ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: vietbao.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dấu hỏi cho Trung tâm đào tạo trẻ VFF?
Sunday, October 20, 2013 20:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đã 6 năm ra đời, Trung tâm đào tạo trẻ VFF chưa cho ra lò dàn cầu thủ nào chất lượng như tên gọi, trái lại chỉ chăm lo việc cho thuê sân để lấy lợi nhuận không hơn không kém.

Xây trung tâm chỉ để xin tiền Nhà nước?

Cùng ra đời vào năm 2007, Trung tâm đào tạo trẻ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) có trọng trách xây dựng các tuyến trẻ cho bóng đá nước nhà. Tổng giá trị đổ ra lên đến 140 tỉ đồng với sự đóng góp đến 80-85% từ ngân sách nhà nước, còn lại là kinh phí VFF đổ ra. Nhìn như thế, chính phủ đã giải ngân đến 100 tỉ vào công trình mang tính vĩ mô, tạo nền móng cho sự đi lên của bóng đá nước nhà. Có thể thấy sự khang trang của trung tâm với 4 sân cỏ tự nhiên và nhân tạo 11 người, phòng gym, 2 khu nhà ở tiện nghi….

Nhưng qua 6 năm phát triển, Trung tâm đào tạo trẻ VFF mới cho ra mắt đội U16 nam và U19 nữ hướng đến Asian Games 2019. Đáng nói là lễ ra mắt chỉ cách đây có 1 tháng, còn 6 năm qua từ lãnh đạo đến cán bộ trung tâm chăm lo việc cho thuê sân để thu lại kinh phí. Còn cơ bản nhà cửa, sân bãi trong chính sách đào tạo lứa cầu thủ trẻ tài năng cho đội tuyển lại bị bỏ quên.

Nguyên nhân từ việc Bộ tài chính chưa xét duyệt kinh phí để mở các lớp đào tạo là lời giải thích từ lãnh đạo VFF, nên vạn bất đắc dĩ VFF chỉ lấy quân các trung tâm đào tạo các câu lạc bộ đưa lên, chứ chưa có hình thức thi tuyển như một số học viện của Sông Lam Nghệ An, Viettel, Quỹ đầu tư và phát triển bóng đá Việt Nam (PVF) đã làm thời gian qua.

Ảnh minh họa

Lời giải thích lãnh đạo VFF thì Trung tâm đào tạo trẻ VFF ra đời chủ yếu
phục vụ việc cho thuê sân kiếm tiền chứ không quá nặng việc đào tạo cầu thủ

Dư luận càng nghi ngờ sự lãng phí, bỏ quên công trình trị giá 140 tỉ tại Trung tâm đào tạo trẻ VFF, khi Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG của bầu Đức thu lại tiếng vang lớn sau khi khánh thành vào năm 2007. Cũng ra mắt như Trung tâm đào tạo trẻ VFF, nhưng học viện của bầu Đức đã cho ra lò những cầu thủ tài năng như Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn… đã và đang gây tiếng vang trong màu áo tuyển U19 Việt Nam.

Đến khi dư luận đặt dấu hỏi cho sự tồn tài và đóng góp của Trung tâm đào tạo trẻ VFF, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ mới thừa nhận qua bài phỏng vấn với báo Tuổi trẻ vừa qua: “Tôi nghĩ do tên gọi của Trung tâm nên dư luận đã hiểu không chính xác. Ra đời năm 2007, lẽ ra nơi này có tên là Trung tâm Tập huấn bóng đá quốc gia nhằm giúp các đội tuyển quốc gia có nơi ăn tập chuẩn bị cho các giải đấu quốc tế. Tuy nhiên, để có được sự đầu tư kinh phí của Nhà nước cũng như từ FIFA cho việc đào tạo bóng đá trẻ, chúng tôi đã đặt tên là Trung tâm đào tạo trẻ VFF”.

Qua câu trả lời của ông Hỷ cho thấy VFF gần như mở Trung tâm đào tạo trẻ VFF không phải ý định xây dựng những đội tuyển trẻ chất lượng cho bóng đá nước nhà, mà chỉ xin thêm hỗ trợ của Nhà nước nhằm có một trung tâm tiện nghi, chất lượng phục vụ sân bãi cho việc kinh doanh bóng đá không hơn không kém trong 6 năm đã qua.

Thất vọng cho Trung tâm đào tạo trẻ VFF!

Là đơn vị quản lý bóng đá nước nhà, VFF đáng lý ra phải có những hành động, việc làm cho sự phát triển chung của bóng đá nước nhà. Nếu nhìn sự thành công của Học viện Hoàng Anh Gia Lai (HA.GL) Arsenal JMG vốn từ túi tiền riêng của bầu Đức, càng cảm thấy sự phung phí số tiền từ tiền thuế nhân dân đóng góp để xây Trung tâm đào tạo trẻ VFF.

Có cái tên mĩ miều, hoánh tráng nhưng Trung tâm đào tạo trẻ VFF chỉ lo kiếm tiền hơn việc tìm ra những tài năng lớn cho bóng đá nước nhà. Để rồi VFF mất đi sự tin tưởng và hy vọng từ dư luận, trong khi Học viện của bầu Đức lại tạo ra tiếng vang lớn bằng chính công sức cá nhân của bầu Đức.

Sự khập khiêng ở đây là VFF đã dùng tiền của dân vào việc không chính đáng, kiếm lợi nhuận về riêng cho VFF. Còn việc đào tạo trẻ, xây dựng những đội tuyển mạnh đủ sức vô địch Đông Nam Á lẫn tiến ra châu lục, thế giới cho những ông bầu ham mê bóng đá. Chính nghịch lý ấy khiến bóng đá Việt Nam đang đi xuống trong vài năm trở lại đây, khi các câu lạc bộ cũng bị ảnh hưởng cách làm quá thiên về vật chất của VFF.

Ảnh minh họa

Học viện HA.GL Arsenal JMG của bầu Đức không tốn đồng tiền thuế nào
nhà nước lại sản sinh dàn cầu thủ tài năng cũng trong 6 năm hoạt động vừa qua

Chỉ có đào tạo con người mới hi vọng xây dựng nền bóng đá khỏe mạnh, chứ không phải mỗi việc chăm lo kiếm tiền và mua bán cầu thủ vô tội vạ như hiện tại. Chính bầu Đức từng có thời bỏ tiền mua cầu thủ giỏi để tìm kiếm danh hiệu, nhưng rồi ông bầu nghành ôỗ lại quay trở lại việc định hướng, xây dựng Học viện đào tạo cầu thủ trẻ mang tiêu chuẩn thế giới khi liên kết với câu lạc bộ nước Anh Arsenal.

Còn VFF ngược lại bị mờ mắt bởi lợi nhuận thu được từ cho thuê sân bãi, nên đổi từ Trung tâm tập huấn bóng đá quốc gia trở thành Trung tâm đào tạo trẻ, chỉ để xin thêm hỗ trợ từ Nhà nước là điều đáng buồn nhất. Chẳng trách bóng đá Việt Nam vẫn cứ đi lệch chuẩn và sụp đổ có hệ thống như thời điểm vừa qua của bóng đá.

VFF không chỉ thiếu trách nhiệm với tiền thuế của nhân dân mà còn cả sự quan tâm đầu tư cho bóng đá nói riêng và thể thao nói chung, từ việc xây dựng Trung tâm đào tạo trẻ VFF là ví dụ.

Đức Thọ

Việt Báo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.