ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
17 vụ đóng cửa chính phủ Mỹ trong lịch sử
Tuesday, October 1, 2013 19:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ tư 02/10/2013 09:00

Kể từ năm 1976 – thời điểm Quốc hội Mỹ được trao quyền quyết định gói tài chính duy trì hoạt động của chính phủ, lịch sử nước Mỹ đã ghi nhận 17 lần đóng cửa chính phủ.

Khoản chi trả bảo hiểm cho các ca nạo phá thai từng khiến nhiều lần Quốc hội Mỹ tranh cãi gay gắt

1. Thời gian: 30/9 – 11/10/1976
Tổng thống: Gerald Ford
Đứng đầu Thượng viện: Mike Mansfield – Đảng Dân chủ
Đứng đầu Hạ viện: Carl Albert – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Tổng thống Ford phủ quyết dự luật ngân sách cho Bộ Lao động và Y tế,  Giáo dục, Phúc lợi xã hội (HEW) khi cho rằng khoản tiền chi không cân xứng với các bộ ban nghành khác.

Cách giải quyết: Ngày 1/10, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ ý kiến của Tổng thống Ford và khoản chi ngân sách được phê duyệt, đồng thời ban hành luật cân đối chi tiêu giữa các bộ ban ngành trong chính phủ.

2. Thời gian: 30/9 – 13/10/1977
Tổng thống: Jimmy Carter
Đứng đầu Thượng viện: Robert Byrd – Đảng Dân chủ
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Hạ viện giữ nguyên quan điểm cấm sử dụng ngân sách y tế (Medicaid) chi trả cho các ca nạo phá thai ngoại trừ trường hợp tính mạng người mẹ gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, Thượng viện muốn nới lỏng quy định trên để trợ cấp cho những trường hợp phá thai do bị hãm hiếp hoặc sức khỏe người mẹ gặp nguy hiểm.

Cách giải quyết: Luật Medicaid được duy trì tới ngày 31/10 và thời điểm đóng cửa chính phủ chấm dứt, tạo thêm thời gian cho các nhà đàm phán giải quyết vấn đề.

3. Thời gian: 31/10 – 9/11/1977
Tổng thống: Jimmy Carter
Đứng đầu Thượng viện: Robert Byrd – Đảng Dân chủ
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Thời gian trao đổi về một phương án tạm thời chấm dứt những tranh cãi xung quanh khoản chi trả y tế nạo phá thai không đủ.

Cách giải quyết: Tổng thống Carter đã ký một dự luật tạm thời kéo dài thêm thời gian để Quốc hội giải quyết vấn đề.

4. Thời gian: 30/11 – 9/12/1977
Tổng thống: Jimmy Carter
Đứng đầu Thượng viện: Robert Byrd – Đảng Dân chủ
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Thời hạn kéo dài thời gian đàm phán cho phương án tạm thời thứ hai chấm dút những tranh cãi xung quanh chi trả tiền bảo hiểm cho các ca nạo phá thai, đã đi tới ngày cuối mà vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Thực tế, Hạ viện phản đối đề xuất của Thượng viện về việc dùng khoản Medicaid chi trả cho các ca nạo phá thai bị hãm hiếp.

Cách giải quyết: Thỏa thuận cuối cùng được đưa ra cho phép Medicaid chi trả cho các ca nạo phá thai mà sức khỏe người mẹ gặp nguy hiểm bao gồm nạn nhân của các vụ hãm hiếp hoặc trong trường hợp bảo vệ sức khỏe người mẹ (ngay cả khi tính mạng không gặp nguy hiểm).

5. Thời gian: 30/9 – 18/10/1978
Tổng thống: Jimmy Carter
Đứng đầu Thượng viện: Robert Byrd – Đảng Dân chủ
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Quốc hội Mỹ thông qua dự luật quốc phòng bao gồm khoản ngân sách cho các tàu sân bay hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Carter đã phủ quyết dự luật trên. Thậm chí, ông Carter còn phủ quyết cả dự luận chi công khi cho rằng các dự án cấp nước là hoang phí. Đặc biệt, khoản chi cho HEW cũng một lần nữa bị trì hoãn xung quanh tranh cãi về việc chi trả cho các ca nạo phá thai.

Cách giải quyết: Một dự luận quốc phòng mới được thông qua ngoại trừ khoản chi cho lực lượng tàu sân bay hạt nhân cũng như các dự án nước mà Tổng thống Carter không chấp thuận. Tượng tự như nghị quyết được đưa ra 1 năm trước đó, Medicaid chỉ chi trả cho các trường hợp nạo phá thai do bị hãm hiếp hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ.

