ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mai Chiếu Thủy Tình Ca Tháng Ba
Monday, March 6, 2017 4:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



MAI CHIẾU THỦY TÌNH CA THÁNG BA là chùm tản văn và thơ của những người bạn. Tháng ba nhớ bạn; Nhà tôi có chim về làm tổ. Ngày hạnh phúc và 18 cái lông chim. Những chuyện vui chép lại. Hoàng Kim.

MAI CHIẾU THỦY

Lâm Cúc

Có nhiều loài cây có sức sống mãnh liệt và có thái độ “ứng xử đầy khí phách” khi vượt qua cay nghiệt, khiến tôi kinh ngạc, thần phục quá đổi. Loài hoa mai chiếu thủy là một trong những loại cây này.

Trong mùa mưa, có một số ngày tôi bận gì đó không ra vườn. Một hôm, tôi phát hiện cây mai chiếu thủy héo rũ. Đụng vào thân cây, lá vàng rơi lả tả. Đầu cành, không còn một ngọn non nào. Nhìn xuống gốc, chậu cây ngập nước, bộ rễ cây đã bị úng, thúi … Cây sắp chết.

Tôi nhổ cây ra khỏi chậu. Toàn bộ rễ non bốc mùi. Tôi cắt bỏ tất cả những phần rễ hư hại, cắt bỏ bớt cành. Sau đó đem cây để vào chỗ râm mát. 5 ngày sau, tôi trồng cây trở lại vào một chậu đất mới đầy mùn tơi xốp, lòng ái ngại khuôn nguôi. Vô ý quá làm chết một cây hoa quí! Tôi nghĩ ngợi và buồn.

Không thể tin được, hơn một tháng sau khi trồng lại, cây trổ hàng loạt ngọn mới chi chít trên mỗi cành. Từ mỗi ngọn mới nở đầy hoa trắng, thơm ngào ngạt.

Thoát chết, cây đã sống với một sức sống mới. Một sức sống khởi quật phi thường đi cùng với vạn nụ cười tươi roi rói trên cành. Mỗi bông hoa giờ đây nhưng một chiến binh nhỏ bé, kiêu hãnh, trang bị cho mình loại vũ khí tinh nhuệ hiếm thấy, đó là một hương thơm ngất ngây, quí phái có thể thách thức và hạ gục bất kỳ đối thủ nào.

Ngày hôm qua của cây, không còn chút dấu vết gì. Tại sao phải mang dấu ấn của những gì đã thuộc về quá khứ, đã qua đi?

Một dạo, đi qua một rừng cây nhỏ vừa bị máy ủi khai phá vài hôm trước, tôi nhặt được những gốc mai chiều thủy đã khô lá, trầy xước xơ xác, phơi giữa nắng nóng. Đem về chăm, vài tháng sau từ những gốc ấy lại xanh tươi mơn mởn chồi non.

Trước tết, tôi hái hết lá một cây mai chiếu thủy. Năm nay, trời lạnh hơn năm trước, cây đứng im như chìm sâu vào giấc ngủ trong nhiều tháng. Nhìn cây, thấy lo âu…nhưng vẫn chăm chút mỗi ngày. Gần đây, cây bật chi chít mầm xanh, hoa lại trắng xóa những nụ cười thiên thần trong đêm đầy ánh trăng.

THÁNG BA THƠ CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN

Trọng Toàn

HOCMOINGAY. Thơ là khoảng khắc, là cái chớp mắt của cảm xúc, nó như một ánh chớp từ trái tim mình. Thơ vì thế rất dễ làm mà cũng rất mộng mị,làm mãi không xong. Một câu thơ có khi viết cả đời không được. Nhưng một bài thơ hay có khi vụt sáng trên trang giấy chỉ trong khoảnh khắc. Cả ba bài thơ tháng Ba này là ba ánh chớp: không chuẩn bị, không toàn tính, không cố ý, không chứng tỏ, thơ vụt ra hồn nhiên, bắt đầu từ sự vỡ òa cảm xúc một cây bút thông minh nhưng đau đời là Lâm Cúc, chuyển sang bài thơ khiêm nhường như là sự sẻ chia với người bạn mình ơi nơi xa lắm của Phan Chí Thắng, rồi cuối cùng là bài của Hoa Lục Bình như cách để kéo hai người bạn kia lại, vào bàn cà phê, nói đi chuyện khác, quên đi niềm yêu, niềm đau cho bạn vui.Thế thôi mà thành thơ hay cả ba bài… Thiếu một trong ba bài, hẳn không trọn vẹn cho chúng ta đọc hôm nay. Thơ như thế, thì ngoài đời, tình bạn của họ chắc chắn khiến chúng ta phải ngưỡng mộ.(Lời bình của Nguyễn Quang Vinh)

Có lẽ hiếm gặp trường hợp ba người bạn làm ba bài thơ dưới cùng một tên gọi “Tháng ba” với ba tâm trạng, ba lối tiếp cận chủ đề khác nhau, và bài nào cũng hay, cũng đặc sắc.

Xin cảm ơn ba tác giả và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Ở một đất nước có nhiều vùng khí hậu như Việt nam, khi ở Tây Nguyên tháng ba đang là “mùa con ong đi lấy mật”, thì ở đồng bằng Bắc Bộ “tháng ba bà già chết cóng”. Còn ở Nam Bộ tháng ba là tháng nóng nực gần cuối mùa khô. Cái khác biệt về khí hậu được Lâm Cúc, Phan Chí Thắng và Kim Oanh mượn để nói lên ba tâm trạng khác nhau.

Nhà thơ Lâm Cúc làm bài thơ Tháng Ba:

Tháng ba
Núi vã mồ hôi
Hổn hà hổn hển
Cõng trời oằn lưng

Gió nóng như bầy ngựa rừng
Rùng rùng tung vó, hú lưng chừng đèo.

Nắng quạt lửa dọc đường chiều
Nướng cong cả giấc mơ nghèo, dòng sông.

