ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.yhoccotruyenvietnam.com
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Danh từ huyệt vị châm cứu – Phần 10: Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh
Wednesday, December 10, 2014 23:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


V.THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH
(Khí huyết của tâm đi dọc qua phần âm ít của tay)
“Nội kinh” nói: “Tâm chức vụ quân chủ, Thần minh từ đó mà ra”. Tâm là gốc của sự sống, thần của biển. Cái đó hóa ở mặt. Cái đó đầy đủ ở huyết mạch, là dương trong thái dương, thông với khí mùa hạ.
Phương Nam màu đỏ, thông vào với tâm, khai khiếu ở lưỡi, tàng tinh ở tâm, làm bệnh ở ngũ tạng, vị đó đắng, loại đó là hỏa, súc đó là dê, cốc là lúa nếp, cái đó ứng với bốn mùa, trên trời thấy Vinh hoặc tinh là đã biết bệnh ở mạch, âm là Chủy, số là 7, mùi là khét, dịch là mồi hôi.
Phương Nam sinh nhiệt, nhiệt sinh hỏa, hỏa sinh vị đắng, đắng sinh tâm, tâm sinh huyết, huyết sinh tỳ, tâm chủ lưỡi, ở trên trời là nhiệt, ở đất là hỏa, trên thân người là mạch, ở tạng là tâm, ở tiếng là cười, ở biến động là lo buồn (ưu), ở chí là vui mừng, vui mừng hại tâm, sợ thắng vui, nhiệt thắng khí, hàn thắng nhiệt, đắng hại khí, mặn thắng đắng.
Thủ thiếu âm kinh huyệt ca:
Chín huyệt Ngọ thời thủ thiếu âm,
Cực tuyền, Thanh linh, Thiếu hải thâm,
Linh đạo, Thông lý, Âm khích thị,
Thần môn, Thiếu phủ, Thiếu xung tầm.
Phái trái cộng là 18 huyệt:
Đó là một kinh bắt đầu từ Cực tuyền, hết ở Thiếu xung. Lấy thiếu xung, Thiếu phủ, Thần môn, Linh đạo, Thiếu hải làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu từ trong tim, ra thuộc tâm hệ, xuống cách có đường nối sang tiểu trường, ở đó chia nhánh từ tâm hệ lên kẹp hai bên họng, nối liền với mắt. Ở đường thẳng, lại từ tâm hệ đi lên phế,  ra dưới nách, đi xuống theo cạnh sau và trong bắp vai, đi sau thái âm tâm chủ, xuống cạnh trong dưới khuỷu, đi theo cạnh trong và sau cánh tay, sau gầm bàn tay ở đầu nhọn xương lồi ra, vào cạnh trong và sau bà tay, đi theo trong ngón tay út, ra ngoài đầu chót. Nhiều khí, ít huyết, giờ Ngọ khí huyết đi ở đó.
Tạng Đinh, Hỏa mạch ở thốn bộ bên trái.
-Đạo dẫn bản kinh :
Tâm là chủ soái của toàn thân, đầu đường sinh tử. Theo cái tâm sống thì mọi thứ muốn sống, mà thần không nhập khí. Tâm lặng thì mọi thứ muốn lặng, mà thần và khí ôm lấy nhau. « Nội Kinh » nói rằng: Tháng hạ, thân người ta phát dương khí ra ngoài, dấu âm khí ở trong, là lúc thoát tinh thần, tránh lưu thông làm tiết tinh khí. Ba tháng mùa hạ đó là nói chung, khí thiên địa giao nhau, vạn vật hóa (thực) lớn mạnh, đem nằm dậy sớm, không ngán ban ngày, làm cho khí không giận dữ, khả năng biến thành tài năng, đó là ứng với khí mùa hạ, phải nuôi thành cái đạo như thế. Làm ngược lại như thế thì tổn thương tâm, đến mùa thu thì làm thành khái ngược (một loại sốt dai dẳng). Cho nên người ta thường thở yên ngồi lặng, điều nhịp thở ở tim, ăn nóng tránh lạnh, thường thả mi che mắt, đem ánh sáng chiếu vào trong, giáng tâm hỏa xuống ở đan điền, làm cho thần và khí ôm lấy nhau. 
