ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đến với bài thơ hay
Thursday, March 10, 2016 5:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


RuouNuiRƯỢU NÚI

Lò Cao Nhum

Bạn đến
Mời ngồi xếp bằng tròn trên núi
Giữa chiếu đan bằng tia mặt trời.

Bát rượu trăng rằm
Mong hồn vía bạn đừng thất lạc
Cầu cụ ông, cụ bà cây si, cây đa
Gái bản nụ hoa, trai mường cây nghiến
Ngửa bàn tay cũng da
Úp bàn tay cũng thịt.

Rượu nhà tôi
Ủ từ lá sắc rừng gai
Chắt từ củ mài hốc đá
Vợ tôi nấu thơm từ lửa đỏ đêm dài.

Rượu nhà tôi
Có ngọt mật ong vách đá
Có chua măng ướp chum vò
Có cay của bạn tình cắn nhầm hạt ớt
Có đắng của em chồng phải lòng chị dâu.

Rượu nhà tôi
Rượu buộc chỉ cổ tay
Thắp lửa tình chiêng, tình trống
Đã uống vắt kiệt chum mà uống
Đã say đổ tràn tình mà say.

Nào bạn ơi
Cụng bát cùng rẻo cao muôn đời
Chụm bền ngọn núi
Giữa chiếu đan bằng tia mặt trời.


Nhà thơ Lò Cao Nhum đọc bài thơ Rượu núi

Lời bình của nhà thơ NGUYỄN ĐỨC MẬU

Mở đầu bài thơ Rượu núi là mấy câu thơ giản dị theo kiểu mời khách đến nhà. Tác giả ngỏ lời rất mộc mạc, chân chất nhưng cũng biết lấy cái cớ mời bạn để nói về thứ rượu rất riêng của bản mình. Bởi lẽ vừa là chủ nhà, Lò Cao Nhum vừa là nhà thơ. Từ hương vị của rượu núi anh mở rộng biên độ để phát triển ý tưởng và tạo được những câu thơ gần với ngạn ngữ, giầu sự đúc kết, cô đọng: Gái bản nụ hoa, trai mường cây nghiến/ Ngửa bàn tay cũng da/ Úp bàn tay cũng thịt.

Lò Cao Nhum giới thiệu về rượu núi bằng chi tiết và hình ảnh rất thật: Ủ từ lá sắc rừng gai/ Chắt từ củ mài hốc đá/ Vợ tôi nấu thơm từ lửa đỏ đêm dài…, tuy nhiên tác giả không dừng lại ở chi tiết, hình ảnh, anh có những câu nói về cái “cay” cái “đắng” của rượu thật đột biến: Có cay của bạn tình cắn nhầm hạt ớt/ Có đắng của em chồng phải lòng chị dâu… Câu thơ hay không phải vì vần điệu mà vì sự liên tưởng gợi mở. Và sau khi đã giới thiệu cái men say của rượu núi, tác giả buông một câu mời thật hào phóng: Đã uống vắt kiệt chum mà uống/ Đã say đổ tràn tình mà say.

Ở đoạn kết bài thơ, sức khái quát được nâng lên. Từ động tác uống rượu thường ngày, tác giả viết: Cụng bát cùng rẻo cao muôn đời/ Chụm bền ngọn núi… Câu thơ có sự dồn nén, hàm xúc gợi cho người đọc những suy nghĩ về mối quan hệ thương yêu của bè bạn, chòm bản xa gần. Toàn bộ bài thơ Rượu núi được viết bằng bút pháp giản dị, giầu chất dân tộc. Phải chăng Rượu núi là thứ rượu chan chứa tình đời, tình người, và chính những câu thơ hay trong bài cũng là men rượu chắt ra từ cuộc sống?

Trong cuộc thi truyện ngắn và thơ năm 1996 do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức, bài thơ Rượu núi đã giành được vị trí xứng đáng trong số các giải thưởng, thực sự là một đóng góp độc đáo cả về ý lẫn tình.

NHỚ LÃO KHOA TÌM RA RƯỢU NÚI

Hoàng Kim.

Lão Khoa thơ văn như phù thủy.
Tôi kể truyện này đã năm năm.
Hôm nay thung dung về chốn cũ.
Bất ngờ Rượu núi Lò Cao Nhum.