6. Thời gian: 30/9 – 12/10/1979
Tổng thống: Jimmy Carter
Đứng đầu Thượng viện: Robert Byrd – Đảng Dân chủ
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Hạ viện muốn tăng khoản chi cho nhân viên dân sự cấp cao và quốc hội thêm 5,5%, nhưng lại vấp phải sự phản đối của Thượng viện. Ngoài ra, Hạ viện muốn giới hạn khoản chi nạo phá thai liên bang cho các trường hợp sức khỏe người mẹ gặp nguy hiểm, song Thượng viện lại muốn giữ nguyên mức chi trả bảo hiểm cho những trường hợp vị hãm hiếp và sức khỏe người mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách giải quyết: Hạ viện tăng khoản chi như đề xuất nhưng chỉ được dùng ngân sách chi trả cho các ca nạo phá thai do bị hãm hiếp. 

Người đứng đầu Thượng viện: Robert Byrd – Đảng Dân chủ (chính giữa)

7. Thời gian: 20 – 23/11/1981
Tổng thống: Ronald Reagan
Đứng đầu Thượng viện:  Howard Baker – Đảng Cộng hòa
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Tổng thống Reagan hứa hẹn phủ quyết bất cứ dự luật chi tiêu không nằm trong danh mục cắt giảm ngân sách nội địa trị giá 8,4 tỷ USD. Tuy nhiên, cả Thượng viện và Hạ viện đều mong muốn cắt giảm ngân sách nội địa xuống còn 2 tỷ USD so với đề xuất của Tổng thống, vì thế ông Reagan đã phủ quyết và cho đóng cửa chính phủ.

Cách giải quyết: Đề xuất của cả Thượng viện và Hạ viện được thông qua và Tổng thống Reagan buộc phải ký vào dự luật cắt giảm ngân sách.

8. Thời gian: 30/9 – 2/10/1982
Tổng thống: Ronald Reagan
Đứng đầu Thượng viện:  Howard Baker – Đảng Cộng hòa
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Năm tài khóa mới đã bắt đầu nhưng Quốc hội  không thể thông qua khoản chi mới đúng thời điểm, do đó, chính phủ Mỹ đã buộc phải đóng cửa.

Cách giải quyết: Thượng viện và Hạ viện quyết định thông qua các khoản chi và Tổng thống Reagan ký vào dự luật.

9. Thời gian: 17 – 21/12/1982
Tổng thống: Ronald Reagan
Đứng đầu Thượng viện:  Howard Baker – Đảng Cộng hòa
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Cả Thượng viện và Hạ viện muốn chi khoản ngân sách 5,4 tỷ USD và 1,2 tỷ USD cho các công trình công cộng và tạo việc làm. Song Tổng thống Reagan lại đe dọa phủ quyết bất cứ khoản chi liên quan tới việc làm. Trong khi đó, Hạ viện cũng phản đối khoản chi cho chương trình tên lửa MX – ưu tiên quốc phòng hàng đầu của Tổng thống Reagan.

Cách giải quyết: Thượng viện và Hạ viện từ bỏ kế hoạch chi tiền cho chương trình tạo công ăn việc làm và khoản chi cho chương trình tên lửa MX cũng bị hủy bỏ.

10. Thời gian: 10 – 14/11/1983
Tổng thống: Ronald Reagan
Đứng đầu Thượng viện:  Howard Baker – Đảng Cộng hòa
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Các nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Hạ viện đã thông qua luật sửa đổi tăng gần 1 tỷ USD cho chi tiêu giáo dục. Họ thậm chí cắt bỏ khoản viện trợ ra nước ngoài dưới mức Tổng thống Reagan mong muốn, nhằm tăng khoản tiền cho Israel và Ai Cập thay vì Syria và El Salvador cũng như cắt bỏ chi tiêu quốc phòng xuống còn 11 tỷ USD liên quan tới đề nghị của ông Reagan.

Cách giải quyết: Các nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Hạ viện đồng ý cắt bỏ khoản chi tiêu giáo dục xuống còn 100 triệu USD và tài trợ cho chương trình tên lửa MX. Song các khoản chi quốc phòng và tài trợ nước ngoài vẫn bị cắt bỏ.