Đọc bài Tháng Ba của Lâm Cúc, Phan Chí Thắng ngẫu hứng làm một bài Tháng Ba khác, với cấu trúc giống như bài của Lâm Cúc gồm ba câu lục bát, câu đầu bị bẻ vụn thành thể thơ tự do; ý định ban đầu chỉ là hoạ với bạn cho vui:

Tháng ba
Trưa chẳng tan sương
Gió xuyên áo kép
Con đường mờ xa

Lạnh như cắt thịt xẻo da
Như ai đã nỡ bỏ ta đi rồi

Mưa giăng mảnh lưới ngang trời
Ta là con cá mắc hoài niềm yêu

Kim Oanh, người không hay làm thơ, thấy vậy cũng tham gia viết một bài Tháng Ba theo cách riêng của mình:

Tháng ba
Nắng òa mặt đất
Nắng lên môi cười
Thầy em, tủm tỉm gọi mời
U em, lúng liếng, tươi tươi, giòn giòn

Nửa đêm hổn hển đầu non
Sáng ra áo kép vẫn còn bỏ không

Mình ơi
Thuận vợ thuận chồng
Tháng Ba sau
Có con bồng he…he…

Cái nắng nóng kinh người được nhà thơ nữ Lâm Cúc tả chân độc đáo một cách nghiệt ngã “Núi vã mồ hôi, hổn hà hổn hển cõng trời oằn lưng” nhưng lại khoáng đạt rất nam nhi “Gió nóng như bầy ngựa rừng”, để rồi cuối cùng vẫn quay trở lại làm người phụ nữ chua xót nhận thức một thực tế tàn nhẫn: người nghèo chỉ có tài sản duy nhất là giấc mơ mà tài sản đó cũng đã bị cái nắng kia làm cho khô cong đi. Tả nắng nóng đến như thế thì thật là tài!

Bài thơ Tháng Ba cũng như nhiều bài thơ khác của Lâm Cúc thường dẫn người đọc đến cực trị của cảm xúc, những biên độ lớn của hình ảnh và sự bất mãn. Đọc xong ta thấy choáng váng, đau đớn, day dứt không nguôi (trích cảm nhận của Hoài Vân).

Như tự mình đã viết: “Xin phép nhà thơ Lâm Cúc cho tôi viết một bài Tháng Ba, lấy cái lạnh đối với cái nóng, cái buồn cụ thể đối với cái buồn mông lung…” Phan Chí Thắng lấy giấc mơ yêu thương bất tận để cố quên đi giấc mơ nghèo vô vọng trong thơ Lâm Cúc.

Tháng ba lạnh, sương giăng đầy làm cho con đường trở thành mờ xa giống như hình ảnh người yêu xa vời vợi. Đối nghịch với cái nóng ngoại cảnh có bầy ngựa rừng tung vó là cái lạnh nội tâm thầm kín:

Lạnh như cắt thịt xẻo da
Như ai đã nỡ bỏ ta đi rồi

Ta lạnh không hẳn vì trời lạnh, mà còn vì ta cô đơn, nhưng ta cô đơn kiêu hãnh:

Mưa giăng mảnh lưới ngang trời
Ta là con cá mắc hoài niềm yêu

Ta chấp nhận sự cô đơn, ta sung sướng vì ta được buồn, vì trong cái lạnh cắt da cắt thịt kia ta có được hơi ấm từ bên trong – sự nồng nàn của tình yêu, của hy vọng. Yêu được gọi là một niềm, giống như niềm tin, niềm hy vọng.

Bài thơ Tháng Ba của Phan Chí Thắng như một sự chia sẻ với Lâm Cúc – bạn mình và cũng như một lời nhắn với bạn hãy cố thoát ra khỏi nỗi tuyệt vọng dai dẳng.

Rất hiểu điều này, Kim Oanh làm một bài thơ Tháng Ba nữa để tham gia vào cuộc chơi đối thoại giữa hai nhà thơ với giọng tinh nghịch xưa nay của mình. Tháng Ba của Kim Oanh đầy nhựa sống:

Nắng òa mặt đất
Nắng lên môi cười

Khi nắng đã lên môi cười thì hai vợ chồng tất nhiên trở nên tình tứ hơn:

Thầy em, tủm tỉm gọi mời
U em, lúng liếng, tươi tươi, giòn giòn

Và thật bất ngờ, tác giả mạnh dạn dẫn người đọc đến một “sự kiện” thú vị không thể khác được trong cái tháng ba mùa con ong đi lấy mật đó:

Nửa đêm hổn hển đầu non
Sáng ra áo kép vẫn còn bỏ không

Diễn tả cái chuyện vợ chồng như thế thật là tài hoa, thật là khéo? Nửa đêm hổn hển, sáng ra cái áo tội nghiệp kia vẫn còn bị bỏ quên đâu đó. Chuyện khó nói đã được nói ra một cách tinh tế và thơ mộng, một vài hình ảnh đủ cho người đọc hình dung ra một đêm tháng ba ân ái của cặp vợ chồng trẻ. Cái hổn hển của đất trời trong thơ Lâm Cúc được Kim Oanh dùng lại trong một bối cảnh khác và tuy bị dùng lại, hai từ đó vẫn đắt giá như thường.

Kim Oanh khẳng định hạnh phúc cao quý, ước mơ to lớn nhất của người đàn bà là:

Mình ơi
Thuận vợ thuận chồng
Tháng Ba sau
Có con bồng he…he…

Bài thơ kết thúc bằng một tiếng cười đùa “he… he…” như muốn làm vui vẻ hoá cuộc đối đáp giữa hai bạn thơ Lâm Cúc – Phan Chí Thắng, tác giả đã cố tình nghịch ngợm một cách thông minh hóm hỉnh.

Ba người làm thơ đều nói về thời tiết. Nắng mưa không còn là chuyện của trời, nắng mưa chính là chuyện của thời tiết nội tâm con người.

Ở bài thơ thứ nhất, bạn đọc không tìm thấy nhân vật “tôi”, nhân vật đó xuất hiện ảo, nó là nỗi lòng của tác giả. Ở bài thứ hai, “Tôi” được xưng là “Ta”. Là chúng ta chứ không phải một người. Tác giả cho phép mình đại diện cho cảm xúc không của riêng ai. Riêng bài thơ thứ ba, tác giả không tham gia vào câu chuyện, mà để câu chuyện tự đến với bạn đọc. Ba bài thơ, ba cách nói khác nhau.

Từ một bài thơ dữ dội, trĩu nặng đau buồn của Lâm Cúc, chúng ta có thêm bài thơ sâu lắng dịu dàng yêu thương của Phan Chí Thắng và cả bài thơ cũng rất tài hoa của Kim Oanh khi chị khẳng định rằng hạnh phúc vĩnh hằng của người đàn bà là được yêu, được làm mẹ.

Có thể nói chùm ba bài thơ Tháng Ba rất hay này là một sự lạ và vui trong thơ văn blog.

MỘT SỐ CẢM NHẬN

Cảm nhận của Hoài Vân

Một bài bình rất tuyệt, Trọng Toàn đã làm chùm thơ tháng 3 này sáng lên lấp lánh!

Cảm nhận của Thành Chung

Đọc ba bài là thấy rõ đặc điểm tính cách của từng tác giả.

