ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thị trường thuốc BVTV: Tự do tung hoành
Monday, September 30, 2013 23:06
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Thời báo Kinh Doanh) – Dường nhưng thị trường thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vẫn hoạt động một cách tự do thái quá, nhiều sản phẩm thuốc giả, thuốc nhái vẫn “mặc sức” tung hoành.

Chị Trần Thị Hưng, ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có 6 ha trồng rau màu các loại, mỗi khi cây bị sâu bệnh thường đến trung tâm huyện mua thuốc BVTV. Thế nhưng, khi tìm mua những loại thuốc tốt, uy tín lâu năm, thường bị người bán hàng “lái” sang loại khác tên tương tự nhưng giá rẻ hơn nhiều.

“Bây giờ thị trường nhiều loại quá chẳng biết đâu mà lần. Cùng tên gọi, người bán thường giới thiệu loại rẻ tiền, nhưng phun chẳng hiệu quả. Có lần mua phải thuốc nhái, đành phải bỏ, mua thuốc khác, như thế tốn kém hơn nhiều”, chị Hưng nói.

Tiền nào thuốc ấy

Trường hợp của chị Hưng không phải cá biệt mà rất phổ biến với nhiều nông dân Việt Nam. Việc mua thuốc BVTV như đánh bạc, may thì mua được loại tốt (vì chất lượng hiện bị “thả nổi”, tốt xấu thế nào chỉ khi bón xuống ruộng mới biết được hiệu quả). Người mua thì không biết thông tin, hoàn toàn phụ thuộc vào người bán. Trong khi người kinh doanh thấy loại nào lợi nhuận cao là giới thiệu.

“Một gói thuốc Anvil trị lép hạt, khô vằn của Syngenta phân phối có giá nhập 5.500 đồng, đến tay người nông dân khoảng 5.700-6.000 đồng lợi nhuận cho người bán chỉ khoảng 200-500 đồng/gói. Nhưng sản phẩm nhái Atulvil có giá phân phối chỉ 2.000 đồng, khi bán ra thị trường người kinh doanh có lãi từ 3.000-3.500 đồng/gói. Hệ lụy do người mua chịu thiệt, mua phải thuốc kém chất lượng, tiền mất, mùa cũng “đi tong”, một người kinh doanh thuốc BVTV lâu năm bật mí.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện có tới 1.100 loại thuốc BVTV, trong đó 90% nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép được nhập ồ ạt, ảnh hưởng lớn đến thị trường thuốc BVTV cũng như công tác quản lý. Trong 7 tháng năm 2013, giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của cả nước là 454 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, hơn 51% là nhập từ Trung Quốc.

Nhiều sản phẩm thuốc giả, thuốc nhái vẫn “mặc sức” tung hoành

Việc nhập khẩu và sử dụng thuốc BVTV đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Bộ NN&PTNT. Trung bình mỗi năm có tới 10% mẫu thuốc BVTV nhập khẩu, 7% mẫu thuốc BVTV lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng; gần 3.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc vi phạm quy định về nhãn mác, thuộc diện phải thu hồi.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, trong tháng 8/2013, Cục BVTV kiểm tra 3 công ty kinh doanh thuốc BVTV, lấy 14 mẫu để kiểm tra chất lượng, phát hiện 4 mẫu của 2 công ty không đạt chuẩn chất lượng, 10 mẫu thuốc đạt chất lượng.

Cần thiết lập thị trường lành mạnh

Bên cạnh những sai phạm của doanh nghiệp, còn nhiều cơ sở kinh doanh thuốc BVTV giả, kém chất lượng. Hiện cả nước có 97 cơ sở sản xuất, gia công, sang chai đóng gói, cơ quan chức năng vẫn khó kiểm soát các cơ sở này. Theo ông Hồng, thuốc BVTV hiện chỉ được nhập khẩu chính ngạch. Vì vậy, tất cả các lô hàng nhập khẩu ngoài chính ngạch

đều là lậu, không được kiểm soát.

Vi phạm trong kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV bừa bãi cũng diễn ra ngay giữa Thủ đô. Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã kiểm tra 89 cửa hàng bán buôn thuốc BVTV, phát hiện 23 trường hợp vi phạm về kinh doanh sản phẩm ngoài danh mục quy định. Bên cạnh đó, 3/94 mẫu rau, 7/102 mẫu chè có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép.

Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, thị trường thuốc BVTV là vấn đề “nóng” mà bộ, ngành Trung ương rất quan tâm. Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được thực thi 10 năm qua đã bộc lộ một số hạn chế như: nhiều quy định bất cập, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động quản lý Nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường.

Tới đây Pháp lệnh này sẽ được thay thế bằng Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, với hy vọng đủ sức mạnh để kiểm soát thị trường thuốc BVTV. Ở cơ sở nông dân vẫn bức xúc, phản ánh về việc thuốc BVTV kém chất lượng, không nguồn gốc vẫn lọt vào thị trường. “Người mua thì mờ tịt, người bán cũng lơ mơ chỉ mong lợi nhuận cao không ngại bán thuốc giả, nhái. Có trường hợp thì dốt, bán thuốc thật nhưng không đúng bệnh, khiến thật nhưng không đúng bệnh cũng thành giả”, ông Cao Đức Phát nói.

Đại diện Cục BVTV cho rằng thực trạng kinh doanh thuốc BVTV hiện nay có quá nhiều đại lý các cấp, nhiều người bán và việc cấp phép kinh doanh quá dễ dàng. Nhiều người không được học hành đến nơi đến chốn, chỉ bỏ ra 1 tuần học là được cấp chứng chỉ hành nghề. Học xong người ta lao vào kiếm lợi nhuận mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu Cục BVTV phải có biện pháp ngăn chặn triệt tận gốc thuốc BVTV nhập lậu, thuốc giả, kém chất lượng vì sử dụng nguyên liệu, vật tư không đảm bảo gây mất ATTP trên cả sản phẩm nông sản.

Theo các chuyên gia, để kiểm tra chất lượng, giá cả, điều cốt lõi là cần có sự phối hợp chặt giữa các cấp, các ngành địa phương và Trung ương. Hoàn thiện kênh phân phối, thiết lập hệ thống kênh thông tin về tình hình cung cầu, giá cả để nông dân cập nhật, nắm bắt thông tin… Cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý mạnh tay với trường hợp vi phạm. Đặc biệt, cần công bố rộng rãi tên các doanh nghiệp vi phạm để người tiêu dùng biết, tẩy chay. Có như vậy mới mong thiết lập được một thị trường thuốc BVTV lành mạnh, giúp người dân an tâm sản xuất.

Nhật Minh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.