Theo Thái huyền dưỡng sơ nói rằng : Tạng tâm ở sâu, mỹ quyết linh căn, thần không ngoài chỗ đó, tâm kéo lôi ở việc thì hỏa động ở trong. Tâm hỏa ở mùa hạ. Bảo là chính vượng, mạch vốn hồng, đại. Nếu như hoãn là thương thử, đến đêm ít bữa ăn uống, ngủ không khua quạt, phong tà dễ nhập. 
Ngày xưa Kỳ Tử Nguyên có tật ở tâm, nghe hỏi rằng có một nhà sư không dùng bùa thuốc mà chữa được bệnh ở tim. Nguyên tìm đến cúi đầu thưa, nhà sư nói rằng : Lo âu bắt đầu từ phiền não, phiền não sinh vọng tưởng. Khi mà vọng tưởng đã đến, là cơ chế có 3 loại, hoặc nhớ lại mấy chục năm về trước với những vinh, nhục, ân, cừu, bi, hận, ly, hợp, và các loại tình cảm khốn quẫn, đó là quá khứ vọng tưởng. Hoặc sự đến nhãn tiền, cần phải ứng cho thuận, ba lần, bốn lữa, đắn đo không quyết, đó là hiện tại vọng tưởng. Hoặc trông mong sau này giàu sang đều như mong muốn, hoặc trông mong công thành danh toại, cáo lão về vườn, hoặc trông mong con cái làm nên công trạng, để nối nghiệp đèn sách, và mọi thứ có thể không thành, có thể không được, đó là vị lai vọng tưởng. Ba loại vọng tưởng đó tự nhiên sinh ra, tự nhiên mất đi, Thiền gia gọi là huyễn tâm, có thể chiếu tùm các vọng đó bẻ gãy đứt cái niệm đầu, Thiền gia gọi là giác tâm. Theo đó nói rằng : Bất nạn niệm khởi, duy nạn giác trì, tỳ tâm ngược đồng thái hư. Phiền não hà xứ an cước ? Nghĩa là không có cái nạn niệm dấy lên, chỉ có cái nạn giác ở mãi, cái tâm đó giống như khoảng không vô hạn, phiền não đặt châm chỗ nào ? Lại nói rằng : Lo nghĩ cũng bắt nguồn từ thủy hỏa bất giao, phàm bị chìm đắm, bị sửa đổi chỗ chịu mà làm thành sắc hoang, Thiền gia gọ là nội sinh chi dục. Cái dục thứ hai, lo toan trước mọi việc (trù mưu) mà nhiễm vào, tiêu hao nguyên tinh, nếu như có thể rời ra thì thận thủy tự nhiên tư minh, có thể đã lên giao tới tâm. Đến như nghĩ làm văn tự, vọng về ngủ, ăn, Thiền gia gọi là lý chướng. Kinh luân chức nghiệp, không thuận cù lao, Thiền gia gọi là sự chướng. Cái thứ hai tuy không phải là nhân dục, cũng tôn tính linh, nếu như có thể bỏ đi, thì hỏa không đến nỗi thượng viêm, có thể xuống giao với thận. Theo đó nói rằng : trần bất tương duyên, căn vô sở ngẫu (bụi không cùng với cớ, gốc không có chỗ gặp), phản lưu toàn nhất, lục dụng bất hành (chảy ngược về cái toàn nhất thì 6 cái dụng không thể hành được). Lại nói : Nhược hải vô biên, hồi đầu thị ngạn (Nếu như biển không có bờ thì quay đầu lại là bên sông), Tử nguyên làm như câu nói trên, ở một nơi, trong một nhà, quét sạch vạn cớ, ngồi lặng hơn 1 tháng, bệnh tim như mất.
CÁCH TÌM HUYỆT :

1.CỰC TUYỀN : 極泉
•Con suối ở chỗ cao nhất
-Vị trí : Ở chính giữa hố nách, cạnh trong động mạch nách
-Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi
-Chủ trị : Sườn ngực đau đớn, đau tim, khuỷu và cánh tay lạnh đau, tứ chi không gọn, nôn khan, phiền khát, mắt vàng, sườn tức đau, buồn rầu không vui, viêm khớp vai, viêm quanh khớp vai.
