ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lý do Điện Kremlin đặt cược vào thời đại của Trump dù biết mạo hiểm
Tuesday, January 24, 2017 19:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một cường quốc kiêu hãnh như Nga vì sao tự biến mình trở thành đất nước bị chi phối bởi biến động chính trị của một “đối thủ” như Mỹ?

Sau buổi lễ nhậm chức chính thức hôm 20/1, nhìn một cách tổng quan vào những gì mà Điện Kremlin mong đợi trong quan hệ Mỹ-Nga, Phó giáo sư Ivan Tsvetkov, chuyên gia nghiên cứu nước Mỹ từ Đại học St.Petersburg chỉ ra rằng Moscow dường như đang đặt rất nhiều hy vọng vào Tổng thống Donald Trump.

Điện Kremlin đang đặt kỳ vọng rất nhiều vào chính quyền Donald Trump.

Tuy nhiên, nếu kỳ vọng của người Nga về Mỹ không trở thành sự thật, điện Kremlin có một kế hoạch dự phòng, đó là tìm kiếm “những người bạn” thay thế khác ở châu Âu. Một trong số đó là ứng cử viên tổng thống Pháp Francois Fillon, người đang dẫn đầu tỷ lệ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay. Ông Fillon vốn được xem là một người bạn dành nhiều thiện cảm cho Nga. Ngoài ra, Moscow đang chờ đợi tin vui từ các cuộc bầu cử ở Đức cũng như ở một số nước châu Âu khác.

Thế nhưng điều này lại khiến giới quan sát nhìn thấy một thực tế mới đang thay đổi. Một cường quốc luôn có khả năng phát triển độc lập, không dựa trên những thay đổi chính trị hay biến đổi về nhân sự lãnh đạo ở các nước khác như Nga nay đã biến mất.

Ivan Tsvetkov tin rằng một quốc gia mạnh mẽ và thành công như Nga không nên quá quan tâm đến việc ai sẽ là tổng thống tương lai của nước Pháp, Mỹ hay là bất cứ quốc gia nào.

Hơn nữa, đối với vị thế của một cường quốc, không có lý do gì để Nga phải tập trung mọi sự chú ý cho buổi điều trần Thượng viện quyết định thành viên tương lai của chính quyền Trump.

Tsvetkov cho rằng chính sách đối ngoại của điện Kremlin giờ đây đậm chất ý tưởng về cái gọi là các nhà lãnh đạo mới ở nước ngoài có thể quyết định tương lai, quyết định sự thành bại của Nga.

Theo logic như vậy, nếu ông Trump vượt qua được những lời lẽ chống Nga tại Quốc hội và nhân dân Pháp chọn ủng hộ Nga vì Fillon, tất cả mọi thứ sẽ ổn định và đi đúng hướng – các biện pháp trừng phạt về kinh tế và chính trị sẽ được dỡ bỏ, Nga sẽ được tôn trọng và được công nhận rộng rãi như là một trong những cường quốc toàn cầu.

Tương tự như vậy, nếu “những người bạn” nói trên của Nga không thể đả bại được các nhóm coi Nga là kẻ thù thì một điều hiển nhiên rằng Moscow cũng không thành công và chẳng còn ai công nhận vị thế địa chính trị của Nga nữa.

“Một cách tiếp cận chính sách đối ngoại như vậy của Nga chính là tự đẩy bản thân vào ngõ cụt”, chuyên gia Tsvetkov viết trong một bài phân tích trên tờ Russia Direct.

Ông chỉ ra rằng, sau tất cả, tác động từ một số sắc thái chính trị và các yếu tố khó lường khác trong chính trường Mỹ có thể nhanh chóng đổi vai chính trong một vở kịch.

Một nhân vật vốn được cho là “hiền hòa” bỗng một ngày có thể trở thành một nhân vật chống Nga dữ dội. Cũng như không thể nói trước điều gì về việc một ngày nào đó các nhóm “diều hâu” đối đầu với Điện Kremlin có thể sớm giành lại vị thế quan trọng trong chính trường Mỹ.

Trong bối cảnh như vậy, có thể nhắc đến ví dụ về Chrystia Freeland, người vừa được bổ nhiệm trở thành ngoại trưởng mới của Canada.

Bà vốn là một cựu phóng viên của tờ Financial Times có gốc Ukraine, người nổi tiếng với lập trường cứng rắn đối với điện Kremlin.

