Nhiều người Trung Quốc vẫn có đức tin tâm linh bất chấp việc bị tuyên truyền về thuyết vô thần khi trưởng thành trong quốc gia cộng sản này. Mặc dù bị tàn phá một cách nặng nề trong suốt thời kỳ “Đại cách mạng văn hoá” dưới thời của Mao, cốt lõi tinh thần và nền văn hoá đa dạng của Trung Hoa không hề bị dập tắt. Vẫn chưa có nhiều cơ hội để phục hồi nền văn hóa ấy trong nhiều thập kỷ Đảng cầm quyền nhưng sự xuất hiện của Pháp Luân Công dường như đã tạo nên một sự thay đổi.
Câu chuyện dưới đây là của một học viên mới tại Trung Quốc. Câu chuyện giữa cậu với một giáo viên tiếng Anh người Mỹ đã khiến cậu suy ngẫm xem đức tin thật sự là gì.
Trong khi tìm kiếm câu trả lời, cậu thấy rất có cảm hứng đối với những câu chuyện của các học viên Pháp Luân Công, mà từ đó đã dần kết nối cậu về mặt tinh thần với cội nguồn văn hoá của mình. Cuối cùng cậu đã tham gia tập Pháp Luân Công bất chấp sự tuyên truyền cùng với cuộc bức hại mà nó phải đối mặt tại Trung Quốc.
Dưới đây là câu chuyện mà cậu đã gửi cho chúng tôi.
Giáo viên tiếng Anh người Mỹ đã hỏi tôi: “Tôi tin vào chúa Jesus. Đức tin của bạn là gì?” Tôi ngừng lại.
Một cảnh tượng loé lên trong tâm trí tôi: Khi còn nhỏ tôi đã nói với các bạn của mình ở Trung Quốc rằng tôi tin vào Phật và cầu Phật phù hộ cho tôi. Họ đã cười nhạo tôi: “Cậu có phải một bà già không đấy? Cậu đúng là mê tín!” Tôi bối rối và hỏi: “Vậy các cậu tin vào điều gì?” Một trong số họ nói: “Dĩ nhiên mình chỉ tin vào bản thân mình thôi! Cậu có thể đặt niềm tin của mình vào ai kia chứ?”
Kể từ đó trải nghiệm này đã khiến tôi tin rằng tôi sẽ bị chê cười nếu tôi bày tỏ đức tin vào Phật hay bất kỳ điều gì tương tự như vậy.
Vì vậy khi người giáo viên tiếng Anh nêu lên câu hỏi về đức tin, ngay lập tức tôi nhớ đến trải nghiệm thời thơ ấu của mình và đáp: “Tôi tin vào bản thân mình!” Cô ấy cười và nói: “Tự tin là một phẩm chất tốt nhưng đấy không phải là đức tin.”
“Vậy đức tin là gì? Tôi bắt đầu suy ngẫm. Tôi rất bận rộn với cuộc sống, việc học hành, công việc, việc mua sắm, lướt web và v.v…Tôi nghĩ cuộc sống của mình rất phong phú và đầy đủ. Tôi nghĩ cuộc sống là phải như vậy và chưa bao giờ thật sự suy ngẫm về vấn đề đức tin.
Tôi nghiên cứu một chút và thấy rằng đức tin mang đến câu trả lời cho những câu hỏi căn bản như “chúng ta từ đâu đến,” “ý nghĩ của cuộc sống này là gì,” và “chúng ta sẽ đi về đâu?” Tôi nhận ra rằng sinh, lão, bệnh, tử là một phần bình thường trong cuộc sống. Vậy mục đích của cuộc sống hối hả nhộn nhịp, đeo đuổi theo những mối lợi trước mắt là gì? Cuộc đời thật sự rất ngắn ngủi. Khi ta đang mê đắm trong công danh lợi lộc, ân oán tình thù, thì cuộc sống cứ từng chút trôi qua. Làm thế nào tôi có thể khiến cuộc sống của mình ý nghĩa hơn?
