ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infotv.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dự án công trình cầu, đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện: Bộ GTVT ra văn bản đánh đố doanh nghiệp
Thursday, October 10, 2013 0:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Công ty TNHH Sơn Trường vừa đề xuất và “được” Bộ GTVT cho phép thi công đường và cầu Tân Vũ – Lạch Huyện (Hải Phòng) với tổng chi phí không quá 1.000 tỷ đồng. Nhưng 10 ngày sau, chính Bộ GTVT lại khẳng định đề xuất của Công ty đã được bộ cho phép ấy là… không khả thi. 

Cho phép được… không khả thi?

Ngày 26/9/2013, Bộ GTVT gửi công văn số 10228/BGTVT-CQLXD đóng dấu hoả tốc tới Công ty TNHH Sơn Trường (Hải Phòng). Nội dung công văn có đoạn thế này: “Bộ GTVT thống nhất về chủ trương giao Công ty TNHH Sơn Trường thi công công trình cầu, đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện theo thiết kế đã được phê duyệt, với tổng mức đầu tư không vượt 1.000 tỷ đồng”.

“Thiết kế đã được phê duyệt” mà văn bản của Bộ GTVT nhắc tới là thiết kế lập bởi Liên danh tư vấn OC-JBSI-Nippon Koei của Nhật Bản. Theo đó, Dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện có chiều dài 15,63 km, quy mô đường cấp III đồng bằng với 4 làn xe. Trong đó, phần đường dẫn dài 10,19 km, phần cầu dẫn dài 4,953 km, phần cầu chính dài 490m. Dự án có tổng vốn đầu tư 11.849 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản.

Ra công văn giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án tổng vốn đầu tư 11.849 tỷ đồng với “giá” 1.000 tỷ đồng đã là kiểu “cho phép” thiếu bình thường của Bộ GTVT. Nhưng hành xử tiếp theo của Bộ thì lại càng… kỳ lạ. 10 ngày sau khi ra công văn 10228/BGTVT-CQLXD, chiều 4/10/2013, Bộ GTVT họp báo thường kỳ thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, và nhiệm vụ những tháng cuối năm 2013. Thứ trưởng Trương Tấn Viên chủ trì cuộc họp báo lần này đã thẳng thừng khẳng định không thể thi công dự án với chi phí 1.000 tỷ đồng.

“Nếu tạm lấy suất vốn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng công bố cho các công trình có điều kiện thi công thông thường, chưa xét tới các điều kiện thi công trên biển đặc biệt khó khăn của dự án, thì chỉ riêng chi phí xây dựng (của dự án) ước tính tối thiểu đã khoảng 6.221 tỷ đồng. Do vậy, đề xuất của Công ty TNHH Sơn Trường thực hiện toàn dự án không vượt quá 1.000 tỷ đồng là bất hợp lý, hoàn toàn thiếu tính khả thi” – Thứ trưởng Trương Tấn Viên nhấn mạnh.

Trong khi đó thì chính Thứ trưởng Trương Tấn Viên lại là người đã ký công văn 10228/BGTVT-CQLXD cho phép Công ty TNHH Sơn Trường được thi công dự án với chi phí 1.000 tỷ đồng. Và cho đến thời điểm Thứ trưởng khẳng định “ý tưởng 1.000 tỷ” công văn ấy thiếu tính khả thi, lại chưa có văn bản nào thay thế công văn cho phép của Bộ. Thế nên, Bộ đã tạo một sự kiện “xưa nay hiếm” trong quản lý nhà nước ở cấp bộ, đó là ra công văn cho phép doanh nghiệp được thực hiện cái mà chính Bộ khẳng định là… không khả thi.

Sơn Trường đề xuất cái gì?

Theo Công văn 19/08/2013/CV-ST ngày 19/8-2013 của Công ty TNHH Sơn Trường gửi Bộ GTVT, thì công ty này kiến nghị như sau: “không sử dụng vốn vay ODA và thay đổi thiết kế cũ sao cho vừa thoả mãn các thông số kỹ thuật nhưng tổng mức đầu tư không vượt quá 1.000 tỷ đồng”.

Đề nghị tiếp nữa là “Nếu được Chính phủ đồng ý, đề nghị Chính phủ thuê tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm thiết kế, hoặc thẩm tra. Công ty TNHH Sơn Trường xin được nhận thi công trong vòng 15 tháng. Nếu phương án mới có mức kinh phí cao hơn 1.000 tỷ đồng thì Công ty TNHH Sơn Trường xin tự chịu số phát sinh đó. Để khẳng định phương án tối ưu như trên, kính mong Chính phủ cho phép chỉ đạo tổ chức buổi hội thảo có các công ty tư vấn độc lập với sự tham gia của các ban ngành địa phương có liên quan để Công ty TNHH Sơn Trường được trình bày các vấn đề cụ thể nêu trên”.

Ngày 26/9/2013, Thứ trưởng đã ký công văn 10228/BGTVT-CQLXD cho phép Công ty TNHH Sơn Trường được thi công dự án với chi phí 1.000 tỷ đồng. Nhưng căn cứ công văn của Công ty Sơn Trường, thì có thể thấy nội dung cho phép do Thứ trưởng ký là tuỳ tiện và không đúng với đề xuất của doanh nghiệp.

Theo ông Tạ Quyết Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Sơn Trường – ý tưởng đề xuất cụ thể của Công ty là thay đổi hướng tuyến đường và cầu Tân Vũ – Lạch Huyện đã được Bộ GTVT phê duyệt, đồng thời rút ngắn khẩu độ, tĩnh không cầu trên tuyến để vừa đảm bảo dòng chảy, giao thông thủy, vừa áp dụng được phương pháp thi công phù hợp, và giảm được tổng chi phí đầu tư. Từ đó đạt khả năng không cần phải vay vốn ODA mà vẫn thi công được dự án.

Điều khiến ông Thắng đề nghị xem xét lại dự án đã được Bộ GTVT là vì theo ông, thi công công trình hạ tầng bằng vốn vay ODA là quá đắt. “Chẳng hạn Dự án xây dựng cầu Nhật Tân dài 8.950m có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng từ nguồn ODA Nhật Bản. Nhưng với dự án cầu Vĩnh Tuy có tổng chiều dài gần 15 km. Trong đó phần cầu qua sông dài 3.690 m, chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m – rộng nhất Việt Nam – thì tính cả phần trượt giá do thời gian thi công kéo dài cũng chỉ hết khoảng 5.500 tỷ đồng. Lợi hay hại của ODA thế nào đã nhìn thấy rõ. Do thế mà chúng tôi không muốn vay ODA để làm đường và cầu Tân Vũ – Lạch Huyện, mà chỉ hy vọng người Việt chúng ta tự tìm cách thi công lấy cho phù hợp” – ông Thắng nói. Ý tưởng ấy, hoá ra lại gây khó chịu cho Bộ GTVT.

InfoTV
Theo Trọng Nhân/ Thời báo Doanh nhân

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.