NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU
Tết Trung Thu (節中秋. Trung: 中秋) theo âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Tại nước ta, đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng. Trẻ em Việt rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước… rồi bánh nướng, bánh dẻo.
Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là “phá cỗ.”
Nguồn Gốc Tết Trung Thu
Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng.
Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách.
Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
Ý Nghĩa Tết Trung Thu
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.”
Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú : “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này. (theo Mummy Blog)
Phong tục Tết Trung thu ở Việt Nam
Tự ngàn xưa, cứ vào ngày giữa thu, lại có rất nhiều hoạt động diễn ra trên khắp mọi miền quê đất Việt.
1/- Cúng trăng (Tế nguyệt) Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”, bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
2/- Ngắm trăng (Thưởng nguyệt) Còn thưởng trăng vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành, thể hiện nhiều trong thơ ca thời này. Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) trong dịp Tết Trung thu cũng bắt đầu từ thời này.
Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.
Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống… sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
3/- Thi cỗ và thi đèn : Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.
4/- Hát Trống quân : Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này.
5/- Múa Sư tử (Múa lân) dịp Tết Trung thu : Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân… Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.
Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v. Người Trung Hoa không có phong tục này.
6/- Làm đồ chơi Trung Thu : Mặt nạ và đèn ông sao là hai loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp (1976 – 1986), các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng… cho trẻ em trong gia đình.
Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như : đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh… Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.
7/- Các loại bánh : Từ truyền thống đến hiện đại, bánh trung thu ngày càng đa dạng khi các nhà sản xuất sáng tạo trong sử dụng các nguyên liệu và thực phẩm khác nhau đưa vào nhân bánh; dập khuôn kiểu dáng bánh thành nhiều hình thù sinh động; đóng gói với bao bì mẫu mã đẹp mắt. Tuy nhiên, dựa theo công thức làm vỏ bánh thì chỉ có hai loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.
Bánh nướng : Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại nước ta nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xưởng.
Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào nướng tiếp 1/3 thời gian còn lại.
Bánh dẻo : Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.
8/- Tục tặng quà : Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ công nhân viên có khi mua cả xe tải bánh trung thu. Nhiều công ty có hàng ngàn công nhân, đặt hàng ngàn hộp bánh với số tiền hoa hồng hậu hĩnh.
Tính trên tổng lượng bánh trung thu tiêu thụ năm 2006 (thống kê từ các nhà sản xuất) ước khoảng 6.500- 6.800 tấn, lấy mức giá bình quân của 1 hộp bánh loại 220 – 250gr khoảng 100.000 – 130.000đ, người tiêu dùng đã tiêu pha hết hơn 800 tỉ đồng cho khoảng 7 triệu hộp bánh.
Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao.
Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân việc không có quà Tết biếu có thể bị đánh giá là lơ đễnh hoặc coi thường vì vậy đây là chi phí không nhỏ khi đến dịp trung thu. Chi phí tặng quà thường được chi từ chi phí tiếp khách bằng tiền. Do mức hoa hồng hoặc chiết khấu của các hiệu bánh cao (có thể lên đến 35%) nên nhiều người thích dùng tiền cơ quan biếu xén để hưởng lợi.
Lan Hương (tổng hợp)
CA KHÚC TẾT TRUNG THU
Bài hát nổi tiếng nhất về Tết Trung thu
Bài Rước đèn tháng tám:
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu…
Của nhạc sỹ Vân Thanh, hay bài Thằng Cuội của Lê Thương
Bóng trăng trắng ngà
có cây đa to
có thằng cuội già
ôm một mối mơ…
Quế Phượng post
TRANH TỪ THỨC ĂN
Nhiếp ảnh gia Carl Warner khiến mọi người trầm trồ ngưỡng mộ với những bức ảnh thiên thiên cực kỳ sống động. Những tuyệt tác này được tạo ra bằng cách sử dụng rất nhiều loại thực phẩm để tạo nên những cảnh quan vô cùng tỉ mỉ và phức tạp.
Bánh mì trở thành núi non hiểm trở, dưa chuột biến thành cột chống hay thân cây, cần tây biến thành khu rừng cổ thụ lâu năm, bông cải xanh được tỉa tót sao cho giống lá cây… Warner và nhóm làm việc của mình đã tái hiện lại những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như : Taj Mahal hay Vạn Lý Trường Thành…
Carl Warner đã cho ra mắt rất nhiều tác phẩm nghệ thuật làm từ thức ăn và dưới đây là những tác phẩm mới nhất của ông.
Yên Huỳnh post
ĐỌC CHO VUI…
Gọt xoài đừng để xoài chua
Chọn bạn đừng để nó cua bồ mình
Một tay làm chẳng nên non
Ba tay chụm lại gây xong sòng bài
Thằng cho vay là thằng dại
Thằng trả lại đúng là thằng ngu
Gió mùa thu, anh ru em ngủ
Em ngủ rồi, anh cậy tủ anh đi
Thuận vợ, thuận chồng… con đông mệt quá
Có công mài sắt có ngày… chai tay
Kiến tha lâu cũng có ngày… mỏi cẳng
Trèo cao ngã đau, trèo thấp… ngã cũng đau
Hôm qua anh đến nhà em
Ra về mới nhớ để quên 5 ngàn
Anh quay trở lại vội vàng
Em còn ngồi đó 5 ngàn mất tiêu
Yêu em mấy núi cũng trèo
Đến khi em chửa… mấy đèo anh cũng dông !!!
