ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ – Trung “đọ” vũ khí quyết liệt trên biển Hoa Đông
Tuesday, September 24, 2013 16:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ tư 25/09/2013 06:30

Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đang gia tăng năng lực quân sự để có thể điều động lực lượng nhanh chóng tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, chuẩn bị cho khả năng giao tranh trong tương lai.

Vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang trở nên bất ổn do tình trạng đối đầu giữa tàu của Lực lượng canh gác bờ biển Nhật Bản với tàu bán quân sự Trung Quốc và đôi khi cả tàu của Lực lượng canh gác bờ biển Đài Loan tại khu vực này.

Hiện tại cuộc đối đầu chủ yếu diễn ra giữa tàu Trung Quốc và Nhật Bản và hai bên mất vài ngày để điều động tàu. Tuy nhiên, Trung Quốc đang tìm kiếm các phương tiện để có thể điều động lực lượng tới quần đảo này trong vòng vài giờ đồng hồ, chứ không phải vài ngày. Nếu Trung Quốc giành được thế “tay trên” trong cuộc chạy đua vũ trang này thì nước này sẽ có thêm cơ hội dùng vũ lực để chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và “để mắt” tới quần đảo Sakashima có vị thế chiến lược hấp dẫn hơn.

Đến thời điểm này, thế “tay trên” đang thuộc về Mỹ do nước này vừa điều động 24 chiếc “siêu trực thăng” MV-22B Osprey tới căn cứ Futenma trên đảo Okinawa, Nhật Bản.

“Siêu trực thăng” MV-22B Osprey của Mỹ.

Đây là loại trực thăng đặc biệt, có thể cất cánh như trực thăng thông thường và sau đó bay với tốc độ của máy bay chiến đấu, 450 km/giờ, chở theo khoảng 24 binh sĩ hoặc 6 tấn hàng và tầm bay đủ dài đế tiến tới quần đảo Senkaku/ĐiếuNgư. Nếu sử dụng hết công suất, 24 chiếc trực thăng MV-22B Osprey ở căn cứ Futenma có thể chở khoảng 500 binh sĩ hoặc khoảng 140 tấn vũ khí, khí tài tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hoặc quần đảo Sakashimas trong vòng 1 giờ.

Ngày 17/9/2013, tờ Kyodo cho hay, Tư lệnh lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ trên đảo Okinawa,  Trung tướng John Wissler nói với Thống đốc Okinawa Hirokazu Nakaimu về Osprey: “Chiếc máy bay này có thể bay tới Senkaku/Điếu Ngư trong trường hợp chúng ta cần tới sự trợ giúp của hiệp ước quốc phòng song phương Mỹ – Nhật”.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tăng năng lực máy bay lên thẳng tốc độ cao. Quân đội nước này đã nhận được chiếc tàu đệm khí cỡ lớn Zubr (Bison) đầu tiên do Ukraina chế tạo. Chiếc Zubr đầu tiên được giao cho Trung Quốc vào tháng Năm hiện đang được chỉnh sửa ở Thượng Hải. Ước tính, ban đầu Trung Quốc sẽ nhận ít nhất 3 chiếc tàu loại này nhưng sau đó có thể Trung Quốc sẽ tự chế tạo loại tàu này với số lượng lớn.  

Trước đây, được Liên Xô chế tạo nhằm giúp lực lượng hải quân có khả năng nhanh chóng tiếp cận các quốc gia vùng Baltic, tàu đệm khí Zubr có thể chở khoảng 500 binh sĩ hoặc 150 tấn vũ khí và đạt tốc độ 100km/giờ. Chỉ cần 4 chiếc Zubr, Quân đội giải phóng nhân dân có thể điều động 2.000 quân hoặc 600 tấn vũ khí, khí tài tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong vòng 4 hoặc 5 tiếng.

Nếu cuộc chạy đua giữa trực thăng Osprey và tàu Bison là thật thì tất cả sự khác biệt sẽ tùy thuộc vào việc chiếc nào trong 2 “đối thủ” này tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đầu tiên. Nếu không có lợi thế bất ngờ, thì chỉ cần một lực lượng phòng vệ được vũ trang cũng có thể tiêu diệt đối thủ đến sau dù là tàu đệm khí hay “siêu trực thăng”. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng còn phụ thuộc vào các cuộc giao tranh trên không và trên biển quanh quần đảo này.

