Những bức ảnh được chụp bởi một kính thiên văn khổng lồ của đài thiên văn Nam châu Âu vùng hoang mạc Atacama, Chi-lê đã tiết lộ điều mà các nhà thiên văn gọi là ” thiên ngọc”.
<iframe width=”560″ height=”315″ src=”//www.youtube.com/embed/VPAAw4r5j6I?list=PLyTfpj_PVaEOM6XrtpykbnmBlLcGUyLiI” frameborder=”0″ allowfullscreen></iframe>
Tinh vân này tên là Abell 33, được tạo ra khi một ngôi sao già tỏa ra lớp khí bên ngoài, trông như một quả bong bóng.
Trong trường hợp này, vỏ khí màu xanh tỏa ra từ ngôi sao thẳng hàng với một ngôi sao sáng khác gần nó, tạo nên hình dạng giống hệt chiếc nhẫn kim cương được trưng bày tại triển lãm ESO ở Santiago vào hôm thứ Tư ngày 9/4 vừa qua.
[Nhà Thiên văn học Olivier Hainaut]: “Tinh vân này là một ngôi sao giống như mặt trời, chỉ khác là nó đang chết dần.
Vì thế bầu khí quyển của nó nở rộng và tạo hình như một quả bong bóng.
Những gì còn sót lại của ngôi sao này chỉ là một chấm nhỏ ở chính giữa và cái bong bóng khí này.”
Các nhà thiên văn học đặc biệt ấn tượng với vòng tròn hoàn hảo của Abell 33.
Mặc dù là tinh vân bao quanh hành tinh, nhưng nó không có quan hệ gì với các hành tinh.
Món trang sức vũ trụ quý hiếm này cách Trái Đất xấp xỉ 2500 năm ánh sáng.
[Hainaut]: “Tinh vân này đặc biệt bởi sự tròn trịa của nó – hình dạng này rất hiếm gặp.
Các tinh vân có thể có nhiều hình thù kỳ lạ, nhưng tinh vân này rất cân xứng và hoàn hảo.
Sự hoàn hảo trong trường hợp này vô cùng đẹp”.