“Nào bạn ơi!
Cụng bát cùng rẻo cao muôn đời.
Chụm bền ngọn núi
Giữa chiếu đan bằng tia mặt trời” (1)

“Chiều buông ngọn khói hoang sơ
Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây”
“Cái còn thì vẫn còn nguyên
Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan” (2)

“Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” (3)

Mình ở xóm lá với Lão Khoa (4)
Ong và Hoa (5) việc ai siêng nấy
Rượu núi hôm nay vui biết mấy
Bạn hiền nắng ấm trăng thanh.

Hoàng Kim

(*) Cảm nhận trên trang Rượu núi nhân dịp
ghé thăm CÂU HÁT MƯỜNG PHĂNG
Chín sẽ quên và mười sẽ quên
Nhưng không quên Pú Thẩu (*) Đại tướng” …
(1) Thơ Lò Cao Nhum
(2) Thơ Trần Đăng Khoa
(3) Thơ Hoàng Kim
(4) Bài viết “Nhớ Lão Khoa tìm ra rượu núi
cảm nhận và bài đăng lần đầu tiên
(5) Thơ Hoàng Kim

MÌNH Ở XÓM LÁ VỚI LÃO KHOA

(Trích “TRUYỆN LÃO KHOA“, Hoàng Kim)

Lão Khoa thơ văn như phù thuỷ. Bạn hãy đọc ÔNG CHỦ XE BỤI và cái kết của lão Khoa “Thương trường là chiến trường. Đây là chiến trường còn kinh hơn thời bom đạn! Chỉ có người trong cuộc mới biết được thôi. Nhiều đại gia trông bên ngoài rất hoành tráng, nhưng đang chết dần từng ngày. Nợ ngân hàng đến nghìn tỷ. Xoay xỏa thế nào. Chỉ còn chờ ngày sập tiệm. Ông không tin à? Kinh lắm! Thế nên mình cứ buôn thúng bán bưng, cứ làm ông chủ xe bụi cho chắc chắn. Nhếch nhác nhưng khỏe re. Rỗi rãi, có khi mình sẽ lại viết văn. Mà nếu viết văn, cuốn sách đầu tiên, không khéo mình lại viết về ông Lựu! Lôi ông Lựu ra bán, chắc chắn đắt hơn bia bụi rất nhiều! Nói rồi, Lưu Xuân Tình ngửa cổ cười. Trông lão rờn rợn như một gã địa chủ nhà quê, có của ăn của để. Kinh! “. Tôi chỉ bình được một chữ (kèm vỗ đùi đánh đét): Phục! Sướng thiệt! Tôi tự hào mình ở xóm lá với lão Khoa !

XUÂN DIỆU BÌNH THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

Tôi nhớ cách đây 40 năm khi chú Xuân Diệu đến đọc thơ ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Mấy ngày hôm trước, trên bảng thông tin của Trường viết hàng chữ bằng phấn trắng. Lúc 7g tối thứ Bảy này có phim TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CÓ THỂ HOÃN ! Thuở đó liên hệ phim rạp thật khó. Người viết có lẽ vì không chắc chắn nên đã viết câu trước rất khiêm tốn, nhỏ nhắn, còn câu sau thì viết rất to, ý muốn nói có thể có phim mà cũng có thể không, trường hợp đặc biệt có thể hoãn (để mọi người đừng phiền). Buồn cười là không hiểu sao, có lẽ là vì quá mong mỏi nên các lớp sinh viên chúng tôi lại kháo nhau, rũ nhau đi xem vì tên phim hay lắm, ngộ lắm. Trời mới chập tối, sân trường đã có nhiều người đến xí chỗ tốt gần rạp chiếu. Mặc dù thứ bảy là ngày cuối tuần, nhiều bạn thường về Hà Nội hoặc đi Bích Động. Cuối cùng, thì việc sẽ đến phải đến. Tối đó không có phim thật nhưng thay vào đó Đoàn trường đã rước được nhà thơ Xuân Diệu về nói chuyện.