Đến thời điểm này, Mỹ đang ở thế “trên cơ” nhờ vào chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22A và tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia. Tuy nhiên cán cân lực lượng sẽ sớm thay đổi do Quân đội Trung Quốc cũng đang gia tăng số lượng chiến đấu cơ thế hệ 4 có đủ năng lực với sự yểm trợ của máy bay cảnh báo sớm AWACS và theo sau là chiến đấu cơ thế hệ 5. Điều này có thể giúp nước này cân bằng cán cân lực lượng với Mỹ – Nhật, đặc biệt trong trường hợp Bắc Kinh quyết định tấn công trước. Một số lượng lớn tàu khu trục phòng không kiểu tàu khu trục Mẫu 052D cũng có thể làm giảm thế thống lĩnh trên không của các lực lượng Mỹ – Nhật.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể giành được thế “tay trên” nếu nước này chế tạo thành công trực thăng Osprey phiên bản Trung Quốc. Theo một bài báo đăng ngày 28/8 trên trang web của Viện nghiên cứu và chế tạo trực thăng Trung Quốc, nước này “đang chế tạo một thiết kế trực thăng tốc độ cao có tên gọi Cá voi xanh với mục tiêu chở 20 tấn hàng, tốc độ hơn 480km/giờ và có chu vi chiến đấu 800km. Có vẻ một mẫu Cá voi xanh vừa được Trung Quốc trưng bày tại Triển lãm công nghệ trực thăng tổ chức tại Thiên Tân và điều này cho thấy chương trình “trực thăng lai phản lực” của nước này vẫn được tiếp tục duy trì.

Tàu đệm khí Zubr (Bison) của Trung Quốc do Ukraina chế tạo.

Đối với Bắc Kinh, việc kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Sakashimas – quần đảo có cảng và sân bay –  không chỉ là về vấn đề “đòi món nợ lịch sử” từ Nhật Bản hay khai thác tài nguyên mà đây là quần đảo có vị trí chiến lược giúp Trung Quốc áp sát Đài Loan.   

Từ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đặc biệt từ quần đảo Sakashimas, PLA có thể dễ dàng phong tỏa Đài Loan hoặc tiến hành các cuộc tấn công từ nhiều phía và nhanh chóng sử dụng các sân bay nhằm thực hiện các cuộc không kích trước khi cho quân đổ bộ lên hòn đảo này. Trước khi hành động quân sự, chỉ cần Bắc Kinh sở hữu được các quần đảo trên là đủ để gây sức ép buộc Đài Bắc đánh đổi đồng minh Mỹ, Nhật để thống nhất với Trung Quốc trong “hòa bình”. Ngoài ra, chiếm được Senkaku hay Sakashimas, Bắc Kinh có thể tiếp tục các tuyên bố chủ quyền của mình với các hòn đảo khác thuộc chuỗi đảo Ryukyu.

Trong bối cảnh Mỹ đang cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng, và nếu không có đủ phương tiện phòng vệ trước nguy cơ Senkaku/Điếu Ngư bị xâm nhập, Nhật Bản sẽ phải cân nhắc tới một phương án mà cho tới nay nước này vẫn do dự: quân sự hóa các quần đảo này.

Tokyo đã xem xét tới phương án chế tạo tên lửa đạn đạo tầm 500km để bảo vệ các hòn đảo này. Tất nhiên, tên lửa bay nhanh hơn trực thăng Osprey nhưng nếu Nhật Bản điều động tên lửa, Trung Quốc sẽ càng có cớ tăng cường lực lượng quanh các hòn đảo này.

Một thực tế dù không dễ chịu nhưng Washington vẫn phải thừa nhận là năng lực quân sự của Bắc Kinh đang không ngừng lớn mạnh, khiến cuộc chạy đua vũ trang Mỹ – Trung “nóng từng ngày” và cuộc “so găng” trên biển Hoa Đông là ví dụ rõ nét nhất. 

Tùng Lâm

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.