ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: nhacvietplus.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trẻ nhỏ hát nhạc “quá tuổi”: Lỗi tại người lớn
Thursday, September 19, 2013 0:29
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhìn về phía sàn diễn cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu, nhiều người lại man mác nỗi buồn “đọng” từ nhiều năm vì ca khúc cho trẻ vẫn quá nghèo nàn.

Ở các sân chơi âm nhạc, điển hình là 2 cuộc thi Giọng hát Việt nhí và Đồ Rê Mí, đa số trẻ toàn hát nhạc người lớn. Trong các chương trình biểu diễn trên sân khấu dịp này, nếu không phải bài hát người lớn thì lại là các ca khúc thiếu nhi đã… quen tai.
 
Khan hiếm ca khúc  thiếu nhi
 
Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng – phụ trách Trung tâm băng nhạc Trùng Dương cho biết: “Mấy năm qua, thị trường làm album ca nhạc dành cho thiếu nhi giảm sút mạnh vì nguồn bài hát dành cho độ tuổi này dường như dậm chân tại chỗ”. Còn cô Nguyễn Thị Tú – giáo viên Âm nhạc, trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không giấu rằng, bên cạnh các bài hát trong chương trình giảng dạy của Bộ GD&ĐT, các thầy cô dạy nhạc luôn tìm tòi những bài hát mới cho các con. Song, nguồn bài hát mới không có, cuốn “Tuyển tập 50 bài hát viết cho thiếu nhi” gần như là “giáo trình” mới nhất thì phần lớn vẫn chỉ là những bài hát cũ.
 

Trẻ nhỏ hát nhạc “quá tuổi”: Lỗi tại người lớn

Phương Mỹ Chi già trước tuổi khi hát ca khúc “Lòng mẹ” trong chương trình Giọng hát Việt nhí.

Lý giải về tình trạng khan hiếm nhạc cho thiếu nhi, nhạc sĩ Hoàng Lân cho rằng: “Sáng tác cho thiếu nhi được rất ít ưu đãi vật chất. Tôi đã sáng tác nhiều bài hát thiếu nhi được đưa vào tuyển tập, nhưng mỗi bài hát được in, tôi chỉ nhận được 50.000 đồng nhuận bút. Vì vậy, chả trách các nhạc sĩ trẻ không mặn mà với việc sáng tác ca khúc nhà trường. Bài hát đã ít, việc phổ biến cũng ít. Hội Nhạc sĩ hàng năm vẫn trao giải cho bài hát thiếu nhi, nhưng không ai có trách nhiệm phổ biến, còn tác giả thì làm sao phổ biến được?”. Theo ông, muốn có những sáng tác hay cho thiếu nhi, cần phải có sự đầu tư tâm huyết của các nhạc sĩ chuyên nghiệp, bởi viết cho thiếu nhi, âm nhạc và lời ca đơn giản nhưng phải hóm hỉnh, gần gũi với các em.
 
Trẻ con thích hát bài người lớn?
 
Nhiều năm nay, trên những sân chơi nghệ thuật dành cho trẻ nhỏ như Giọng hát Việt nhí, Vietnam’s Got Talent hay Đồ Rê Mí, có vẻ như các em có xu hướng thích các ca khúc của người lớn. Song, nhìn nhận một cách khách quan, vấn đề trẻ hát bài gì lại do các huấn luyện viên người lớn lựa chọn. Dường như đã hình thành một lối mòn từ các sân chơi này: Muốn khoe cô bé này con nhà nòi thì cho hát một bài bán cổ điển tiếng Ý; Để kể câu chuyện cô bé có hoàn cảnh khó khăn thì còn gì bằng “Quê em mùa nước lũ” của Phương Mỹ Chi… Phải chăng, đây không phải là các cuộc thi ca khúc nên số lượng bài thiếu nhi nhiều hay ít không quan trọng? Và khi hát bài người lớn, kể cả các bé có bị đuối hơi hay phô giọng một chút cũng vẫn trong sáng và thiết tha?
 
Hơn nữa, bản thân các bậc cha mẹ có con tham gia ở các sân chơi âm nhạc thiếu nhi hay các chương trình biểu diễn cho thiếu nhi (dịp Trung thu, 1/6), không quan tâm nhiều đến chuyện con mình hát gì. Không ít người còn hào hứng “khoe” con, thậm chí còn quay video đưa lên mạng giới thiệu con hát hay nhạc người lớn.
 
Không phủ nhận góc ca khúc dành cho thiếu nhi hiện ít được quan tâm, đầu tư. Đó là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ toàn hát nhạc người lớn, các trung tâm băng đĩa nhạc ít sản xuất các album nhạc thiếu nhi. Song rõ ràng, trẻ hát nhạc người lớn chủ yếu là tại người lớn: Người lớn chọn nhạc cho trẻ nhỏ, người lớn khuyến khích trẻ hát các ca khúc già hơn tuổi, người lớn không chịu sáng tác ca khúc cho trẻ nhỏ, người lớn thiếu định hướng cho trẻ nhỏ… Ngày trước “hiện tượng” bé Xuân Mai đã từng bị “già đi” vì lên sân khấu hát những ca khúc quá tuổi với sự hỗ trợ của cả dàn âm thanh, ánh sáng, vũ công người lớn. Và Xuân Mai đã không còn là bé Xuân Mai của album “Con cò bé bé”. Bây giờ lại đến Phương Mỹ Chi nổi lên với một chất giọng “đẹp” hiếm có, liệu rồi sự thơ ngây của lứa tuổi có bị mất đi vì sự sắp đặt của người lớn?

Theo KTĐT

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.