>>> Phát hiện mới về “thức ăn ưa thích” của khủng long bạo chúa
Loài khủng long to lớn, ăn thực vật (bao gồm thằn lằn) đông đúc hơn nhiều so với những loài động vật có vú khổng lồ, cũng ăn thức vật và sống trên cạn. Những con thằn lằn lớn nhất thường nặng hơn 30 tấn. Nghiên cứu cho thấy, lý do cho sự khác biệt này có thể nằm ở cấu trúc xương của chúng.
Mô phỏng hình ảnh khủng long Tyrannosaurus rex. (Ảnh: AP)
Nhà nghiên cứu Matthew Bonnan thuộc Đại học Richard Stockton, New Jersey, Mỹ và đồng nghiệp đã đo chiều rộng của phần cuối xương đùi và xương cánh tay của động vật có vú, khủng long và con cháu của chúng (các loài bò sát và các loài chim ngày nay) để quan sát sự thay đổi của các khớp khi kích thước của con vật tăng lên.
Ông Bonnan ví sụn như tấm cao su trải dài trên đầu cứng của xương để đệm cho xương. Xương của động vật có vú phát triển tròn ở các cạnh, sụn trải dài, mỏng và căng trên bề mặt xương còn xương khủng long càng có nhiều lớp sụn khi kích thước con vật tăng lên.
“Không chỉ giúp phân bố đồng đều áp lực, các khớp xương còn có thế tự biến dạng một chút để có thể chịu được trọng lượng lớn hơn”, ông Bonnan nói.
Nhiều loài bò sát và các loài chim hiện nay cũng có cấu trúc khớp xương linh hoạt như vậy.