Tôi thích thơ nên ngồi gần và nhớ như in cái chuyện thay kính của nhà thơ Xuân Diệu khi ông trò chuyện đến chỗ hứng nhất (Sau này trong “Chân dung và đối thoại”, tôi đặc biệt ấn tượng cái chi tiết tả thực này của Trần Đăng Khoa là Xuân Diệu không có thói quen lau kính mà ông có hai kính để luôn thay đổi, khi kính bị mờ là ông thay kính khác và nói chuyện thật say mê). Ông nói rất hào hứng và tôi thì nhìn ông như bị thôi miên. Đột nhiên ông chỉ vào mặt tôi: “Đố em biết Trần Đăng Khoa mấy tuổi?”. Tôi sững người hơi lúng túng vì bất ngờ nhưng sau đó kịp đáp ngay là Trần Đăng Khoa cỡ tuổi Hoàng Hiếu Nhân nên tôi nghĩ rằng có lẽ Khoa nhỏ hơn tôi ba tuổi. Hình như chú Xuân Diệu quên béng mất câu hỏi và cũng chẳng quan tâm đến tôi đang chờ đợi ông giải đáp cho mọi người là đúng hay sai. Mắt Xuân Diệu tự dưng như mơ màng, như thảnh thốt nhìn vào một chốn xa xăm … Giọng ông hạ chùng hẳn xuống như nói thủ thỉ với riêng tôi trước mặt mà quên mất cả một cử tọa đông đảo: “Tôi học bà má Năm Căn gọi anh giải phóng quân bằng thằng giải phóng quân cho nó thân mật. Tôi gọi Trần Đăng Khoa là thằng cháu Khoa vì sự thân mật, chứ thực tình Trần Đăng Khoa lớn lắm…. lớn lắm… lớn lắm (ông lắc lắc đầu và lặp lại ba lần). Mai sau, muốn biết thời gian lao của nước mình, người đọc chắc chắn phải tìm đến Khoa. Xuân Diệu đây này (Ông gập người xuống, tay nắm mũi làm điệu bộ )Tôi phải cúi..úi ..i xuống như thế này (Xuân Diệu gập người thấp, rất thấp, tay lay mũi, tay đỡ kính) đến lấm mũi và gọi là …. ông Khoa”. Ông đột ngột nói to: “ÔNG KHOA!” (mọi người cười ồ lên). Tôi – Xuân Diệu nói tiếp- đang chuyển thể và giới thiệu thơ Khoa ra thế giới. Hay lắm ! Thú lắm ! Tôi đọc cho các anh chị nghe nhé. EM KỂ CHUYỆN NÀY … Ông đọc chậm rãi –

Chưa khi nào và chưa bao giờ tôi nghe thơ hay đến vậy. Và tôi thuộc, thuộc nằm lòng suốt 40 năm! Các bạn biết không, tôi rất dở việc nhớ số điện thoại, thế mà lại thuộc một bài thơ dài. Số điện thoại của tôi đây, Hoàng Kim 0903613024. Bạn hãy kiểm tra bất chợt bất cứ lúc nào để biết chắc rằng tôi không có thủ một cuốn thơ của Khoa trong tay. Và rằng thật may mắn trên đời, chúng tôi có Khoa cùng xóm lá và Khoa thì may mắn có người thầy không lồ như Xuân Diệu để đứng lên vai, để lắng nghe những lời khen chê và tự soi lại mình, để Khoa mãi là Khoa trong lòng người cùng thời và Khoa không thể viết nhạt, không phụ lòng người đọc.

Để minh chúng, tôi xin chép lại bài thơ tôi nghe từ dịp đó. Bản này so với các bản in sau này, hình như Khoa có sửa một ít chữ hoặc cũng có thể nhà thơ Xuân Diệu hoặc tôi nhớ sai …

* Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa @Hoang Kim Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ XD. Động tác và tính cách là rất chuẩn. XD đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học.

EM KỂ CHUYỆN NÀY…

Trần Đăng Khoa

Sáng nay
Bọn em đi đánh dậm
Ở ao làng
Bên ruộng Lúa xanh non
Những cô Lúa phất phơ bím tóc
Những cậu Tre
Bá vai nhau
Thầm thì đứng học

Những chị Cò trắng
Khiêng Nắng
Qua Sông
Cô Gió chăn Mây trên Đồng
Bác Mặt trời
đạp xe qua đỉnh Núi
vẻ vui tươi
nhìn chúng em nhăn nhó cười …

Chúng em rất vui
vì đánh được nhiều Cá.
Này chị Cua càng
giơ tay chào biển Lúa
Này thằng Rói nhớ ai
mà khóc mãi
mắt đỏ ngầu như lửa.
Này câu Trê
đánh võ ở đâu
mà ngã bẹp đầu.
Lòng chúng em dào dạt …