-Tác dụng phối hợp : Với Âm giao, Lậu cốc trị tim cắn đau, với Ngoại quan, Dương lăng tuyền trị xương sườn đau đớn, với Hiệp bạch trị tim đau, nôn khan, bứt rứt.
2.THANH LINH : 清靈
•Linh hoạt, trẻ trung
-Vị trí : Ở huyệt Thiếu hải lên 3 thốn
-Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, sách Châm Cứu Đại Thành ghi CẤM CỨU, sách Châm cứu Thượng Hải ghi cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10’.
-Chủ trị : Đau sườn, đau vai và cánh tay, không thể mặc áo được, mắt vàng đầu đau, rét run.
3.THIẾU HẢI : 少海
•Vùng bể chứa ít, biển nhỏ bé
•Có tên là Khúc tiết
•Huyệt Hợp Thủy
-Vị trí : Gập cánh tay hết mức thì đầu nhọn nếp gấp khuỷu tay phía trong là huyệt.
-Cách lấy huyệt : Co khuỷu ra vuông góc, lấy giữa đầu nếp gấp và lồi cầu xương phía trong. Chỗ mạch Thủ thiếu âm tâm nhập là Hợp, Thủy.
-Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu từ 0,5 – 1 thốn, có thể châm xuyên tới Khúc trì, có cảm giác cục bộ chướng tức hoặc tê như điện chạy xuống cẳng tay, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’, sách Châm Cứu Đại Thành nói không phải đại cấp thì không cứu.
-Chủ trị : Đau tim, tê cánh tay, bàn tay run, choáng váng, điên giản, đau thần kinh liên sườn, thần kinh suy nhược, thần kinh phân lập, đau thần kinh trụ, viêm hạch bạch huyết, bệnh phần mềm chung quanh khớp khuỷu tay, nóng rét đau, sâu răng, nôn mửa ra bọt dãi, cổ không quay ngoái lại được, tứ chi không giơ lên được, đau răng, não phong, đau đầu, khí nghịch sặc sụa, hay quên, đau ở nách.
-Tác dụng phối hợp : Với An miên, Tam âm giao trị thần kinh suy nhược, với Thủ tam lý trị tê hai cánh tay, với Âm thị trị tim đau, tay run.
4.LINH ĐẠO : 靈道
•Con đường thần bí, linh hoạt :
•Huyệt Kinh Kim
-Vị trí : Trên cổ tay, cạnh trụ, từ huyệt Thần môn lên 1,5 thốn, chỗ mạch chủ thiếu âm tâm hành là Kinh, Kim.
-Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’
-Chủ trị : Bệnh tim, đau dây thần kinh trụ, đau khớp, bệnh thần kinh chức năng, thần kinh phân liệt, nôn khan, sợ hãi, khuỷu tay co, bạo câm không nói được.
5.THÔNG LÝ :通里
•Bên trong thông suốt, lẽ tự nhiên được thông suốt
•Huyệt Lạc với Kinh Thủ thiếu dương Tiểu trường
-Vị trí : Ở sau cổ tay phía ngón út, chỗ Thủ thiếu âm tâm có đường lạc, tách đi sang kinh thái dương tiểu trường
-Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, co khuỷu tay vừa phải, bàn tay để ngửa từ huyệt Thần môn lên chừng 1 thốn.
-Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu từ 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
-Chủ trị : Tim buồn bẳn, tim nhảy mạnh, lưỡi cứng không nói được, đột nhiên mất tiếng, hầu họng sưng đau, cổ tay đau, cánh tay đau, tim đau, thần kinh suy nhược, thần kinh phân liệt, ho hắng, hen xuyễn, đau đầu, hoa mắt, hầu bại, kinh nguyệt quá nhiều, đái dầm, nhiều lần ngáp đều đều và rên buồn, mặt nóng mà không có mồ hôi, mắt đau, khuỷu tay và bắp vai đau, nôn ra đắng. Tâm thực thì chi đầy tức và cách sưng, tả ở đó, hư thì không nói được, bổ ở đó.
