Giảm thiểu nỗi lo tuyệt chủng từ dự án trồng sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam, Kon Tum
Các dự án trồng sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam, Kon Tum đã trấn an cho nỗi lo về nguy cơ tuyệt chủng của sâm Ngọc Linh. Chính quyền 2 tỉnh cho rằng, khi việc mở rộng và quy hoạch vùng nguyên liệu sâm, mở tuyến đường lên vùng trồng sâm sẽ góp phần giữ rừng, bảo vệ rừng và bảo tồn giống sâm quý của Việt Nam.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã mở tuyến đường từ trung tâm huyện Nam Trà My đến vùng sâm Ngọc Linh tại xã Trà Linh. Đây là một trong những tuyến đường du lịch nhằm “ rút ngắn” khoảng cách giữa vùng núi Ngọc Linh ( có đỉnh cao 2.598met), đồng thời là dự án tạo ra một “ vòng tròn du lịch”.
Dự án trồng sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam, Kon Tum
Theo mô tả của ông Hồ Quang Bửu – Chủ tịch UBND H.Nam Trà My thì tuyến đường này có thể kết nối với huyện Đăk Lei (Kon Tum) và mở rộng tuyến “ du lịch sâm” khép kín từ Hội An lên Nam Trà My ( nơi có vùng trồng sâm)… Điều này cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) ban hành quyết định số 3235/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ.
Tại Việt Nam, có 2 vòng trồng sâm Ngọc Linh chính là tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Có đến 5 huyện với 16 xã của hai tỉnh này có sâm Ngọc Linh. Qua đó, 2 tỉnh này đã được cấp phép quy hoạch hàng chục nghìn ha rừng để trồng sâm và phát triển vùng nguyên liệu sâm dưới tán rừng. Việc trồng sâm sâm dưới tán rừng được cho là giúp bảo vệ rừng và bảo vệ sâm Ngọc Linh khỏi sự tuyệt chủng.
Bảo tồn sâm Ngọc Linh tại rừng giúp giảm thiểu nguy cơ sâm bị tuyệt chủng
Thảo dược sâm Ngọc Linh được phát hiện tại Việt Nam vào ngày 19.3.1973, do đoàn điều tra dược liệu Ban dân y Quân khu 5 (do dược sĩ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang hướng dẫn) tại độ cao khoảng 1.800 met của núi Ngọc Linh của 2 huyện Kon Tum và Quảng Nam. Trước đó, đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng thuộc Trung Trung bộ đã gọi sâm Ngọc Linh là củ rừng và “ cây thuốc giấu”.
Đơn vị chịu trách nhiệm phân phối sâm Ngọc Linh tự nhiên : http://www.nhansamnuingoclinh.com