Bỗng …
Trên con đường cát
Có vài bạn gái
Dáng chừng vừa đi học về
Đầu đội mủ rơm
Lưng đeo túi thuốc
Khăn quàng nở xòe trước ngực
Theo gió bay bay…

-Các bạn tìm gì ở đây?
Hây tìm lọ mực
Hay tìm bút máy đánh rơi ?
Các bạn đều trả lời

– Hôm qua
Thằng Mỹ bị bắn rơi
xuống cánh đồng ta
Các chú dân quân dong nó đi xa
Vẫn còn lại
những dấu chân in trên cát
Vẫn còn lại
những dấu chân tội ác
Trông vào nhức mắt
Các bạn đào đổ xuống ao sâu
Đổ xuống lòng mương
Từ lúc mờ sương
Cho tới khi
tiếng trống gọi về trường
Vẫn chưa hết
những dấu chân trên cát
Vẫn chưa hết
những dấu chân tội ác
Các bạn còn đào
đổ xuống ao sâu.

– Chao ôi !
Những lão Trê
đánh võ ngã bẹp đầu
Thắng Rói
mắt đỏ ngầu như lửa
và những chị Cua càng
dơ tay chào biển Lúa
đã ăn phải dấu chân này
bẩn thỉu biết bao …

Chúng em lặng nhìn nhau
Chẳng ai bảo ai
Chúng em đổ cả xuống ao
Trở về nhà với chiếc giỏ không
Và hát nghêu ngao

(Em kể chuyện này…
Mẹ không mắng
nên chúng em rất thích)
Những chị chim Sâu trên cành
Nhìn chúng em cười
Tích !
Tích !

* Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa @Hoangkim Tôi quên bài thơ này rồi mà bác thì nhớ. Tài thật. Có nhiều câu thêm vào như “mẹ không mắng đâu nên em rất thích”. Còn thì cơ bản chính xac. Vái bác

ĐÊM YÊN TỬ NGHĨ VỀ CÔN SƠN

Tôi viết cảm nhận này trực tiếp trên trang mạng của Khoa . Ý nghĩ chảy nhanh ra đầu bút. Tôi đang đánh máy bài thơ EM KỂ CHUYỆN NÀY chưa kịp lưu thì cảm nhận của Khoa hiện ra: “@Hoang Kim. Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ Xuân Diệu. Động tác và tính cách là rất chuẩn. Xuân Diệu đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học”. Hãy khoan, Khoa ơi để mình kể bạn nghe chuyện Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn nhé. Mình ám ảnh chuyện này quá. Chuyện này ví như: Sự ghi ơn người khai sinh chữ quốc ngữ; Nguyễn Du đâu chỉ đại thi hào; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn; Bác có nhầm lẫn kẻ phi thường; Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Tâm linh đọc lại và suy ngẫm … Đó đều là những bí ẩn lịch sử cần người minh triết để thấu hiểu để trao lại… Mình nếu như không viết được vào ô cảm nhận này, vào chính thời điểm này thì hình như ít người hiểu thấu.

Đêm Côn Sơn của Khoa là đêm lạ lùng ! Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn là đêm thiêng kỳ l ạ. “Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử. Để thấm hiểu đức Nhân Tông. Ta thành tâm đi bộ . Lên tận đỉnh chùa Đồng. Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc.” Hình như bí ần của Nhân Tông và Nguyễn Trãi đã mách Khoa ở Đêm Côn Sơn và đã gợi cho mình nhìn thấy một chút dấu hiệu nhận biết để mách cho Khoa ghi lại. Thơ văn thời Lý Trần, Lê, Mạc, Nguyễn đặc biệt là các danh sĩ tinh hoa Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn Du, Đặng Dung, Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Chú, Phan Chu Trinh, Nguyễn Hiến Lê đều rất cần những chuyên luận kỹ. Bác Trường Chinh là người viết nhiều thơ, nhưng trước tác thơ của chính bác chọn lưu lại chỉ là “Dưới đèn đọc Ức Trai” và “Đi họp” hẳn là có ý sâu sắc riêng. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo có bài thơ “Nguyễn Trãi trước giờ tru di” cũng là bài thơ hay lắng đọng nỗi niềm của một góc nhìn về Nguyễn Trãi.

