1. Đảm bảo uống dung dịch bù nước đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.
2. Thức uống để thoát khỏi tiêu chảy là một hỗn hợp muối và đường pha với nước lọc. Tránh các thức uống không lành mạnh như nước sô-đa và nước ngọt.
3. Dinh dưỡng khi mẹ bầu bị tiêu chảy là ăn uống các loại thực phẩm như bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.
Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn bánh mỳ nướng
4. Sữa chua là một trong những sản phẩm từ sữa mẹ bầu có thể ăn để giúp loại bỏ tiêu chảy. Sữa chua tốt cho mẹ bầu khi mẹ bầu bị tiêu chảy, bởi vì nó có chứa một số vi khuẩn tiêu hóa.
5. Không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả).
6. Không ăn thực phẩm nhiều dầu hoặc bơ để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
7. Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy.
Các nguyên nhân gây tiêu chảy
1. Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai
2. Virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.
3. Ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm và nước uống. Một số ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
4. Các loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
5. Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.
6. Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai có thể được gây ra bởi sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
7. Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.
Điều trị tiêu chảy trong thời gian mang thai
Hầu hết tiêu chảy nhẹ khi mang thai sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước là cả một vấn đề. Phụ nữ mang thai có thể bị mất nước chỉ trong thời gian ngắn. Khi đó, dùng các dung dịch bù nước đường uống như Pedialyte có thể giúp ngăn ngừa mất nước.
Trường hợp cần đi khám ngay
1. Tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày hoặc lâu hơn.
2. Phụ nữ mang thai bị sốt và nôn.
3. Phân có chứa máu.
4. Bị đau bụng dữ dội.
5. Không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng.
2013-10-14 10:00:05
Nguồn: http://suckhoevadoisong.org/dinh-duong-khi-me-bau-bi-tieu-chay/