ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Kết thân’ASEAN – Nhật Bản dùng ‘đòn ngăn chặn mềm’ với Trung Quốc
Sunday, September 8, 2013 17:24
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ hai 09/09/2013 07:00

Bằng các chiến dịch ngoại giao con thoi nhằm củng cố và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN, Nhật Bản có thể vừa can dự, vừa giảm bớt ảnh hưởng Trung Quốc đồng thời vẫn không làm mất đi đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Ngay sau khi vừa nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã thăm Việt Nam.

Hồi tháng 1/2013, ngay sau khi vừa nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã thăm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Sang tháng 5, ông đi thăm Myanmar và sau đó là Malaysia, Singapore và Philippines trong tháng 7. Ông Abe dự kiến thăm Brunei, Campuchia và Lào trong tháng 10 tới. Lý do của những chuyến công du “con thoi” đến Đông Nam Á này của chính phủ Nhật Bản là gì? Một số người cho rằng, đó là một phần trong chiến lược nhằm đối trọng với Trung Quốc, nhưng thực tế chiến dịch ngoại giao của Nhật Bản nhắm đến cả các lợi ích thương mại và chiến lược.

Các chuyến thăm Đông Nam Á của ông Abe không phải là chưa có tiền lệ. Trước đây, Nhật Bản đã nhiều lần “quay sang” Đông Nam Á, sự thay đổi chính sách đối ngoại rõ ràng của các Thủ tướng Sato, Tanaka và Fukuda. Mỗi lần các nhà lãnh đạo Nhật Bản tiếp cận Đông Nam Á, thì các vấn đề chính thường liên quan đến Trung Quốc hay những quan ngại về kinh tế Nhật Bản hoặc cả hai. Lần đầu tiên Nhật Bản quay sang Đông Nam Á là vào những năm 1950, dưới thời Thủ tướng Yoshida. Động cơ của sự chuyển hướng này chủ yếu là thương mại, khi khu vực Đông Nam Á được xem là thị trường thay thế cho Trung Quốc. Kể từ đó, các nhà lãnh đạo Nhật Bản luôn coi trọng các mối quan hệ của họ với các quốc gia Đông Nam Á. Chiến lược này được thể hiện rất rõ ràng bằng sự hiện diện kinh tế lớn của Nhật Bản trong khu vực, dưới các hình thức viện trợ, thương mại và đầu tư, phát triển dần qua các năm.

Theo bình luận của tờ “Diễn đàn Đông Á”, 3 quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà ông Abe chọn đi thăm trong tháng 1/2013 phản ánh ý định duy trì các “mối quan hệ giá trị” này. Thái Lan và Việt Nam là hai điểm đến đầu tư hàng đầu của Nhật Bản trong ASEAN, trong khi Indonesia là thị trường lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa mũi tên thứ ba trong “chiến lược ba mũi tên” của ông Abe là một chương trình cải cách nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng do đầu tư của khu vực tư nhân. Điều này phù hợp với Chiến lược tăng trưởng mới, được đưa ra năm 2010, nhấn mạnh việc quảng bá công nghệ cao của Nhật Bản. Sự giàu có ngày càng tăng của các xã hội Đông Nam Á và nhu cầu cao đối với cơ sở hạ tầng khu vực khiến các nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể quảng cáo các sản phẩm và công nghệ này, có thể được tài trợ thông qua các khoản vay và viện trợ phát triển của Nhật Bản.

Thủ tướng Abe đã liên tục đề cập đến “những giá trị chung” trong đối thoại với các nhà lãnh đạo khu vực, và một đề xuất tăng cường hợp tác hàng hải, nhất là với Philippines

Thành tố chiến lược của các chuyến thăm này cũng được thể hiện bằng kế hoạch thăm Campuchia và Lào, việc ông Abe liên tục đề cập đến “những giá trị chung” trong đối thoại với các nhà lãnh đạo khu vực, và một đề xuất tăng cường hợp tác hàng hải, nhất là với Philippines. Sự hỗ trợ kinh tế và quân sự của Trung Quốc cho Campuchia và Lào đang củng cố các quan hệ song phương và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hai nước này. Sự phụ thuộc kinh tế lớn của bất kỳ quốc gia thành viên ASEAN nào vào Trung Quốc cũng có tiềm năng phá hoại sự gắn kết và thống nhất của hiệp hội về lâu dài. Khả năng này dẫn đến động cơ chiến lược thứ hai trong các chuyến công du Đông Nam Á của ông Abe.

Bằng việc tăng cường quan hệ với các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc bằng việc sử dụng một chiến lược ngăn chặn mềm. Phiên bản ngăn chặn tinh tế này rất khác với chính sách mà Hoa Kỳ đã sử dụng thời Chiến tranh Lạnh. Nhật Bản biết rằng họ chẳng được gì khi ngăn chặn Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại lớn nhất của họ. Thay vào đó, chiến lược linh hoạt này cho phép Tokyo vừa can dự, vừa giảm bớt ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Trung Quốc. Có hai cách giúp Nhật Bản đạt được điều này là ngoại giao giá trị và xây dựng thể chế. Trong các cuộc đối thoại với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, ông Abe đã liên tục đề cập đến một loạt các giá trị chung như dân chủ, nhân quyền và quy định của pháp luật.

Kết thân với các nền kinh tế ASEAN còn là bước đi nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở nước ngoài. (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, đề xuất tăng cường hợp tác hàng hải thể hiện mong muốn của Nhật Bản về sự ổn định khu vực lâu dài thông qua việc xây dựng thể chế. Trong chuyến thăm Philippines, ông Abe đã nhắc lại tầm quan trọng của việc hợp tác trong các vấn đề hàng hải và đại dương. Ông Abe có thể sử dụng cơ hội này để xây dựng các thể chế cho một bộ luật hành xử hàng hải. Việc xây dựng các thể chế hàng hải là nhằm giảm căng thẳng bổ sung cho chiến lược của Nhật Bản bởi vì việc tham gia vào bất kỳ hình thức an ninh tập thể hoặc răn đe quân sự nào cũng đang bị hạn chế bởi những yếu tố hiến pháp trong nước khác.

Lê Trí

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.