Giả định mới “vén màn bí mật” về Người Tuyết vừa được các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Oxford công bố.
Vừa qua, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Oxford (Anh) đã tuyên bố giải mã thành công bí ẩn về Người Tuyết Yeti – một sinh vật huyền bí thuộc giống vượn được cho là sống trên dãy núi Himalaya, khu vực của Nepal và Tây Tạng.
Giáo sư di truyền học Bryan Sykes thuộc ĐH Oxford đã thu thập và sử dụng công nghệ DNA để phân tích mẫu lông tìm thấy được cho là của 2 sinh vật Yeti. Hai mẫu lông này đều có màu nâu, một mẫu lông được phát hiện ở khu vực Ladakh, phía Tây Himalaya và một mẫu đến từ Bhutan, cách đó 1.280km về phía Đông.
Mô tả hình dáng của Người Tuyết Yeti trong rừng.
Kết quả nghiên cứu này sẽ được đem so sánh với bộ gene của các sinh vật khác về chuỗi ADN đang được lưu trữ trong kho dữ liệu. Cuối cùng, giáo sư Sykes đã tìm ra sự trùng khớp DNA 100% giữa mẫu lông của sinh vật bí ẩn trên với mẫu xương hàm gấu Bắc Cực cổ được tìm thấy ở Svalbard, Na Uy.
Mẫu vật cổ này có niên đại khoảng 40.000 – 120.000 năm, đó là thời điểm khi gấu Bắc Cực và gấu nâu có mối liên quan chặt chẽ, gần gũi gần bắt đầu tách ra thành các loài khác nhau.
Giáo sư Sykes tin rằng, Người Tuyết Yeti thực chất là sinh vật lai giữa gấu Bắc Cực và loài gấu nâu.
Giáo sư Sykes tin rằng, Người Tuyết Yeti thực chất là sinh vật lai giữa gấu Bắc Cực và loài gấu nâu. Ông chia sẻ: “Đây quả là một kết quả thú vị và hoàn toàn bất ngờ với tất cả chúng ta. Tôi cho rằng, sinh vật lai này vẫn đang cư trú, lang thang trên dãy Himalaya”.
Nghiên cứu sâu thêm, giáo sư phát hiện trong một bản thảo Tây Tạng 300 tuổi có ghi rằng “Yeti là con gấu sống ở khu vực miền núi khắc nghiệt”. Điều này càng khẳng định, kết quả nghiên cứu của giáo sư Sykes là có cơ sở.
Theo Tri Thức Trẻ
2013-10-19 04:32:06
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/giai-ma-thanh-cong-bi-an-nguoi-tuyet-yeti-a109801.html