Sức khoẻ vô giá, hột xoàn mới có giá
Học làm chi, thi làm gì
Tú Xương cũng rớt… huống chi là mình
Học cho lắm cũng ăn mắm với cà
Học tà tà cũng ăn cà với mắm
Dây tơ hồng quấn quanh chuồng lợn
Tình chúng mình có tợn quá không em ??
Ai vô xứ Nghệ thì vô
Còn tôi tôi cứ… thủ đô tôi về
Quân tử đắn đo là quân tử dại
Quân tử làm đại là quân tử khôn
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh
Tóc thề em xoã ngang vai
Anh mà đụng tới… bạt tai bây giờ
Gió đưa bụi chuối sau hè,
Giỡn chơi chút xíu ai dè… có con
Con cò đi uống rượu đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Còn anh chả uống ngụm nào
Cũng say ngây ngất ngã vào lòng em
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ chạy
Một người vô NET cả nhà kẹt phôn
Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng phải thở ra hít vào
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải thở vào hít ra
Đàn ông tập tạ thì đô
Đàn bà không tập vẫn đô như thường
Nơi sinh
Một anh nông dân đi đăng ký kết hôn, cán bộ xã hỏi :
- Tại sao trong hồ sơ, cứ chỗ nào đề “nơi sinh” thì anh lại bỏ trống không điền vào ?
Anh nông dân gãi đầu gãi tai một lúc rồi thỏ thẻ nói :
- Dạ, dạ…
Cán bộ nói :
- Cậu không việc gì phải giấu cứ nói ra xem nào.
Anh nông dân bẽn lẽn:
- Em nghĩ “chỗ ấy” anh cũng biết rồi nên em không viết ra sợ bẩn hồ sơ thôi !
Trí tưởng tượng
Trong lớp mầm non 5 tuổi, cô giáo vẽ quả táo và hỏi học sinh :- Cô đố các con đây là quả gì ?
Tý đứng dậy :
- Thưa cô đó là quả lê ạ.
- Không phải đâu con, đó là quả táo đó. Nhưng mà thôi, nếu con nghĩ như vậy thì cũng được.
Cô vẽ con chim và lại hỏi học sinh, Tý lại đứng dậy nói
- Thưa cô đó là con gà ạ.
Cô giáo :
- Không phải đâu, đó là con chim đó. Nhưng mà thôi, nếu con nghĩ như vậy thì cũng được.
Tý liền nói :
- Thế con đố cô biết cái gì dài dài, đầu đỏ đỏ và nằm trong quần của bố con ?
Cô giáo đỏ mặt quát :
- Tý ngồi xuống ngay, con còn nhỏ mà hư vậy.
Tý nói :
- Đó là que diêm, nhưng mà thôi, nếu cô nghĩ như vậy thì cũng được…
Chữ tình và chữ hiếu
Có một thanh niên, một ngày nọ quyết định đạp xe dẫn cô bạn gái lên núi ngắm cảnh. Giữa đường cậu ta thấm mệt và không thể tiếp tục, vì thế bạn gái của cậu ta nói :
- Anh ơi, thôi mình xuống đi bộ cũng được.
Cậu ta từ chối :
- Trời ơi, thương em mấy sông anh cũng lội, mấy đèo anh cũng qua, cái đồi này thấm thía gì.
Rồi anh ta cũng cố gắng đạp xe lên núi. Ít lâu sau, người mẹ cũng muốn anh ta dẫn lên núi ngắm cảnh. Giữa đuờng quá mệt, không thể tiếp tục đạp xe được nữa, anh ta bảo mẹ :
- Má à ! Con mệt quá, mình xuống đi bộ đi.
- Mày thật là ! Hôm qua mày chở gái đi chơi ngon lành lắm mà, hôm nay chở tao có chút xíu mà đã than mệt.
- Vậy chứ con hỏi má, chữ tình với chữ hiếu, chữ nào nặng hơn ?
- Tất nhiên là chữ hiếu rồi !
- Vậy đó má, chữ hiếu nặng hơn nên con không chở nổi má…
Khi bác sĩ kiện Nhà Đèn
Tại Tòa Án hôm nay rất đông người đến dự khán phiên xử vụ ông bác sĩ kiện ông Điện Lực. Bác sĩ thưa :
- Trước mặt quý Tòa là Nam bệnh nhận mà tôi chữa trị làm chứng. Hôm đó bệnh nhân “nằm sấp” để tôi xem xét bệnh “trĩ”, sau đó tôi đến tủ thuốc lấy thuốc thì bị cúp điện. Đối với bệnh này việc chữa trị không có gì khó khăn, cứ dùng thuốc bôi vào “cục trĩ” là xong, vài ngày sau tự nó rụng mất.
- Vậy có gì mà kiện ông Điện Lực ?
- Khi điện cúp, bệnh nhân tưởng ngưng chữa bệnh…
- ???
- Bệnh nhân “nằm ngửa…”
- !!!
- Tôi bôi thuốc vào chỗ đó…
Yên Nhàn post
2013-09-10 02:00:07
Nguồn: http://clbhongoccan2013.wordpress.com/2013/09/10/su-kien-tet-trung-thu/