ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Liệu Ukraine 2014 có trở thành một Đông Âu 1989?
Tuesday, February 25, 2014 18:53
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hơn hai thập kỉ sau khi Liên Xô sụp đổ, cuộc biểu tình ở Ukraine năm 2014 (ảnh) gợi nhớ về phong trào cách mạng đã lan tràn ở vùng Trung và Đông Âu những năm cuối của các các nước trong vùng này.

Liệu Ukraine 2014 có trở thành một Đông Âu 1989?

Hình ảnh các đám đông biểu tình ở Ukraine, ban đầu diễn ra trong hòa bình ở Quảng trường Độc Lập, cũng giống như những đám đông mạnh mẽ bất chấp sự lạnh giá tại Quảng trường Wenceslas (Prague) mùa đông 1989.

Tuy nhiên, khi biểu tình bùng phát thành đụng độ bạo lực đẫm máu tại Ukraine vào cuối tuần qua, sự việc vọng về kí ức cuộc nội chiến trên đường phố ở thủ đô Bucharest đã tiến tới lật đổ Tổng thống Romania Nicolae Ceausescu. Khoảnh khắc xử tử nhanh chóng ông Ceausescu vào dịp Giáng sinh năm 1989 đánh dấu một đoạn kết đẫm máu cho chế độ độc tài châu Âu khi đó.
Như vậy, năm 1989 ở Đông Âu và Ukraine năm 2014 có nhiều điểm tương đồng, mà mấu chốt chính là nhân dân không chấp nhận những chính phủ độc tài và yếu kém.
“Giống như Ukraine hiện nay, các nước Đông Âu những năm 1989 hoàn toàn mất uy tín về mặt đạo đức, yếu ớt về kinh tế và mất phương hướng” – chuyên gia Judy Dempsey tại Trung tâm nghiên cứu Carnegie Endowment.
Tình hình ở Kiev hiện tại rất nhiều nét tương đồng với thế sự cách đây 25 năm tại các con đường ở Warsaw, Bartislava và Bucharest. Sự bùng nổ của người dân vào mùa đông quá khứ là một tuyên bố đòi quyền sinh sống trong những quốc gia “bình thường”, không có nền công lý “tùy tiện”, không có nền văn hóa độc quyền và không có chế độ gia đình trị.
Yêu cầu duy nhất của người biểu tình Ukraine là một cuộc “thanh tẩy” quy mô lớn, nhưng đây cũng là điểm mà sự tương đồng kết thúc.
Năm 1989, sự sụp đổ của Xô Viết diễn ra từ bên trong, một sự sụp đổ có hệ thống hoàn toàn không thể tránh khỏi. Cho đến cuối thập niên 1980, tại Ba Lan vẫn còn nhiều cửa hàng bỏ hoang, trong khi người dân Romania chỉ nếm trải mùi vị của Cách mạng Cam sau khi ông Ceausescu ngã ngựa.
Biểu tình ở Prague ngày 25.11.1989
Ông Nicu Popescu (Viện nghiên cứu an ninh) cho rằng điều quan trọng nhất sau 4 thập kỉ biến động quyền lực vì biểu tình, từ Budapest năm 1956 đến Prague năm 1968, là “các chính quyền khi đó không còn nguồn lực, hay sự chính thống, để chiến đấu đến cùng. Những trường hợp này không đúng với Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, vì trước đó vài ngày thì ông ta vẫn còn nhận được sự ủng hộ tại một số vùng trong nước”.
Một điểm khác biệt lớn, khi Bức tường Berlin sụp đổ đã tồn tại dàn lãnh đạo sẵn sàng thay thế. Làn sóng phản kháng hình thành qua nhiều năm kháng cự – điển hình như Công đoàn Đoàn kết Ba Lan có 10 triệu thành viên vào thập niên 1980 – đã xây dựng nên lực lượng đối lập quy mô.
 
 
“Vào thời điểm chuyển tiếp, Ba Lan có 3 tài sản mà Ukraine ngày nay không có: lòng tin, một xã hội dân sự có tổ chức, và một chế độ sẵn sàng từ bỏ chính trường” – ông Michal Baranowski, Giám đốc văn phòng Warsaw của Quỹ Marshall Đức, nhận định.
Bối cảnh năm 1989 cũng rất khác năm 2004.
Nước Nga trong năm 1989 không hùng mạnh nên không thể chống lại quá trình giải phóng tại các nước vệ tinh ở châu Âu hay sự tách ly của Ukraine. Sau sự sụp đổ của Liên Xô có một phương pháp thay thế: mô hình bước ngoặt để tiến về phía trước, thể hiện bằng hai biểu tượng mạnh mẽ là Liên minh châu Âu và NATO. Đường chân trời đã được vẽ nên, và có sự đồng thuận hướng đi rất lớn: đi về hướng Tây.
Quan điểm “ánh sáng ở cuối đường hầm” đóng vai trò cơ bản trong việc ổn định nền dân chủ mới ở Trung Âu. Dự án châu Âu đại diện cho sự hội tụ các quốc gia đã mong mạnh và kiệt quệ kinh tế sau sự sụp đổ của hệ thống Xô Viết. Một yếu tố khác cũng mang tính quyết định, đặc biệt là ở Ba Lan và Hungary, là sự thỏa hiệp ngầm đối với các lãnh đạo chóp bu rằng nếu họ từ bỏ quyền lực thì sẽ được bảo đảm không bị truy tố về sau.
Tuy không tiến hành truy cứu những sai lầm mà một số lãnh đạo Đông, Trung Âu gây ra trong quá khứ, nhưng đây có thể xem như cái giá phải trả để tránh một cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu tại những quốc gia này.

Dù đã từng diễn ra Cách mạng Cam năm 2004, nhưng Ukraine vẫn không thể chấn hưng được dàn tinh hoa của nước này (không có một Lech Walesa như Ba Lan, không có một Vaclav Havel của Tiệp Khắc cũ hay Cộng hòa Czech), cũng không vượt qua được những sự chia rẽ trong nước – đã phơi bày một cách bi thảm qua các cuộc đụng độ đẫm máu ở Kiev.

Theo Motthegioi

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.