Lâm Cúc lúc nào cũng trăn trở, vật lộn với từng con chữ và dù có nói đến thiên nhiên, đến thời tiết thì vẫn quay về với sự nghiệt ngã của đời thường: “nướng cong cả giấc mơ nghèo, dòng sông”. Cần phải nói thêm, lời bình của Hoài Vân cũng làm cho bài thơ của Lâm Cúc lấp lánh hẳn lên.

Lão Hâm lại là người luôn đắm đuối với “YÊU”. Trong cái se lạnh của rét Nàng Bân, Lão thấy như mình bị bỏ lại. Lão tự nhận mình “là con cá mắc hoài niềm yêu”. Nếu có đem quẳng Lão vào giữa vùng “Gió nóng như bầy ngựa rừng” của Tánh Linh, chắc hẳn thơ của Lão cũng vẫn có những “con đường mờ xa” với những “mảnh lưới ngang trời”.

Kim Oanh vốn được biết đến là một cây bút tinh nghịch, hóm hỉnh và thông minh với những “chán nhau thì cưới”; “đánh rơi một ông chồng”…Chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu ta gặp trong bài thơ Tháng Ba một Kim Oanh rất nồng nàn, đam mê, một Kim Oanh muốn đi đến tận cùng của “làm chồng làm vợ” mà vẫn rất “chân quê”: “Thầy em tủm tỉm” và “U em lúng liếng”. Chắc hẳn nhiều người sẽ muốn gặp Kim Oanh “Sáng ra áo kép vẫn còn bỏ không” và để nghe giọng cười “he he” của chị.

Tôi từng nói với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khi anh ở thăm New York: Lâm Cúc, Hoài Vân, Kim Oanh là “bộ ba XE-PHÁO-MÔ.

(Bốn người bạn từ trái sang phải: Lâm Cúc, Kim Oanh, Hoài Vân, Bích Nga)

Cảm nhận của Nguyễn Quang Vinh

Hình như là đọc hơn năm lần. Vì cách đây một năm, Bọ chưa biết Blog là gì. Thế mà khi ấy, các chị Hoa Lục Bình, Lâm Cúc và anh Phan Chí Thắng đã mần tháng Ba.

Thơ- theo Bọ vốn là người rất thèm làm thơ mà không biết làm – Thơ là khoảng khắc, là cái chớp mắt của cảm xúc, nó như một ánh chớp từ trái tim mình. Thơ vì thế rất dễ làm mà cũng rất mộng mị,làm mãi không xong. Một câu thơ có khi viết cả đời không được.Nhưng một bài thơ hay có khi vụt sáng trên trang giấy chỉ trong khoảnh khắc.
Cả ba bài thơ tháng Ba này là ba ánh chớp: không chuẩn bị, không toàn tính, không cố ý, không chứng tỏ, thơ vụt ra hồn nhiên, bắt đầu từ sự vỡ òa cảm xúc một cây bút thông minh nhưng đau đời là Lâm Cúc, chuyển sang bài thơ khiêm nhường như là sự sẻ chia với người bạn mình ơi nơi xa lắm của Phan Chí Thắng, rồi cuối cùng là bài của Hoa Lục Bình như cách để kéo hai người bạn kia lại, vào bàn cà phê, nói đi chuyện khác, quên đi niềm yêu, niềm đau cho bạn vui.Thế thôi mà thành thơ hay cả ba bài.

Không ai có thể tuyên bố rằng, tớ đang chuẩn bị làm thơ hay đây như có người mới vào Blog đã vội tuyên bố rằng, các bác chuẩn bị cảm nhận nhé, cảm nhận từ từ thôi để em còn kịp trả lời. He he

Hoa Lục Bình, Lâm Cúc Phan Chí Thắng làm Tháng Ba là vì nghĩa bạn bè, là vì tiếp cho nhau một niềm an ủi, một sự sẻ chia, người xứ ấm thì gửi cho bạn ở xứ lạnh mấy câu thơ sưởi ấm. Người đang vui thì gửi cho bạn đang đau đời mấy câu thơ an ủi, cười xòa với nhau để cùng nhẹ lòng.Ba bài thơ lúc đầu chỉ đơn giản thế thôi, lấy cái nghĩa bạn, tình đời làm bệ phóng cho cảm xúc.Ba bài thơ khi ấy chỉ là riêng tư với nhau, quây quần chữ nghĩa với nhau, đốt chữ thành lửa, kéo người xa lại gần bên nhau mà tâm sự.

Nhưng ba bài thơ đã thành tài sản thơ của mọi người. Vì ngay cả người thù ghét, người đố kị, người nóng mặt nóng mũi với ba tác giả này thì trong thẳm sâu lương tri của họ, ý thức của họ, chút trí tuệ cuối cùng của họ vẫn phải thừa nhận là thơ hay.

Thơ hay không cần phiên dịch.Lâm Cúc làm thơ hay vì biết vận đời mình vào từng dấu phẩu. Thơ chị là cao đời, chắt ra từ cảm nhận, từ mồ hôi nước mắt của mình, từ cái áo đẹp chần chừ không dám mặc, đến cái chốt cửa buồng riêng hàng đêm mà vẫn khao khát thương yêu. Tháng ba của chị với chữ thơ hao gầy như đời chị, sắc nhọn, lấm lem bụi đời đã viết nên những câu thơ ép ngực người đọc.

Phan Chí Thắng bị tháng Ba của Lâm Cúc đôt cháy cảm xúc, thương bạn và nghĩ đến mình, làm thơ về tháng Ba nơi mình ở nhưng cũng là thông điệp gửi đến bạn, nếu khao khát sống, khát yêu nơi bạn bị cháy như tro than, như lửa ngút thì tôi ở ngoài nay, ôm mãi một niềm yêu nhớ, như dao cắt thịt xẻo da, như ai đã bỏ ta đi rồi. Chia sẻ thế để nói với bạn rằng, dù ở đâu, nắng hạ hay đông giá, niềm đau giống nhau, nỗi nhớ giống nhau, niềm yêu thương giống nhau và tình thương mến giống nhau. Thông điệp ấy là một thông điệp lớn.

Hai bài thơ như gửi nhau, chia sẻ nhau trên tình bạn thương mến ấy sẽ không có sự lấp lánh nếu không xuất hiện Tháng Ba của Hoa Lục Bình. Trong khi Phan Chí Thắng và Lâm Cúc vịn vào tháng Ba nơi mình đang sống để làm bật lên nỗi niềm của mình thì Hoa Lục Bình lại hồn nhiên miêu tả tháng Ba trong náo nhiệt của hạnh phúc với những câu thơ hóm hỉnh, tươi tắn và vô cùng thông minh. Những câu thơ rất hay.