Năm trước khi “Chân dung và đối thoại” vừa mới ra lò. Mình nhớ cái chi tiết của Khoa khi nói về Đêm Côn Sơn trong đó có bốn câu:

“Ngoài thềm rơi cái lá đa.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm.
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền”.

Khoa viết rằng Xuân Diệu khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế và Xuân Diệu đã thay một chữ “nghĩ” cho chữ “sợ”mà ông Bụt hóa thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Sự thẩm thơ tinh tưởng của Xuân Diệu là vậy. Ông chỉ thay đổi một chữ mà bài thơ biến đổi cả thần thái. Chữ “nghĩ “ này hay tương tự chữ “đi” trong câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung” làm đổi thần thái câu thơ “Trôi như giọt lệ giữa không trung” mà Khoa đã bình luận.

Mình muốn bình thêm cái ý “thần đồng” nghĩa là “tuổi nhi đồng mà làm được những điều như có thần mách bảo”. Khoa né tránh bình luận chuyện này và viết “bây giờ thì y đã già và dứt khoát không phải là kẻ đắc đạo, vậy mà y vẫn phải còng lưng, ý ạch vác cái cây thánh giá ở lứa tuổi trẻ con.” Thực ra, phải nhìn nhận rằng Khoa có những câu thơ rất quý và rất lạ, lúc trẻ con mà đã viết được những câu “thần đồng” như trên mà người lớn không thể viết nổi.

Mình đã có cảm giác thật kỳ lạ khi ngồi một mình lúc ba giờ khuya ở dưới chân Bụt Trần Nhân Tông nơi vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng. Nơi đó và giờ đó là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái- một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín – cõng Người lên đây.

Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, ngồi một mình trong đêm lạnh, đúng nơi và khoảng ba giờ khuya lúc đức Nhân Tông mất Lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ ngồi nghiêm ngồi yên bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu mình bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông, bài thơ Yên Tử “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi và văng vẳng trong thinh không thăm thẳm vô cùng bài thơ chiêu tuyết Nguyễn Trãi “đêm Côn Sơn” của Khoa. Mình phục Khoa quá!

Khoa ơi, hãy tin mình đi. Những câu thơ thần đồng sức người không viết được. Khoa đã may mắn chạm được mạch tâm linh dân tộc, như tiếng đàn bầu ngân lên từ ruột trúc, mới viết được những câu thơ hay và lạ đến thế. Khoa ngẫm xem những câu thơ sau đây của Nguyễn Trãi tả Bình minh trên Yên Tử thật đúng là thần bút: “Non thiêng Yên Tử, đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung. Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu. Cỏ cây chen đá rũ tầng không, Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng”

Bình minh Yên Tử, https://thungdung.wordpress.com/yentu/

Nguyễn Trãi viết thơ trên đỉnh Yên Tử lúc ban mai, gần 5 giờ sáng. Vậy Người leo núi từ khi nào? Đi từ hôm trước hay đi từ lúc nửa đêm như đức Nhân Tông? E chỉ có Yên Tử trả lời.

* Phản hồi từ: TRẦN ĐĂNG KHOA @Hoàng Kim Cám ơn bác đã yêu quý cậu Khoa. Nhưng chuyện đã qua lâu rồi, chúng ta hãy để cậu “yên giấc ngàn thư”, vì cu cậu cũng đã xong phận sự. Tôi chỉ tò mò, sao bác lên Yên Tử giữa đêm? Bác lại có nhiều vốn liếng về Yên Tử và Trần Nhân Tông, giá bác làm thơ hay viết bút ký, tùy bút về Đêm Yên Tử thì hay biết mấy. Đặc biệt là không khí Yên Tử. Đã có nhiều bài thơ, ca khúc rất hay viết về vùng đất này. Thêm một tấm lòng và góc nhìn nữa của HK cũng sẽ làm cho YT phong phú thêm đấy.

Cảm ơn Trần Đăng Khoa đã khuyến khích mình viết về Yên Tử. Hôm trước Búi Anh Tấn, tác giả của cuốn sách Đàm đạo về Điếu Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) 405 trang, được nhiều người yêu thích, cũng đã khuyến khích mình như ý của Khoa. Mình sẽ cố gắng và rất mong được sư góp ý thẩm định của các bạn.

Hoàng Kim

Trở về trang chính
DẠY VÀ HỌC

xem tiếp…

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

Vuonxuan

Chopin – Spring Waltz 
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.