghiệp
Friday, October 11, 2013 3:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Đó là đề nghị của ông Nguyễn Hùng Cường – Phó ban Chính sách, BHXH Việt Nam tại Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ngày 10.10.
Theo Bộ LĐTBXH, sau 5 năm thực hiện chính sách BHTN, đến ngày 20.9 trên toàn quốc đã có gần 1,4 triệu lượt người đăng ký BHTN, trong đó hơn 1,2 triệu người đã được nhận BHTN. Tuy nhiên, thái độ của doanh nghiệp và người dân về tuân thủ các chính sách BHXH nói chung và BHTN nói riêng chưa cao.
“Để đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng đóng và đối tượng thụ hưởng, BHXH Việt Nam cũng đã tính toán kiến nghị nếu lao động nghỉ sinh, đồng thời cũng bị thất nghiệp thì có thể được hưởng cùng một lúc 2 chế độ”- ông Cường nói.
Theo Minh Nguyệt
Dân Việt
(Chú thích: 2 chế độ gồm trợ cấp thai sản và trợ cấp thất nghiệp).
Trợ cấp thai sản
Điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định, lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; mức hưởng chế độ thai sản; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh quy định tại Điều 34 và Điều 37 Luật BHXH như sau:
- Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
- Người lao động hưởng chế độ thai sản khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Trợ cấp thất nghiệp
Điều 82. Trợ cấp thất nghiệp
1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
|