Và nhờ tháng Ba của Hoa Lục Bình, Lâm Cúc và Phan Chí Thắng như có cái cầu vui để bước qua lại bên nhau, cầm lấy tay nhau trong cái tình người, tình bạn đáng quí trọng. Hoa Lục Bình dùng những câu thơ hóm hỉnh, sắc sảo và chan chứa hạnh phúc giăng ra thành một vầng sáng tươi, ấm áp, mát mẻ cho hai người bạn của mình.

Thiếu một trong ba bài, hẳn không trọn vẹn cho chúng ta đọc hôm nay. Thơ như thế, thì ngoài đời, tình bạn của họ chắc chắn khiến chúng ta phải ngưỡng mộ.


Tháng Ba cuốc đã gọi hè.
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

Nguyễn Du

THÁNG BA

Lâm Cúc

Tháng ba
Núi vã mồ hôi
Hổn hà hổn hển
Cõng trời oằn lưng

Gió nóng như bầy ngựa rừng
Rùng rùng tung vó, hú lưng chừng đèo.

Nắng quạt lửa dọc đường chiều
Nướng cong cả giấc mơ nghèo, dòng sông.

THÁNG BA

Phan Chí Thắng

Tháng ba
Trưa chẳng tan sương
Gió xuyên áo kép
Con đường mờ xa

Lạnh như cắt thịt xẻo da
Như ai đã nỡ bỏ ta đi rồi

Mưa giăng mảnh lưới ngang trời
Ta là con cá mắc hoài niềm yêu

THÁNG BA

Kim Oanh

Tháng ba
Nắng òa mặt đất
Nắng lên môi cười
Thầy em, tủm tỉm gọi mời
U em, lúng liếng, tươi tươi, giòn giòn

Nửa đêm hổn hển đầu non
Sáng ra áo kép vẫn còn bỏ không

Mình ơi
Thuận vợ thuận chồng
Tháng Ba sau
Có con bồng he…he…

THÁNG BA NHỚ BẠN

Hoàng Kim

Mận chín trĩu cành chờ tay hái
Tháng Ba lộc muộn, mận hồi xuân
Đất duyên, trời cảm, cây thêm quả
Mừng bạn về thăm ngọt trái cầm
THÁNG BA

Trần Đăng Khoa

Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Nền trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay

THÁNG BA

Nguyễn Thu Thủy

Tháng Ba mưa bụi nhạt nhòa
Dăng dăng nỗi nhớ vỡ òa câu thơ
Mùa xuân xanh biếc non tơ
Ngập ngừng gõ cửa, người ngơ ngẫn lòng

Thấy như ở đáy mắt trong
Long lanh giọt nhớ, giọt mong, giọt chờ
Thoáng buồn, thoáng giận vu vơ
Tháng Ba lặng lẽ câu thơ ướt rồi!

Em đi để lại mình tôi
Bâng khuâng cùng với đơn côi bạn bầy
Đi tìm hơi ấm đâu đây
Dáng hình em vẫn còn đầy quanh tôi

Bàn tay, ánh mắt, dáng ngồi
Nhớ em tôi lại bồi hồi …tháng Ba !

BỒI HỒI THÁNG BA

Bi Bo

Giọt chờ, giọt nhớ long lanh
Đọng trên nhánh lộc non xanh xuân lòng
Thoáng hờn ở đáy mắt trong
Thoáng buồn lặng lẽ, người mong chưa về

Đơn côi tia nắng sang hè
Câu thơ thấm ướt, gió se se vần
Chập chờn hơi ấm thương thân,
Bóng hình anh vẫn rất gần đấy thôi

Bàn tay, ánh mắt , dáng ngồi
Bâng khuâng chợt tỉnh … bồi hồi tháng Ba

THÁNG BA

Lê An Tôn

mỏng mảnh đêm chừng qua vội
thời gian cũng chợt vỡ òa
tháng ba dùng dằng như thể
giữ dùm ai đó màu hoa.

tháng ba trời như xuống thấp
ngẩn ngơ mây trắng trên đầu
se se gió mùa đông bắc
ngập ngừng một chút hương cau.

tháng ba khoét sâu vào anh
vết đau một thời trai trẻ
ba hai năm rồi có lẽ
tư cơn sóng dậy đất bằng!

tháng ba tháng ba tháng ba
em đã mãi hoài xa lắc…

THÁNG BA CỦA EM

Nguyễn Thị Kim Liên

Tháng Ba của em là tấm gương soi
Ánh mắt mình lóng lánh
Tháng Ba bất ngờ trở lạnh
Em Nàng Bân trong ký ức của anh.

Trời bất chợt xám, bất chợt trong xanh
Em bất thần thấy mình đang đắm đuối.
Tháng Ba ơi, xin đừng lìa xa vội
Đã có gì đâu! Đã nói gì đâu!

Sao mỗi lần không được bên nhau
Sông Ngân Hà xa xôi, Vàm Cỏ Đông gần lắm
Con chim sáo sang sông, xổ lồng sáo tắm
Sông tháng Ba hồng thắm một lời mời.

Những Tháng Ba đã để lại trong đời,
Mùa hoan lạc, hoa đậu thành trái cấm
Em đợi anh, trao một lần áo ấm
Em Nàng Bân trong ký ức anh.

THÁNG BA

Nhược Mộng

Tháng ba
Xuân chửa kịp qua
Mai vàng nán lại
Hiên nhà tỏa hương

Gió mang chút nắng vấn vương
Rủ chim giục giã gọi thương nhớ về

Đành lòng dập tắt đam mê
Giữ tâm thanh tịnh nẻo quê thanh nhàn.

Tháng Ba (Hoa Nắng)
Cuối Tháng Ba (Nguyễn Bính)
Đường Tháng Ba (Đỗ Hồng)
Gửi chị Tháng Ba (Bình Nguyên Trang)
Khúc Tháng Ba (Phạm Ngọc)
Nỗi Niềm Tháng Ba (Bình Nguyên Trang)

NHÀ TÔI CÓ CHIM VỀ LÀM TỔ

Hoàng Kim

Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa

Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.

Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.

Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công

Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !

Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm …

Trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn có bốn đền thờ Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh,Thần Khổng Lồ trấn giữ bốn hướng đông tây nam bắc của cố đô Hoa Lư.[1]  giúp đỡ, che chở người dân của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần[2]. Lý Quốc sư được xem như vị Thần Khổng Lồ trấn trạch phía Bắc trong Hoa Lư tứ trấn.