Trước đó Bộ Ngoại giao Nga đã đưa bà Freeland vào “danh sách đen” sau những lời chỉ trích khắc nghiệt về cái gọi là “thôn tính Crimea”. Thế nhưng với việc trở thành một quan chức mới trong nội các Canada, Nga đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan khi không biết phải cư xử thế nào.

Hình ảnh của cựu Tổng thống Obama đang bị tạo dựng một cách hơi thái quá ở Nga.

Tương tự, câu hỏi được đặt ra ở đây là điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump không có được những cộng sự cùng chí hướng và khiến cho làn sóng đồi đầu Nga càng gia tăng?

Ivan Tsvetkov nhận định, các nhà chức trách Nga dường như không hiểu được thực tế khắc nghiệt này. Do đó năm 2017 có thể là năm của hy vọng và bao gồm cả thất vọng cho Điện Kremlin, ít nhất vì Moscow đang háo hức mong đợi động thái thân thiện từ các tầng lớp chính trị mới của các nước phương Tây. Và, cùng một lúc, họ cũng sẽ thấy những phản ứng bất lực của các chính khách ủng hộ Nga khi nhận đòn phản công từ phe “diều hâu”.

Thiên hướng của Điện Kremlin là tìm kiếm những âm mưu và kẻ thù ở bên ngoài như một nguyên nhân giải thích cho những thách thức trong và ngoài nước hiện nay. Và một trong những lý do khiến người Nga rơi vào trạng thái mơ tưởng như vậy một phần đến từ các tuyên truyền viên nhà nước – những người đã thành công trong nhiệm vụ làm mất uy tín của Tổng thống Mỹ Obama và chính quyền của ông. Nhiều người Nga tin rằng chính sách của nhà lãnh đạo này chính là điều gây ra tai ương cho Nga trong giai đoạn 2014-2016.

Chuyên gia nghiên cứu nước Mỹ cho rằng Điện Kremlin đang đi theo logic sai lầm khi nghiễm nhiên khẳng định rằng tổng thống đời trước gây ra khủng hoảng thì người đến sau sẽ đảo ngược lại tất cả.

Kết quả từ ngộ nhận như vậy đến từ sự thiếu hiểu biết về thực tế chính trị Mỹ và những sắc xung quanh nó. Điều này dẫn đến sự in hằn trong tâm trí người Nga rằng ông Obama là tổng thống chống Nga quyết liệt nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Thế nhưng chính các chính khách đảng Cộng hòa của ông Trump mới là người chống Nga còn mạnh bạo hơn khi chỉ trích ông Obama là vẫn còn “quá yếu đuối trong đối phó” với Tổng thống Putin.

Sau tất cả, phản ứng của ông Obama về việc sáp nhập Crimea của Nga là tương đối “hiền hòa” khi ông không lựa chọn các biện pháp khắc nghiệt khác được đề xuất từ phe “diều hâu”.

Ông Obama từ chối cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine bất kể áp lực từ những thành viên đảng Cộng hòa hiếu chiến. Ông cũng đã dần từ bỏ nỗ lực để lật đổ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad, vốn được ủng hộ bởi Điện Kremlin.

Trong khi đó, những người được coi là “bạn bè” của Nga trong nội các của ông Trump có thể còn cứng rắn hơn về mảng đối ngoại đối với Điện Kremlin.

Ví dụ như Ngoại trưởng Mỹ chỉ định Rex Tillerson, vốn được nhiều người coi là một “người bạn của Nga”, đã thể hiện quan điểm rõ ràng trong phiên điều trần của Thượng viện rằng Nga là mối đe dọa đối với Mỹ. Hơn nữa, theo quan điểm của ông, Nga đang chiếm một phần lãnh thổ Ukraina. Thêm vào đó ông còn khẳng định sẽ ra quyết định hỗ trợ quân sự cho Kiev hồi năm 2014 nếu ông là Obama.

Kết luận lại chuyên gia Ivan Tsvetkov cho rằng, không quá ngạc nhiên khi đứng trước những khó khăn và áp lực đang siết chặt từ bên trong lẫn bên ngoài, Nga buộc phải có một cách tiếp cận mơ hồ về cái gọi là chính quyền mới của Trump sẽ thân thiện với Nga.

Đọc thêm>>> Trung Quốc gửi lời chúc mừng kèm cảnh báo đến Donald Trump

Tuy nhiên ông chỉ ra rằng Điện Kremlin sẽ cần phải lường trước được những sai sót và rủi ro cũng như không nên quá kỳ vọng vào một kết quả tốt đẹp đến từ cách tiếp cận như vậy.

Quốc Vinh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.