Lão quan thảo – giống cây thuốc quý mới di thực vào Việt Nam
Sunday, September 1, 2013 18:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Liên hệ : Phong.1004@gmail.com
Hotline : 0906 173 173
Năm 1990, Viện Dược liệu nước ta đã đưa vào nghiên cứu trồng thử nghiệm loài Geranium sp., một loại giống cây thuốc di thực nhập nội mới. Các nhà khoa học đã xác định đây là loài Geranium nepalense var. Thunbergii (Sieb.et Zucc.) Kudo (Geranium nepalense Sieb.et Zucc.). Để dễ gọi và dễ phân biệt với một số loài Geranium sp có trong nước, chúng tôi tạm gọi là cây Lão quan thảo nhập nội (LQTNN) hay cây Cỏ quan.
Năm 1990, Viện Dược liệu nước ta đã đưa vào nghiên cứu trồng thử nghiệm loài Geranium sp., một loại giống cây thuốc di thực nhập nội mới. Các nhà khoa học đã xác định đây là loài Geranium nepalense var. Thunbergii (Sieb.et Zucc.) Kudo (Geranium nepalense Sieb.et Zucc.). Để dễ gọi và dễ phân biệt với một số loài Geranium sp có trong nước, chúng tôi tạm gọi là cây Lão quan thảo nhập nội (LQTNN) hay cây Cỏ quan.
LQTNN là loại cây thảo sống nhiều năm. Thân khỏe, cao 30 – 160 cm hoặc hơn. Lá mọc đối lá kèm tự do dạng mác hẹp, nhọn, màu nâu sẫm. Cụm hoa ở kế lá hoặc đầu cành nhỏ, mỗi cụm có 2 hoa, cuống cụm hoa dài 6,5 – 8,5 cm, phủ đầy lông. Quả nang hình cầu có lông, mỏ dài. Cây LQTNN sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 22 độ C, có khả năng chịu lạnh, chịu sương muối và băng giá. Nhân giống cây con có thể gieo từ hạt, tách nhánh mầm từ gốc mẹ hoặc từ hom thân, cắt đoạn dài 5 – 7 cm, có 2 – 3 mắt. Cây LQTNN có thể cho thu dược liệu trong vòng 3 năm. Sau mỗi năm thu hoạch tiếp tục bón phân, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Cây trồng sau 2 – 3 năm năng suất có chiều hướng giảm dần, do vậy, việc trồng cây mới thay diện tích cây cũ cần phải được tiến hành ngay để đảm bảo năng suất dược liệu khi thu hoạch.
Trong mấy năm qua, Viện Dược liệu đã tiến hành nghiên cứu di thực nhập nội, khảo sát, đánh giá vùng trồng, đến nay đã lựa chọn được nhiều vùng phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây LQTNN. Đã nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và sản xuất dược liệu, nghiên cứu khảo sát biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây LQTNN khi đưa ra phát triển đại trà. Các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Dược liệu cũng đã đi sâu nghiên cứu nhiều trong các lĩnh vực khác đối với cây LQTNN. Tác giả Mai Lê Hoa (Luận văn tiến sỹ Dược học, 2000) đã khảo sát thành phần hoá học cây LQTNN, định tính các nhóm chất bao gồm: Phytosterol, tanin, flavonoid, carotenoid và đường ; đã định lượng flavonoid toàn phần, tanin và các nguyên tố đa, vi lượng. Thử độc tính bán mạn của cao lõng LQTNN trên thỏ, không thấy biểu hiện nhiễm độc về mặt hoá sinh và mô học. Thử các chế phẩm bằng cồn, nước, dung dịch flavonoid 10% (g/ml), có tác dụng ức chế trên vi sinh vật Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis và trên 2 nòi Salmonella typhi, tác dụng ức chế đối với Escherichia coli. Ngoài ra, LQTNN cũng có tác dụng ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính cũng như viêm mãn tính trên chuột cống trắng; có tác dụng giảm đau, giảm co thắt cơ trơn trên hồi tràng chuột lang cô lập.
Từ năm 1990 đến nay, Viện Dược liệu đã nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực từ thuần hoá, di thực nhập nội giống, nghiên cứu vùng trồng, nghiên cứu chọn lọc tạo giống mới, xây dựng quy trình sản xuất giống và dược liệu đến những nghiên cứu về thực vật học, hoá học, tác dụng sinh học và nghiên cứu thuốc mới. Những kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định cây LQTNN là một loài cây thuốc quý mới mà Viện Dược liệu đã di thực thành công vào Việt Nam. Thành công này không những góp phần tạo thêm giống cây trồng mới nói chung và bổ sung thêm vào tập đoàn giống cây thuốc quý ở Việt Nam nói riêng mà còn tạo ra nguồn nguyên liệu quý để nghiên cứu sản xuất thuốc mới trong nước, tạo ra nguồn hàng hoá có giá trị cao để xuất khẩu ra nước ngoài.
The post Lão quan thảo – giống cây thuốc quý mới di thực vào Việt Nam appeared first on Suc Khoe | Suc Khoe Va Doi Song | Bao Suc Khoe.
2013-09-01 17:52:04
Nguồn: http://suckhoe4u.com/lao-quan-thao-giong-cay-thuoc-quy-moi-di-thuc-vao-viet-nam/