-Tác dụng phối hợp : Với Tố Liêu, Hưng phấn trị tim đập quá chậm, với Tâm du trị nhịp tim không đều, với Thái xung trị lười nói, ham nằm, với Hành gian, Tam âm giao trị kinh nguyệt quá nhiều.
6.ÂM KHÍCH : 陰郤
•Oán trách chân âm
•Huyệt Khích
-Vị trí : Ở sau cổ tay lên 5 phân, ngồi ngay, hơi co khuỷu tay từ huyệt Thông lý xuống 5 phân, cung là tù huyệt Thần môn lên 5 phân
-Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5’
-Chủ trị : Đau tim, tim thổn thức, mũi chảy máu, thổ huyết, mồ hôi trộm, lao phổi, thần kinh suy nhược, bại hàn lai rai, quyết nghịch khí co giật, hoắc loạn, tức trong ngực.
7.THẦN MÔN : 神門
•Của của thần khí
•Có tên là Thoát trung, Trung đô
•Huyệt Nguyên, Huyệt Du Thổ
-Vị trí : Ở cổ tay cạnh phía ngón út, chỗ lõm trên nếp gấp ngang, chỗ mạch thủ thiếu âm trú là Du, Thổ. Tâm thực tả ở đó
-Cách lấy huyệt : Gấp cánh tay vừa phải, lòng bàn tay ngửa lên, ngón út và ngón trỏ hơi xòe ra, chỗ nếp gấp thứ 2, sau cổ tay, phía ngón út, cạnh ngoài gân to gấp cổ tay xương trụ, chỗ có hố lõm là huyệt.
-Cách châm cứu : Mũi kim hướng vào giữa cổ tay, châm sâu 4 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
-Chủ trị : Mất ngủ, hay quên, động kinh, hồi hộp, tim đập mạnh, trẻ em co giật, thần chí lơ mơ, thần kinh suy nhược, nhiều mộng mị, tim cắn đau, bệnh thần kinh chức năng, cơ xương lưỡi tê bại, bệnh điên ngu si, nôn mửa nhổ ra máu, vàng da, đau sườn, mất tiếng, xuyễn nghịch khí lên, sốt rét mà tâm phiền, quá lắm thì muốn được uống lạnh, sợ lạnh muốn đến ngay giữa chỗ ấm, họng khô không muốn ăn, đau tim sặc nhiều lần, ngắn hơi không đủ, bàn tay, cánh ta lạnh, mặt đỏ hay cười, trong lòng bàn tay nóng mà uốn lại ;buồn cuồng lên, cười cuồng lên ;đái rơi rớt, tâm tích phục lương, 5 thứ giản của người lớn và trẻ em.
Đông Viên nói rằng : Vị khí lưu xuống dưới thì khí của năm tạng đều loạn, lúc đó là bệnh giúp nhau xuất hiện. Khí tại tâm, lấy ở Du của thủ thiếu âm tâm là Thần môn, cùng với tinh đạo khí đem trở về gốc nó. « Linh Khu kinh » nói rằng : Thiếu âm không có Du, tâm không có bệnh, đúng là bệnh ngoài kinh mà tạng không có bệnh, theo đó chỉ lấy ở Kinh chỗ đầu chót xương trụ sau bàn tay. Cái Tâm là chúa lớn của ngũ tạng lục phủ, là chỗ nhà của tin thần, tạng đó kiên cố, tà không thể chứa, chứa tà thì thân chết, do đó mọi tà đều ở màng bao ngoài tâm. Cái màng bao ngoài tâm, cái mạch của tâm chúa vậy.
-Tác dụng phối hợp : Với Tam âm giao trị thần kinh suy nhược, với Nội quan trị tim đập quá nhanh, với Hậu khê, Cưu vĩ trị động kinh, với Tâm du, Nội quan, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền trị nhịp tim không đều, với Thượng quản trị phát cuồng bôn tẩu.
(Còn tiếp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.