Nơi thờ tiêu biểu nhất là https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_Th%C3%A1nh_Nguy%E1%BB%85n”>đền thờ đức Thánh Nguyễn trên mảnh đất sinh ra ông thuộc địa phận hai xã Gia Thắng – Gia Tiến, Gia target=”_blank”>https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_Vi%E1%BB%85n”>Gia Viễn. Xưa đây là chùa Viên Quang, sau khi ông mất nhân dân biến Viên Quang Tự thành đền thờ trấn Bắc Hoa target=”_blank”>https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_L%C6%B0_t%E1%BB%A9_tr%E1%BA%A5n”>Hoa Lư tứ trấn.%5B36%5D&gt target=”_blank”>https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Qu%E1%BB%91c_S%C6%B0#cite_note-36″>%5B36%5D>.

Tại ngôi đền cổ khu trung tâm di tích https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_Hoa_L%C6%B0″>động Hoa Lư thì tượng ông được phối thờ cùng với tượng vua https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_Ti%C3%AAn_Ho%C3%A0ng”>Đinh Tiên Hoàng. Lý Quốc Sư cũng được thờ ở đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn; đền thờ Tô Hiến Thành và chùa Lạc Khoái ở bên https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_Ho%C3%A0ng_Long”>sông Hoàng Long gắn với giai thoại tuổi thơ ông hay cụm di tích miếu Bồ Vi – đình Vật ở xóm 10, thôn Bồ Vi, thị trấn Yên Thịnh, https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAn_M%C3%B4″>Yên Mô. Ông cũng được thờ ở https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Nh%E1%BA%A5t_Tr%E1%BB%A5″>chùa Nhất Trụ và https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_Am_Ti%C3%AAn”>động Am Tiên ở https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%91_%C4%91%C3%B4_Hoa_L%C6%B0″>cố đô Hoa Lư. Tại đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAn_Kh%C3%A1nh”>Yên Khánh ông được suy tôn là đức thánh cả.

Tam giác châu huyền thoại, Minh Không Lý Quốc sư, huyền thoại chùa Bái Đính là những thông tin quý không nỡ quên, xin lưu lại để nhớ và hiến tặng bạn đọc.

Hoàng Kim

Tài liệu tham khảo chính:

(1) Từ điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt mục https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Qu%E1%BB%91c_S%C6%B0″>Lý Quốc sư đã cập nhật tới ngày 17 tháng 10 năm 2015 với một bản đúc kết tổng hợp và 43 tài liệu tham khảo.

(2) Thiền Uyển Tập Anh  nguyên bản chữ Hán khắc in năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) là một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh Lê Lý một số vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần, do Ngô Đức Thọ – Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích, Phân Viện Nghiên cứu Phật học, Nhà Xuất bản Văn học 1990.

(3) Tỳ Ni Đa Lưu Chi : phiên âm tiếng phạn Vinitaruci, đây là dòng thiền phương Nam do thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi người Ấn Độ đến Việt Nam năm 580 thời Hậu Chu, trù trì ở chùa Pháp Vân, ngày nay gọi là chùa Dâu ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử tại Quyết định số 313- VH/ QĐ ngày 28- 4- 1962.

(4) Tóm tắt thông tin một số lễ hội đức thánh Nguyễn. Theo Thiền sư Nguyễn Minh Không và một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu ở miền Bắc, Ths.Trần Mạnh Quang – Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 năm 2014.

Lễ hội chùa Viên Quang: Ngôi chùa nhỏ này được Thiền sư Nguyễn Minh Không dựng tại quê hương Đàm Xá sau khi đắc đạo, ngài đã tu trì Phật pháp tại đây cho đến lúc viên tịch, nay thuộc địa phận hai xã Gia Thắng, Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nhân dân về sau đã biến chùa Viên Quang thành nơi thờ tự Ngài (gọi là đền Thánh Nguyễn), được xưng tụng là một trong “Hoa Lư tứ trấn”. Lễ hội tưởng nhớ “đức Thánh Nguyễn” hội chùa Viên Quang lại được diễn ra ngày mồng 6 và 7/3 Âm lịch. Phần lễ gồm nghi thức dâng hương chư Phật, tế rước Đức Thánh Nguyễn. Phần hội nhộn nhịp với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Có một chi tiết đậm màu huyền hoặc trong lễ hội là người dự hội sẽ được chiêm ngưỡng cây đèn đá cao hơn một mét, tương truyền khi Thiền sư Nguyễn Minh Không ngồi thiền tịnh, cây đèn đá này tự nhiên mọc lên, ánh đèn sáng tỏ tới tận trời cao, chim thú theo đó mà kéo về chầu tụ xung quanh.

