Vụ cháy tàu ngầm vừa qua tại Ấn Độ cho thấy sự nguy hiểm của tàu ngầm với chính người dùng.
Nhìn lại vụ tàu Kursk
Tàu Kursk bơi ra biển để thực hiện diễn tập bắn thuỷ lôi giả vào chiếc Pyotr Velikiy, một tàu tuần tiễu lớp Kirov. Ngày 12 tháng 8 năm 2000 lúc 11:28 giờ địa phương, có một vụ nổ trong khi đang chuẩn bị phóng thuỷ lôi. Báo cáo đáng tin cậy duy nhất cho đến nay cho rằng nó bị gây ra do sai sót và vụ nổ của một trong những ngư lôi dùng hydrogen peroxide trên tàu Kursk.
Kursk là chiếc tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo
Hydrogen peroxide là hoá chất cô đặc dùng để đẩy thủy lôi, nó đã thấm qua chỗ rỉ trong vỏ thủy lôi. Vụ nổ hoá chất đầu tiên với sức mạnh tương đương 100-250 kg chất nổ TNT và tạo ra chấn động lớn, chiếc tàu ngầm chìm xuống độ sâu 108 mét. Một vụ nổ thứ hai cách 135 giây sau vụ nổ đầu tiên, tương đương với 3-7 tấn TNT. Vụ nổ này đã thổi bay những mảnh vỡ lớn xuyên qua tàu ngầm.
Hình ảnh một số thủy thủ trước khi cùng tàu bước vào nhiệm vụ cuối cùng
Đã có nhiều cuộc tranh luận về việc những thuỷ thủ đó có thể sống sót trong bao lâu. Một số người, đặc biệt từ phía Nga, cho rằng họ đã có thể chết rất nhanh chóng, bởi nước đã rò rỉ vào tàu qua các trục chân vịt và ở độ sâu 100 m thì không thể chặn được nó lại. Những người khác chỉ ra rằng nhiều hộp hoá chất kali peoxit (được đùng để hấp thụ CO2 và nhả ra ôxy), được tìm thấy ở tình trạng đã sử dụng khi khoang này được mở ra, cho thấy một số thuỷ thủ đã còn sống trong vài ngày.
Tàu Kursk được trục vớt sau tai nạn
Trớ trêu thay, các hộp này dường như là nguyên nhân gây ra cái chết, một thủ thủ có lẽ đã chẳng may để hộp tiếp xúc với nước biển, gây ra một phản ứng hoá học và gây cháy. Cuộc điều tra chính thức về vụ tai nạn cho thấy một số người có lẽ đã sống sót sau đám cháy bằng cách lặn xuống nước (các dấu hiệu của lửa trên tưởng cho thấy nước ngập ngang tới ngực ở khu vực thấp tại thời điểm đó). Tuy nhiên, lửa nhanh chóng đốt cháy hết số ôxy còn lại trong không khí, khiến mọi người chết vì ngạt.
Người Nga vẫn chưa quên tai nạn khủng khiếp của tàu ngầm Kursk
Đồng thời, để tránh lượng lớn phóng xạ thoát ra ngoài những người lính trên tàu đã chấp nhận khóa kín các khoang và chờ lực lượng cứu hộ. Nếu họ cố tìm cách thoát ra ngoài thì vẫn có cơ hội sống sót, tuy nhiên thủy thủ đã chấp nhận hi sinh cùng con tàu để hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của người lính.
Đài tưởng niệm thủy thủy tàu ngầm Kursk
Khả năng thoát hiểm thấp
Các loại tàu ngầm dù tiên tiến tới đâu (được trang bị nhiều lối thoát hiểm hiện đại), thủy thủ cũng khó lòng thoát được nếu khoang vũ khí hay hóa chất trên tàu phát sinh sự cố.
Khoang vũ khí nếu xảy ra sự cố lớn thì rất khó khắc phục
Kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng cho biết, tàu ngầm diesel-điện Sindurakshak của Hải quân Ấn Độ bốc cháy và chìm tại cảng Mumbai đúng vào thời điểm “được trang bị đầy đủ”. Trận hỏa hoạn đã kích nổ ngư lôi và tên lửa trên tàu.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak của hải quân Ấn Độ
Do đó, dù đang trong cảng, với đầy đủ trang thiết bị cứu hộ hiện đại nhưng nếu có lỗi tại khu vực “nhạy cảm” như đã nói trên thì chẳng thể nào xoay sở được. Chưa kể việc con tàu đang lênh đênh trong lòng đại dương thì coi như khả năng cứu hộ là con số không.
Khả năng cứu hộ cho thủy thủ đoàn là rất thấp
Đó cũng là lý do khiến mức lương cho sỹ quan tàu ngầm là 35 triệu đồng đối với mức trung úy và 55 triệu đồng đối với mức đại tá. Mức lương đó, đã bao gồm cả những nguy hiểm mà người lính có mặt trên “cỗ quan tài sắt” phải đối mặt.
Theo Mốt & Cuộc sống
2013-08-17 08:25:50
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/tau-ngam-co-phai-quan-tai-di-dong-tren-bien-a97689.html