Bà Han Qiaoni , 102 tuổi ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc được cho là một trong số ít những người phụ nữ còn lại ở đã trải qua tục bó chân.
Được biết, bà Han đã bị bó chân từ năm 2 tuổi. Mẹ bà sử dụng một miếng vải dài để quấn chặt các ngón chân của con, trừ ngón chân cái, vì vậy chúng đã bị bẻ cong áp vào bàn chân.
Bà Han đã phải mất sáu tháng mới có thể đi lại bình thường và quen dần với sự đau đớn.
Han Qiaoni được cho là một trong số ít những người phụ nữ còn lại trong Trung Quốc với đôi chân bị bó buộc.
Ngày xưa, người Trung Quốc quan niệm bàn chân nhỏ được coi là đẹp và cũng là một tiêu chuẩn để được gả vào nhà giàu. Vì quan niệm này, hàng triệu phụ nữ Trung Quốc đã phải trải qua thời gian dài đau đớn vì tục bó chân.
Một Ủy ban phản đối tục bó chân đã được thành lập ở Thượng Hải bởi một linh mục người Anh vào năm 1874.
Tuy nhiên, phải đến năm 1912 rằng việc bó chân mới thực sự bị cấm và 1915. thanh tra có thể phạt tiền bất cứ ai vi phạm. Mặc dù vậy, nhiều gia đình vẫn bí mật thực hiện việc bó chân cho con gái của mình.
Người ta tin rằng khoảng 40 đến 50 phần trăm phụ nữ Trung Quốc đã bị bó chân trong thế kỷ 19. Dù đây là quan niệm vẻ đẹp của người Trung Quốc, một số người cho rằng điều này làm cho phụ nữ bị quá phụ thuộc vào đàn ông.
Đôi chân bị băng bó rất hấp dẫn trong văn hóa Trung Quốc, là một yêu cầu để các cô gái có thể gả cho nhà giàu
Một bàn chân hoàn hảo dài ba inch được gọi là “hoa sen vàng “ trong khi bốn inch được xem là “hoa sen bạc”.
Xương của trẻ em có thể dễ dàng bị phá vỡ và tạo khuôn, do đó trẻ em thường bị bó chân từ năm lên hai tuổi. Các ngón chân sau đó sẽ được cố định bằng một dải lụa hoặc bông băng.
Băng sẽ được gỡ ra sau hai ngày để chân được rửa sạch và tránh nhiễm trùng.
Ngay sau đó, chân sẽ lại bị bó, thậm chí còn chặt hơn trước nhiều lần.
Các cô gái thường sẽ bị bắt đi bộ đường dài để chân nhanh vào khuôn mẫu hơn.
Hoa P. (Theo Daily Mail)
2013-09-24 05:55:12
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/bo-lao-102-tuoi-cuoi-cung-ke-ve-tuc-bo-chan-trung-quoc-a105118.html