Lễ hội chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với lịch sử gần 400 năm với tên chữ là Thần Quang tự, ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.  Theo Thánh tổ thực lục diễn ca lưu giữ ở chùa thì ban đầu chùa có tên gọi là Nghiêm Quang Tự, sư tổ của chùa chính là Lý Quốc Sư. Lễ hội chùa Keo diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15/9 Âm lịch với nhiều nghi lễ tôn giáo và tập tục cổ truyền. Phần lễ của hội chùa Keo bắt đầu từ sáng ngày 13/9 với nghi thức dâng hương tế bái tại ban thờ sư tổ cùng chư Phật. Tiếp sau là nghi thức rước kiệu quy mô lớn, phỏng lại các sự tích giúp Vua giúp nước của sư tổ xưa. Đi đầu đám rước là đôi ngựa hồng, ngựa bạch với đầy đủ yên cương, chân ngựa có 4 bánh, do các trai làng khỏe mạnh kéo. Theo sau là 8 lá cờ thần, có đội bát bửu, lỗ bộ cùng 42 người vác đồ tế khí hộ tống. Kiệu Thánh là cỗ kiệu bát cống uy nghi, hai bên là những người cầm quạt che kín. Đám rước với hàng nghìn người tham dự, mô phỏng sự tích nhà Vua mời Ngài vào cung chữa bệnh. Chiều ngày 14, tại tòa Giá Roi thực hiện nghi lễ Chầu Thánh. Ngày 15, đám rước hoàn cung. Phần hội chùa Keo đáng chú ý với nhiều trò chơi dân gian cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật độc đáo. Chiều ngày 13 diễn ra các cuộc thi bơi chải sôi động, gợi nhớ lại tích ngài làm phép đưa thuyền về kinh sư trong một đêm. Tối ngày 13 còn có thêm các cuộc thi kèn, trống. Chiều ngày 14, hội lại rộn ràng với các điệu múa chèo cạn, múa “ếch vồ” mang đậm chất phóng khoáng của vùng dân cư ven sông nước. Song song với những hoạt động hội ngoài trời, bên trong chùa cũng nhộn nhịp với các cuộc thi diễn xướng về đề tài: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực. Qua 3 ngày 3 đêm, lễ hội chùa Keo đã thể hiện được tấm lòng thành kính của người dân nơi đây đối với Thiền sư Nguyễn Minh Không – vị Thiền sư có nhiều công lao giúp dân giúp nước thời nhà Lý. Đồng thời qua đó cũng phản ánh thêm nét sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của nền văn hóa nông nghiệp đồng bằng Bắc bộ.
Lễ hội chùa Cổ Lễ “Dù ai buôn bán trăm nghề. Mười tư tháng Chín thì về hội Ông”. Hội chùa Cổ Lễ được diễn ra từ ngày 13 đến 16/9 Âm lịch tại chùa Cổ Lễ, thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tương truyền sau khi đắc đạo, Thiền sư Nguyễn Minh Không đã về đây dựng chùa. Ngoài tu giảng Phật pháp, ngài còn bốc thuốc chữa bệnh giúp dân, đúc nên “Tứ đại khí” lừng danh, được người dân ca tụng, tôn xưng ông Tổ nghề đúc đồng. Hội chùa Cổ Lễ được đánh giá là một trong những lễ hội truyền thống còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa cổ truyền. Phần lễ có các nghi thức dâng hương cúng Phật, tế rước Thánh sư Minh Không. Lễ rước chính được tổ chức vào 14/9 Âm lịch – tương truyền là ngày Thánh Đản sinh. Đám rước kiệu Thánh từ chùa vòng đi quanh làng. Dẫn đầu là đội múa lân sư mở đường, đi sau là đội tế nam quan, nữ quan, nghi trượng, bát bửu, biểu lệnh. Đặc biệt, một bảo vật rất có giá trị ở chùa Cổ Lễ, khẳng định niềm tự hào về vị Thánh sư đúc đồng của tín đồ, phật tử và người dân nơi đây là quả chuông cao hơn 4m, nặng 9 tấn, được đúc với nhiều họa tiết tinh xảo. Phần hội ngoài các trò chơi dân gian như đấu vật, cờ người, tổ tôm, múa rối nước thì đặc sắc nhất là hội thi bơi chải. Đây là hoạt động diễn ra trong suốt thời gian tổ chức lễ hội, kỷ niệm sự tích Thiền sư Nguyễn Minh Không xuôi theo đường thủy lên kinh chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Theo quan niệm dân gian tại hội chùa Cổ Lễ thì “Hễ mà bơi chải râm ran; Thánh cho đôi chữ bình an đời đời” nên các cuộc thi tài vô cùng sôi động và quyết liệt. Chải được nhà chùa phối hợp cùng ban tổ chức mời các nghệ nhân lành nghề đóng. Các họ tham gia tuyển chọn trai tráng tập luyện, chuẩn bị đầy đủ trang phục, dụng cụ thi đấu. Chiều 12/9 Âm lịch các họ tổ chức rước kiệu lên chùa hầu Thánh, trên cạn là kiệu rước, đội bát âm, dưới nước có các đội bơi chải, gọi là nghi thức “bơi chầu Thánh”. Sáng 13/9 Âm lịch, sau khi nhà sư trụ trì chùa Cổ Lễ làm lễ tẩy uế các chải, hội bơi chải chính thức được bắt đầu. Trên mỗi chải có khoảng 16 người, gồm 12 tay bơi, 1 người lái 1 tay mõ, 1 tay cờ và 1 tay tát nước. Các chải phân biệt qua màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Trong 4 ngày hội (13 – 16), mỗi ngày các chải thi đấu 4 vòng quanh sông, thành tích được tính theo điểm số quy định. Chải thắng cuộc là chải có sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo nhất giữa các thành viên. năm nào chải của họ nào thắng thì cả họ năm đó tin rằng sẽ được Thánh phù hộ cho may mắn.
Lễ hội chùa Ngũ Xã: Chùa Ngũ Xã hay còn gọi là chùa Thần Quang thuộc địa phận làng Ngũ Xã, vốn nổi tiếng với nghề đúc đồng đất Thăng Long xưa, nay là phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Theo bia Thần Quang tự bi ký tại đây thì chùa có niên đại từ thế kỷ XVIII, thờ Phật cùng Thiền sư Nguyễn Minh Không – được dân làng Ngũ Xã xưng tụng là Đức Thánh Tổ Thành Hoàng, Tổ sư nghề đúc đồng. Tên gọi Thần Quang tự của chùa được đặt theo tên chữ chùa Keo (Thần Quang Tự) ngôi chùa gốc thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không ở Thái Bình. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 1/11 Âm lịch, chùa Ngũ Xã lại cùng với dân làng mở hội tưởng nhớ vị tổ nghề đúc đồng – Thiền sư Nguyễn Minh Không. Hội Ngũ Xã gắn với truyền thuyết trâu vàng hồ Tây, truyện xưa kể rằng khi Thiền sư Nguyễn Minh Không ra Thăng Long có đúc một quả chuông đồng. Chuông đúc xong đánh lên tiếng vang rất xa. Trâu vàng trong kho của nhà Tống bên Trung Quốc nghe thấy tưởng tiếng trâu mẹ gọi bèn vùng lên chạy sang. Sợ hai nước vì thế mà hiểu lầm, sinh ra chiến tranh nên Thiền sư Nguyễn Minh Không cho đẩy chuông xuống hồ, trâu vàng theo đó cũng nhảy xuống rồi lặn mất. Chùa Ngũ Xã hiện nay còn lưu giữ một pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng tọa trên đài sen cao gần 4m, nặng hơn 10 tấn, là kiệt tác đúc đồng của nghệ nhân Ngũ Xã, từng được sách Kỷ lục Việt Nam năm 2010 ghi nhận là pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng lâu đời nhất Việt nam hiện còn với nhiều giá trị lịch sử và thẩm mỹ quý báu. Hội chùa Ngũ Xã diễn ra trang trọng với nghi thức dâng hương thỉnh Phật, thỉnh Tổ. Dân làng Ngũ Xã coi đây là lễ giỗ Tổ chung của làng, các họ đều bày soạn cỗ tế với xôi gà, hoa quả thịnh soạn. Phần hội tiếp theo với màn hát văn, quan họ cùng nhiều trò chơi dân gian sôi nổi như đấu cờ, chọi gà. Ngoài ra, du khách tới hội còn được chiêm ngưỡng triển lãm các sản phẩm đúc đồng truyền thống Ngũ Xã như đỉnh đồng, lư hương, hạc, tượng tinh xảo.
