ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: baolong001
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Viêm phổi ở trẻ em và những điều ông bố bà mẹ cần biết
Wednesday, October 22, 2014 2:58
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Viêm phổi là tình trạng tổn thương cấp tính, lan tỏa 2 bên phổi gây rối loạn trao đổi khí tại cơ quan này, dẫn đến suy hô hấp, tiến triển nặng. Vậy các ông bố bà mẹ cần làm gì để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em khi giao mùa.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây nên như vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu, hemophilus influense, e.coli, trực khuẩn mủ xanh…), virus (cúm, thủy đậu, sởi, SARS), nấm, ký sinh trùng… Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác, từ súc vật sang người. Trẻ em có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với người lớn mắc bệnh 2 – 3 tuần.

Viêm phổi do virus có thể gây thành dịch nguy hiểm. Ở trẻ càng nhỏ, diễn biến bệnh càng nhanh và nặng. Những trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS), có dị tật bẩm sinh về tim mạch, phổi, lồng ngực, đẻ thiếu cân… rất dễ mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ em

Các biểu hiện thường rất đa dạng và phức tạp:

- Giai đoạn sớm: có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…

- Giai đoạn sau: nếu trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát thì sẽ diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…

Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc bị kích thích, co giật…

Nguyên tắc điều trị viêm phổi ở trẻ là chống nhiễm khuẩn, chống suy hô hấp, chăm sóc tốt:

- Ở tuyến cơ sở: nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natricloxit 9%o), súc miệng hằng ngày. Có thể dùng một số loại kháng sinh khi có tình trạng nhiễm trùng như: penixilin, amoxilin, erythromycin… (tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro). Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì nên chuyển lên tuyến trên.

- Khi trẻ viêm phổi nặng: nên nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ. Nếu không có kháng sinh đồ thì dựa vào lứa tuổi, diễn biến của bệnh mà lựa chọn các loại kháng sinh phổ rộng như: gentamycin, amoxilin, cefotaxim, cefuroxim…

- Điều trị hỗ trợ: hạ nhiệt bằng paracetamon, chườm mát…, làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo. Cho thở oxy khi trẻ có biểu hiện suy thở. Nếu tím tái nặng, ngừng thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ… Khi trẻ sốt cao kéo dài, có biểu hiện mất nước, cần truyền dịch.

- Chăm sóc: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, số lượng vừa phải, tránh trào ngược. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và cần phải theo dõi sát tình trạng khó thở, tím tái.

Biện pháp phòng viêm phổi ở trẻ

Nhằm giúp con trẻ không bị viêm phổi, các bậc cha mẹ cần chú ý:

- Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa đông. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho súc miệng hàng ngày. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.

- Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân…

- Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protid, lipid, các loại vitamin, muối khoáng… Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.

- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu tiêm một số loại vaccine phòng viêm đường hô hấp ngoài chương trình, cần có sự hướng dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm bảo đảm hiệu quả và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

- Lập sổ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ và lưu giữ sổ sau mỗi lần khám nhằm giúp nhân viên y tế nắm được diễn biến sức khỏe, bệnh tật của trẻ mà có hướng điều trị, phòng bệnh tốt…

Sản phẩm nào hỗ trợ phòng và điều trị viêm phổi ở trẻ em?

Ngoài ra, các ông bố bà mẹ cần bổ sung kháng thể IgG cho trẻ mỗi ngày để hạn chế tối đa khả năng trẻ mắc bệnh, các bà mẹ nên bổ sung kháng thể IgG cho trẻ qua đường ăn uống. Sản phẩm IgG 2000 CWP™ đem lại hiệu quả cao trong phòng bệnh, không những đối với viêm phổi mà còn đối với viêm đường ruột bởi:

  • Chứa tới 1-2g IgG tinh chất trong một liều sử dụng (liều sử dụng 2,5g-5g tùy từng lứa tuổi, với hàm lượng IgG tinh khiết là 40%)
  • Tăng ngay lượng kháng thể IgG cho đường ruột ngay sau khi uống vào trong khi có tới 80% miễn dịch của cơ thể tập trung ở đường tiêu hóa.
  • Sản phẩm tăng miễn dịch ngay và tập trung nhiều ở các dịch mô của đường hô hấp, đường tiêu hóa nên phát huy hiệu quả mạnh trong điều trị các nhiễm trùng ở các hệ thống này.
  • Thời gian bán hủy của IgG là 23 ngày nên tác dụng miễn dịch kéo dài.
  • Dùng qua đường ăn uống nên an toàn, hầu như không có biểu hiện của phản ứng dị ứng.
Các bà mẹ có con thuộc những nhóm này, tốt nhất là nên có sẵn IgG 2000 CWP™ trong nhà để tiện bổ sung IgG cho trẻ bất kỳ lúc nào cảm thấy trẻ có nguy cơ mắc bệnh hô hấp và đường ruột.
 
Mẹo hay mách bạn

>> Phương pháp điều trị viêm đại tràng

>> Phòng và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

>> Liệu pháp điều trị ung thư vú mới 

Theo SKĐS

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.