Khoa học và vũ trụ
Biểu tượng chữ Vạn sớm nhất được phát hiện vào khoảng 10.000 năm TCN ở Ukraine, khắc trên một cái ngà voi ma mút.
Chữ Vạn vốn mang một ý nghĩa tốt lành từ hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, Adolf Hitler đã ăn cắp nó vào thế kỷ 20 và biến nó thành biểu tượng gắn liền với tai họa, chết chóc và sự phá hoại. Tuy nhiên biểu tượng này không chỉ được tìm thấy trong một nền văn minh mà nó tồn tại ở rất nhiều nền văn minh cổ đại trên khắp thế giới, minh chứng cho một mối liên hệ sâu xa với nhân loại và văn hóa nhân loại.
Người Aztec và Maya sử dụng ký hiệu này trên các ngôi mộ, quần áo và trang sức. Ở Châu Âu, ký hiệu này có thể tìm thấy ở các hầm mộ thời La Mã, trong các nhà thờ, các tấm bia ở quảng trường và lăng mộ.
Từ Vạn (swastika) trong tiếng Phạn: swa nghĩa là “cái tôi cao hơn”, asti nghĩa là “sinh mệnh”, và ka là một hậu tố. Cả từ này có thể được hiểu là “sinh mệnh với cái tôi cao hơn.” Nó cũng được viết là srivatsa.
Biểu tượng có một mối liên hệ đặc biệt mạnh mẽ với Phật giáo Ấn Độ, sau này được truyền sang Trung Quốc. Chữ Vạn thường được tìm thấy trong các kinh sách Phật Giáo và người ta tin rằng đó là một dấu hiệu được truyền xuống bởi Đức Phật cho những người đầu tiên miêu tả về nó – một biểu tượng với ý nghĩa thần thánh và thâm sâu. Qua biết bao niên đại, phù hiệu chữ Vạn được cho là biểu tượng của sự may mắn, thanh khiết và các yếu tố tích cực khác. Trong khi đó, Hitler lại muốn liên hệ tính chất thanh khiết và quyền lực của biểu tượng này với học thuyết tạo lập một chủng tộc “thuần chủng” của ông ta.
Cái bóng tối bao trùm lên biểu tượng này bởi quân Phát xít Đức đã dần được xóa bỏ. Jewish Virtual Library, một tổ chức liên kết Mỹ – Israel, đã diễn thuyết một cách tích cực về lịch sử của chữ Vạn này.
*Hình ảnh bức tượng Phật ở đảo Đại Nhĩ Sơn lấy từ Shutterstock
Theo Vietdaikynguyen