Lễ hội chùa Trông: Ấn ban phong tặng Quốc sư Linh cấp thiêm gia Thánh tổ (Ấn ban phong tặng Quốc sư Linh thiêng ban thêm Thánh tổ) Đó là đôi câu đối tại chùa Trông ca ngợi công tích Thiền sư Nguyễn Minh Không. Chùa Trông tên chữ là Hưng Long tự, thuộc địa phận xã Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Tương truyền chùa được Thiền sư Nguyễn Minh Không dựng nên vào khoảng thế kỷ XII, đời vua Lý Thần Tông. Sự tích chùa kể rằng, hai làng Hán Lý, Hào Khê (xã Hưng Long) xưa vốn là một làng, cũng chính là quê mẹ của ngài. Sau khi ngài chữa khỏi bệnh cho nhà Vua đã không màng danh lợi, mà dời gót thiền về đây dựng chùa, rồi hóa trên ngọn núi Tam Viên. Để ghi nhớ công ơn, hàng năm từ 15 đến 26/3 Âm lịch, nhà chùa cùng với nhân dân Hán Lý, Hào Khê lại mở hội tôn vinh Ngài. Hội chùa Trông diễn ra trang trọng với nhiều nghi lễ tế rước trang nghiêm. Trong đó, quan trọng nhất là các lễ: rước nước (15/3), “xuất đông nhập tây” (20/3) và lễ tế Thánh về trời (26/3). Lễ rước nước bắt đầu vào ngày 15/3. Đây là nghi lễ xin nước để cầu mong Thánh tổ Nguyễn Minh Không che chở. Ngay từ sáng sớm, người dân trong xã đã tập trung về chùa, đợi có hiệu lệnh của chủ tế sẽ xuất hành ra đê sông Luộc. Tại đây, Ban tổ chức bố trí sẵn 2 thuyền rước, vật phẩm mang theo có chóe sứ, thau đồng, gáo đồng, bát bửu, trống cái, trống con… mỗi thuyền chở khoảng 20 người, bơi ra đến giữa dòng sông lấy nước gọi là nước “Thanh thủy”, thời gian lấy nước thường vào đúng 12 giờ trưa. Nước sau đó được đưa trở lại chùa, dùng để dâng lên tế lễ, tắm tượng, thay áo mới cho Thánh. Áo cũ thay ra được chia thành nhiều mảnh, với quan niệm là “lộc Thánh” ban cho các giáp. Qua mấy ngày hội hè rộn rã, đến 20/3, hội tổ chức lễ “xuất đông, nhập tây”. Đây là nghi lễ tưởng nhớ ân đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không cùng thân mẫu, thân phụ Ngài. Đoàn rước gồm 3 kiệu là kiệu Thánh tổ, kiệu thân phụ và kiệu thân mẫu Thánh. Các kiệu đi theo cung đường “nghinh thần”: từ cổng phải chùa (phía đông) ở Hán Lý vòng qua Hào Khê đến cổng Tam Viên (nơi ngài hóa, còn gọi là Mả Thầy) rồi trở về chùa theo cổng trái (phía tây). Tiếp sau đó sẽ tiến hành nghi thức tế Thánh. Theo lệ, tế phẩm phải gồm lục lễ là hương, đăng, hoa, quả, trà, oản. Thời gian tế khoảng 2 đến 3 tiếng, đến cuối buổi tế mới đọc chúc văn. Kết thúc lễ hội chùa Trông là nghi lễ tế Thánh về trời vào sáng ngày 26/3. Toàn thể tín đồ, phật tử, người dân tham dự thành kính dâng hương trước tượng đức Thánh. Lễ tế được kết thúc trước giờ Ngọ (12 giờ trưa) vì tương truyền rằng đó là giờ thiêng để Thánh về cõi Phật. Ngoài phần lễ chính, lễ hội chùa Trông còn có phần hội với nhiều hoạt động sôi nổi như hát chèo, múa hoa đăng, chọi gà, vật võ cổ truyền cùng nhiều trò chơi dân gian phong phú, đặc sắc khác.
Lễ hội chùa Quỳnh Lâm: Thuộc địa phận xã Tràng an, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng là ngôi chùa cổ, từng được xem là một trong những trung tâm Phật giáo Đại Việt xưa. Tương truyền chùa được khởi dựng cuối thế kỷ V đầu thế kỷ VI thời Tiền Lý. Sang thế kỷ XI-XII, Thiền sư Nguyễn Minh Không từng có thời gian tu tập ở chùa. Ngài đã đúc cho chùa pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng nguyên khối, cao hơn 6 trượng – dân gian quen gọi là tượng Phật Quỳnh Lâm, được xưng tụng là một trong “Tứ đại khí” của nước Nam. Ngoài ra tại chùa, ngài còn tạc thêm một tấm bia đá có chiều cao gần 2,5m, bề ngang khoảng 1,5m. Sang thế kỷ XIV, với sự vận động tích cực của trụ trì chùa lúc đó là Trúc Lâm nhị Tổ Pháp Loa, chùa Quỳnh Lâm đã trở thành “Đệ nhất danh lam”, cơ sở tu tập, truyền kinh, giảng đạo hàng đầu cả nước. Dẫu qua bao thăng trầm của lịch sử, cứ mồng 1 đến mồng 4/2 Âm lịch hàng năm, chùa Quỳnh Lâm lại mở hội tưởng nhớ đến công ơn hộ quốc tý dân, hoằng dương Phật pháp của các vị sư tổ, trong đó, Thiền sư Nguyễn Minh Không là vị Sư tổ với nhiều huyền tích xoay quanh. Tượng Phật Quỳnh Lâm ngài đúc hiện chỉ còn trong ghi chép của sử sách, bia đá cao lớn với hoa văn uốn lượn ghi dấu tạc của ngài cũng mai một qua thời gian. Nhưng trong tâm thức dân gian, tới lễ hội chùa Quỳnh Lâm, tín đồ, phật tử và khách hành hương luôn hướng tới ngài với tấm lòng thành kính nhất. Khai lễ chùa là màn tế rước,  dâng hương chư Phật cùng các vị sư tổ. Ngoài tín đồ, phật tử và du khách, các làng của xã Tràng An theo truyền thống cũng tới chùa tế bái. Ai nấy đều trang nghiêm, cầu mong cho tâm hồn luôn được an lạc, thanh thản. Tiếp sau phần lễ là phần hội chùa với những nét văn hóa đặc sắc. Các chương trình nghệ thuật chọn lọc, nhiều trò chơi dân gian độc đáo, kèm theo là những hoạt động thể thao sôi nổi, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của mọi người. Lễ hội chùa Quỳnh Lâm có thể nói là sự hài hòa giữa truyền thống tôn giáo mà cụ thể ở đây là Phật giáo với truyền thống văn hóa dân tộc, được biểu hiện rõ nét qua hành tích, công nghiệp của vị sư tổ – Thiền sư Nguyễn Minh Không. Ngoài những lễ hội Phật giáo tiêu biểu ở miền Bắc có liên quan tới Thiền sư Nguyễn Minh Không đã nêu trên, còn một số lễ hội Phật giáo khác có liên quan tới Ngài, trong khuôn khổ quy định của bài viết chúng tôi chưa có điều kiện đề cập được hết. Hy vọng có dịp trở lại, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề được đầy đủ và chi tiết hơn.” (lược trích từ Thiền sư Nguyễn Minh Không và một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu ở miền Bắc, Ths.Trần Mạnh Quang – Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 năm 2014).

