ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hiểu thêm về khái niệm “trần nợ”
Saturday, October 12, 2013 2:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hiểu thêm về khái niệm “trần nợ”
Nghe thấy cụm từ “trần nợ”, người ta dễ dàng hình dung về chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc và những khuôn khổ cứng nhắc áp đặt lên chi tiêu của chính phủ. Trên thực tế, cụm từ này đã xuất hiện từ cách đây gần một thế kỷ, nhưng là với một mục đích hoàn toàn trái ngược: giúp Washington đi vay tiền một cách dễ dàng hơn. Giờ đây, trần nợ lại trở thành một “vũ khí” chính trị được đảng Cộng hòa coi là công cụ hữu hiệu nhất trong cuộc chiến về ngân sách và cả những cuộc chiến về quy mô và phạm vi hoạt động của chính phủ liên bang. 
Mỹ đang nợ bao nhiêu?
Trần nợ của Mỹ hiện đang ở mức 16.700 tỷ USD. Đây là mức được Bộ Tài chính Mỹ cho là không đủ để trang trải cho các trái phiếu sẽ đáo hạn vào giữa tháng này. Nếu Quốc hội không nâng trần nợ, Mỹ sẽ phải đối mặt với vụ vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử. Năm 2011, cuộc chiến trần nợ đã khiến hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s lần đầu tiên hạ bậc xếp hạng của Mỹ. 
Hiểu thêm về khái niệm “trần nợ” (1)

Nợ công của Mỹ (đơn vị: nghìn tỷ USD)

Tuy nhiên, dường như hiệu ứng chỉ lan tỏa ở phạm vi nhỏ. Nội các của ông Obama và nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng vỡ nợ sẽ là thảm họa, nhưng đó không phải là điều mà cuộc chiến hiện nay đang hướng tới. 
Đây là cuộc chiến về chi tiêu ngân sách và tương lai của các chương trình phúc lợi mục tiêu (entitlement programs). Đảng Cộng hòa đang yêu cầu phải hoãn hoặc ngừng cấp vốn cho Obamacare đồng thời cắt giảm trong dài hạn đối với Medicare và Medicaid. Trong khi đó, đảng Dân chủ tuyên bố không đàm phán về trần nợ. Trước khi giải quyết vấn đề trần nợ, Quốc hội và Tổng thống Obama đã bỏ lỡ một hạn chót tài khóa khác: 1/10 – khi năm tài khóa kết thúc. Kéo theo điều này là phần lớn các chương trình của chính phủ và các cơ quan liên bang hết tiền và phải đóng cửa. 
Trần nợ được đặt ra từ khi nào?
Giới hạn về nợ liên bang được đặt ra từ năm 1917, nhằm dễ dàng tài trợ cho Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng cách nhóm các loại trái phiếu thành các loại khác nhau. Việc này cũng giảm bớt gánh nặng lên Quốc hội. Trước đó, các nhà làm luật sẽ thông qua từng loại trái phiếu một, trong đó có cả những khoản vay dùng để đầu tư vào kênh đào Panama.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939, Quốc hội Mỹ lần đầu tiên đặt ra giới hạn tổng hợp cho tất cả các loại nợ, và đều đặn nâng giới hạn nợ cho tới năm 1953. Đây là năm mà ý tưởng nâng giới hạn nợ bị kẹt ở Thượng viện trong nỗ lực ngăn cản cựu Tổng thống Dwight Eisenhower (thuộc phe Cộng hòa) xây dựng hệ thống đường cao tốc xuyên quốc gia. 
Cách đây 2 năm, đảng Cộng hòa bắt đầu sử dụng giới hạn về nợ như một đòn bẩy để buộc Tổng thống Obama phải làm theo ý của đảng này. Kết quả là nước Mỹ đưa ra Đạo luật Kiểm soát ngân sách 2011 với những quy định về cắt giảm chi tiêu đối với các chương trình quân sự và chi tiêu nội địa cân nhắc theo ý muốn của chính phủ (discretionary domestic spending). 
Hiểu thêm về khái niệm “trần nợ” (2)
Những mâu thuẫn giữa hai đảng về vấn đề trần nợ luôn khiến nước Mỹ tốn nhiều thời gian với những tình tiết gay cấn. Năm 2006, Thượng viện thông qua nâng trần nợ nhưng tất cả các nghị sĩ đảng Dân chủ đều bỏ phiếu trống, trong đó có Tổng thống Obama. 
Nên dỡ bỏ trần nợ?
Chí ít thì vẫn có một điều rõ ràng về trần nợ: trần nợ không thể hạn chế được nợ liên bang. Trần nợ nằm trong tay Quốc hội bởi đây là cơ quan quyết định mức thuế và chi tiêu ngân sách. Cũng chính Quốc hội đi vay tiền khi thu không đủ bù chi. Nâng trần nợ chỉ đơn giản là động thái cho phép chính phủ trả tiền cho những gì đã mua trước đó. 
Kết quả là, một số chuyên gia về ngân sách và giới bình luận muốn bãi bỏ trần nợ, cho rằng cuộc chiến ở Quốc hội khiến người nộp thuế mất tiền vì nền kinh tế bấp bênh trong bối cảnh vốn đã không thuận lợi. Trong khi đó, những người ủng hộ trần nợ lại cho rằng hệ lụy đã bị thổi phồng. Trần nợ đang được sử dụng làm công cụ để mặc cả, đổi lấy cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh nợ của Mỹ ở mức cao kỷ lục.
Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.