Một ngày tôi đã đọc qua một bài viết. Một phụ nữ bị tra tấn, hãm hiếp và bức thực bởi vì cô ấy đã khước từ chối bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công. Thậm chí còn tồi tệ hơn, các bác sỹ quân y đã thu hoạch tim, thận và các nội tạng khác của cô trong khi cô vẫn hoàn toàn tỉnh táo và không hề được gây mê!
Tôi không thể mường tượng được sự man rợ như vậy! Không ngôn từ nào có thể miêu tả được sự phẫn nộ trong tâm tôi. Công an và bác sỹ, những người lẽ ra phải “phục vụ dân” đã biến thành những con quỷ giết hại người dân vô tội. Đó thực sự là hành động khiến cho người ta ớn lạnh.
Hoàn toàn trái ngược, học viên Pháp Luân Công này trên bờ vực của cái chết đã ngoan cường hô lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Cô ấy nhìn thẳng vào mắt những kẻ gây ra đau khổ cho mình và nói: “Được, các ông có thể giết hại tôi. Nhưng các ông có thể giết hết tất cả một trăm triệu người chúng tôi không?”
Lúc đó, tôi thoáng thấy cánh cửa thiên đàng và địa ngục mở ra. Linh hồn thiêng liêng và cao quý của học viên Pháp Luân Công đã bay đến thiêng đàng trong khi những xúc tu của địa ngục quấn xung quanh mắt cá chân của những kẻ giết người.
Đó cũng là lúc tôi bắt đầu hiểu được nội hàm của đức tin – đó là trong bất kỳ tình huống nào cũng có thể giữ vững đức tin vào chân lý, có tín niệm kim cương bất động. Tôi cũng cảm thấy bối rối: “Tại sao lại có thể tồn tại sự cách biệt lớn như vậy giữa hai người?”
Tôi cảm thấy một sự hối thúc sâu sắc muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công, làm cách nào mà nó có thể khiến người ta không hề nao núng trước nguy cơ mất đi mạng sống của mình.
Sau một hồi nghiên cứu, tôi nhận ra rằng Pháp Luân Công còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, và đó là một phương thức tu luyện được phổ biến và bắt đầu được truyền giảng bởi Lý Sư Phụ vào năm 1992. Đó là một môn tu luyện lấy việc “đồng hoá với đặc tính tối cao của vũ trụ-Chân, Thiện, Nhẫn-làm nền tảng.” Nó đòi hỏi người tu luyện không ngừng đề cao tâm tính và thực hành năm bài công pháp và tôi hiểu ra rằng, đó là một khoa học siêu thường và là một văn hoá tiền sử. Pháp Luân Công còn có thể giúp một người khỏe mạnh về thể chất và đề cao tâm tính của mình, đóng một vai trò vô cùng tích cực trong xã hội.
Tôi cũng nhận ra rằng trong vũ trụ có tồn tại những chân lý căn bản và Chân-Thiện-Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt và xấu. Một người không nên hành xử trái với những nguyên lý này và mục đích căn bản của việc làm người là đồng hoá với Chân-Thiện-Nhẫn và do vậy trở thành một người tốt thật sự đáp ứng được những tiêu chuẩn do đặc tính này quy định. Tôi cũng hiểu ra rằng Đức tin có nghĩa là tín tâm kiên định đối với Pháp, với Chân-Thiện-Nhẫn và đó có nghĩa là chiểu theo vô điều kiện và duy hộ nguyên lý này.
Bởi vì cuộc bức hại bi thảm vẫn đang tiếp diễn, tôi muốn bày tỏ tấm lòng cảm kích của mình đối với các học viên Pháp Luân Công đã dùng ý chí bất khuất của mình, thậm chí cả sinh mệnh của mình để nói với người dân thế giới đức tin thật sự là gì. Tôi cũng muốn cảm ơn những người đã âm thầm ủng hộ các học viên Pháp Luân Công-các bạn đang có một sự lựa chọn sáng suốt mà chắc chắn sẽ đem lại tương lai tươi sáng cho các bạn.
Theo Minhhue.net