” data-medium-file=”” data-large-file=”” />

CHIM PHƯỢNG HOÀNG ĐẤT VƯỜN NHÀ TÔI

Hoàng Kim

Phượng hoàng đất là Chim trĩ ( Buceros bicornis) là loài chim quý hiếm, với các loại trĩ đỏ, trĩ  xanh và trĩ đen. Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy,  một trong tứ linh (long , ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì  Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương , biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã . Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó được mừng là đất lành, thịnh vượng, và điềm lành. Rồng và Phượng (hoàng) là biểu tượng cho hạnh phúc vợ  chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express thì Phượng hoàng đất ở Tràng An  là loài Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, được phát hiện thấy tại một số khu rừng ở Tràng An Ninh Bình. Ở phương Nam, trong điều kiện đồng bằng tôi bất ngờ gặp loài chim trĩ  lông xanh đen (ảnh minh họa) là loài nhỏ hơn nhưng vẫn rất đẹp và quý mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.

chim-phuong-hoang-dat-9781-1381131449.jp

Bạn vừa thưởng thức bài thơ: Nhà tôi có chim về làm tổ. Vườn nhà tôi có cặp chim trĩ về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, …và sóc về nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui.

Tổ chim Trĩ (Phương Hoàng đất) trên cây lộc vừng trước cửa nhà tôi bị gió lớn hất xuống sân. Con chim Trĩ non mới nở được nhà tôi cho vào một chiếc rỗ con treo lên cây để chim bố mẹ hàng ngày có thể cho ăn. Tối đó đi Phú Yên về, tôi rọi đèn ra thăm, trăng 16 đã hơi muộn. Chim non cánh vẫn còn ngắn… Sáng nay, nghe tiếng líu ríu của bố mẹ, hai con chim Phượng sà xuống lần lượt cho con ăn và gù rất lạ như là khuyến khích con bay lên.


Chim Trĩ non thốt nhiên bật dậy nhảy lên thành rỗ. Sau khi lấy đà, nó bay vù qua nơi chảng ba của cây lộc vừng với sự háo hức lạ. Sau đó bổ nhào xuống cây sơn và đậu vững vàng như một con chim thành thục. Cặp Phượng Hoàng đất chuyền cành trên cây me cho con, có bộ lông đẹp, xanh mướt như ngọc và đều hót vang. Con chim non rướn mình bay lên khóm mai và cũng líu ríu. Nó đã tự tin và học đang bay.


Nó đậu chắc trên cây mai và chịu mưa gió mạnh suốt đêm. Tôi lo lắng hai ba lần ra soi đèn vẫn thấy chim đậu chắc trên cây chịu mưa gió. Tôi bỗng nhớ lời Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Chim Hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ lông cánh, nếu không khác gì chim thường”.

NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC VÀ 18 LÔNG CHIM

Hoàng Kim

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 là ngày được Liên Hợp quốc chọn tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại. Mục tiêu của sự tôn vinh này không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng mà còn là ngày của hành động, nỗ lực nhiều hơn để đem lại hạnh phúc tốt hơn cho người người trên trái đất.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Vương quốc Bhutan là được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 70 thế kỷ XX, Bhutan là quốc gia đã ghi nhận vai trò của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia bằng việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội. Họ cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới, và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc còn khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, xóa nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người và xuất phát từ nguyện vọng mỗi người hãy chọn cho mình một quan niệm đúng về hạnh phúc, quan tâm đến vấn đề cốt lõi nhất trong sự tồn tại là làm sao tìm được thật nhiều niềm vui trong cuộc sống, làm lan tỏa những điều tốt đẹp nhất trên khắp hành tinh xanh.

Ngày này được Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên hợp quốc từ vào ngày 28 tháng 6 năm 2012. Việc Liên hợp quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc xuất phát từ nguyên nhân đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngàyđêm bằng nhau và người ta cho đó là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ.[3] Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âmdương, giữa ánh sángbóng tối, giữa ước mơhiện thực từ đó ngày này được cho là sẽ truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.[4]

Ban Ki-moon cũng tranh thủ nhân đó kêu gọi công dân tất cả các nước cam kết giúp đỡ những người xung quanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện của nhân loại bằng tình yêu thương làm lan tỏa hạnh phúc và giúp chúng ta xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn để khi tham gia làm việc thiện, bản thân chúng ta cũng nhận lại những điều tốt lành.[3]

Ngày xuân phân, chúng tôi thành công với lúa siêu xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, năng suất cao chất lượng tốt trên đồng ruộng. Tôi trở về nhà đúng ngày quốc tế hạnh phúc (*)  và may mắn nhặt được18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ   rãi rác ở dưới gốc bồ đề, khóm trúc, vườn mai, khế, vú sữa … Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.


20 tháng 3 năm 2014  ngày quốc tế hạnh phúc, với gia đình tôi là ngày xuân phân may mắn. Nhà tôi có chim về làm tổ. Tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non sau khi Thăm siêu lúa xanh ở Phú Yên. (Ành HK)

Bồ đề ra lộc non
Cây bồ đề nhà tôi ra lá non

VƯỜN CỔ TÍCH ANH VÀ EM

Hoàng Kim

Anh đưa em vào
Vườn thiêng cổ tích
Nơi trời đất giao hòa
Ong làm mật yêu hoa
Lá non đùa nắng mới

Nhạc đồng xuân thung dung
Đắm say hòa quyện
Ban mai mù sương sớm
Trời xanh trong như ngọc
Cá nước chim trời
Vui thú an nhiên…

Khoảng lặng đất trời
Bí mật vườn thiêng

(chùm ảnh: nhà tôi)

Xuân phân, tôi thật vui khi nông dân hài lòng với Năm giống sắn mới ở Phú Yên. Về nhà vui đọc lại: Nhà tôi có chim về làm tổ. Chim Phượng Hoàng đất vườn nhà tôi.  Ngày hạnh phúc và 18 lông chim. Vườn cổ tích anh và em, nay lưu lại chuyện vui này.

CHÀO EM NGÀY MỚI NẮNG ĐẦY TIẾNG CHIM

Hoàng Kim

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.