11. Thời gian: 30/9 – 3/10/1984
Tổng thống: Ronald Reagan
Đứng đầu Thượng viện:  Howard Baker – Đảng Cộng hòa
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Tổng thống Reagan đề nghị bãi bỏ dự luật tội phạm do ông đề xuất đổi lại Thượng viện và Hạ viện từ bỏ khoản chi cho các dự án cấp nước và quyền công dân. Song, một thỏa thuận đã không được đưa ra đúng thời điểm khiến chính phủ Mỹ buộc phải ngừng hoạt động trong vài ngày.

Cách giải quyết: Một thảo thuận kéo dài thời gian đàm phán tới 3 ngày đã được thông qua giúp các bên liên quan có thêm thời gian thảo luận.

Nhân viên liên bang biểu tình phản đối chính phủ Mỹ đóng cửa

12. Thời gian: 3 – 5/10/1984
Tổng thống: Ronald Reagan
Đứng đầu Thượng viện:  Howard Baker – Đảng Cộng hòa
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Thời hạn kéo dài thời gian đàm phán thêm 3 ngày không đủ để các bên liên quan đi tới một kết luận chung.

Cách giải quyết: Quốc hội bớt thái độ phản đối gay gắt và các dự án cấp nước bị loại khỏi dự luật chi tiêu. Ngoài ra, Quốc hội thông qua gói ngân sách tội phạm mà Tổng thống Reagan đệ trình.

13. Thời gian: 16 – 18/10/1986
Tổng thống: Ronald Reagan
Đứng đầu Thượng viện: Bob Dole – Đảng Cộng hòa
Đứng đầu Hạ viện: Tip O’Neill – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Toàn bộ những chính sách được các nghĩ sĩ Đảng Dân chủ tại Hạ viện ủng hộ đều vấp phải sự phản đối của Tổng thống Reagan và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Thượng viện.

Cách giải quyết: Các nghĩ sĩ Đảng Dân chủ tại Hạ viện từ bỏ một số yêu cầu đổi lại chính phủ Mỹ tái hoạt động.

14. Thời gian: 18 – 20/12/1987
Tổng thống: Ronald Reagan
Đứng đầu Thượng viện: Bob Dole – Đảng Dân chủ
Đứng đầu Hạ viện: Jim Wright – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Tổng thống Reagan và các nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Quốc hội không đồng thuận với khoản chi cho lực lượng binh sĩ Nicaragua trong dự án mang tên “Contra” đúng thời điểm khiến chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa.

Cách giải quyết: Các nghị sĩ Đảng Dân chủ đồng ý với thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho dự án “Contra”.

15. Thời gian: 5 – 9/10/1990
Tổng thống: George H.W. Bush
Đứng đầu Thượng viện: George Mitchell – Đảng Dân chủ
Đứng đầu Hạ viện: Tom Foley – Đảng Dân chủ

Nguyên nhân: Tổng thống Bush từ chối ký bất cứ nghị quyết nếu không đi kèm với kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách. Trong khi đó, Hạ viện lại không thể giành chiến thắng trước quyết định phủ quyết của Tổng thống.

Cách giải quyết: Thượng viện và Hạ viện chấp thuận giải pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách, chấm dứt thời hạn đóng cửa chính phủ.

16. Thời gian: 13 – 19/11/1995
Tổng thống: Bill Clinton
Đứng đầu Thượng viện: Bob Dole – Đảng Cộng hòa
Đứng đầu Hạ viện: Newt Gingrich – Đảng Cộng hòa

Nguyên nhân: Tổng thống Clinton phủ quyết nghị quyết tăng khoản chi tiêu ngân sách bảo hiểm y tế.

Cách giải quyết: Chính phủ Mỹ tái hoạt động sau khi ông Clinton, Gingrich và Dole đạt được thỏa thuận tăng ngân sách chính phủ thêm 75% trong 4 tuần.

17. Thời gian: 5/12/1995 – 6/1/1996
Tổng thống: Bill Clinton
Đứng đầu Thượng viện: Bob Dole – Đảng Cộng hòa
Đứng đầu Hạ viện: Newt Gingrich – Đảng Cộng hòa

Nguyên nhân: Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đề nghị Nhà Trắng đề xuất kế hoạch chi tiêu ngân sách trong vòng 7 năm.

Cách giải quyết: Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã rút lui và chấp thuận pháp chế để chính phủ Mỹ tiếp tục hoạt động.

Minh Thu

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.