ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Hermes
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bậc đại trí giống kẻ khờ: Câu chuyện lịch sử và bài học
Monday, June 15, 2015 22:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


                              (Ảnh: Epochtimes)

 

Hơn 10 năm trước, tại một huyện ở miền Bắc Trung Quốc, có một sự cố xảy ra. Trên phố, một nhóm côn đồ địa phương thay phiên nhau đánh đấm một người đàn ông trung niên cao to và khỏe mạnh. Sau khi im lặng chịu đựng trận đòn man rợ, mũi và miệng người đàn ông trung niên đã rớm máu. Tuy nhiên, điều lạ là ông không đánh lại, cũng không tránh những cú đấm và cú đá.

Người xem đều cho rằng người đàn ông này thật khờ dại. Một cụ già không thể đứng xem cảnh này lâu hơn được nữa. Sau khi đám du côn rời đi, cụ già tới lau vết máu trên mặt người đàn ông trung niên. Cụ ngạc nhiên khi nhìn kỹ và nhận ra rằng đây là một huấn luyện viên trường võ thuật chuyên nghiệp ở một huyện gần đó. Thêm nữa, người đàn ông này đã đoạt giải quán quân trong một cuộc thi võ thuật danh tiếng!

Quá kinh ngạc, cụ già hỏi ông: “Với công phu của mình, ông thừa sức khuất phục mấy tên lưu manh đó. Tại sao ông không đánh lại khi bị đánh như vậy?”. Người đàn ông trung niên điềm tĩnh đáp: “Những người luyện võ giảng về võ đức. Bị họ đánh vài lần không thể gây ra vết thương lớn nào đối với tôi. Còn nếu động thủ, tôi có thể làm chết người ấy chứ. Ngoài ra, đánh nhau với đám du côn không biết võ đó có thể làm bẩn tay tôi”. Sau khi nghe điều này, một số người xem tỏ vẻ kính phục, trong khi những người khác chỉ thầm cười khẩy khi người đàn ông bước đi.

Câu chuyện này khiến tôi liên tưởng đến điển cố “Hàn Tín chịu nhục chui háng”. Nếu khi ấy Hàn Tín lấy đầu kẻ vô lại bằng thanh bảo kiếm của mình, ông sẽ không phải chịu nỗi nhục chui dưới háng của hắn. Nhưng ông đã nhẫn chịu nỗi nhục này để tránh lấy đi một mạng người. Ngoài ra, ông làm vậy là bởi vì ông không còn đường lui. Bò dưới hai chân kẻ vô lại không phải hèn nhát, cũng không phải ngu ngốc. Đó là biểu hiện cao thượng của tâm đại nhẫn và đại trí. Sau này, Hàn Tín trở thành đại tướng quân của Hán Cao Tổ Lưu Bang và giúp ông sáng lập triều Hán. Công lao vĩ đại của Hàn Tín đối với triều Hán đã chứng minh ông là một bậc đại trí.

Một số người chỉ trích tư tưởng “tinh trung báo quốc” của Nhạc Phi triều Tống là “ngu trung”. Cũng có người coi hành vi của những bậc đại trí tuệ là “điên” và “khờ”. Tuy nhiên, sự thực hoàn toàn ngược lại. Trong lịch sử Trung Quốc có cố sự gọi là “phong tăng tảo Tần” (tăng điên quét Tần Cối). Vị “tăng điên” này không phải điên thật, mà ông chỉ dùng trí tuệ của mình để bỡn cợt một đại gian thần làm Tể tướng đương triều, kẻ đã giết hại trung thần Nhạc Phi. Tần Cối, kẻ tự đóng mình lên cây cột sỉ nhục muôn đời mới là kẻ “điên” và “khờ” thật sự.

Theo đuổi sảng khoái và lợi ích nhất thời trong những việc nhỏ nhặt chỉ là sự khôn vặt của người đời. Bậc đại trí trông như kẻ khờ, bởi vậy người bình thường khó mà luận được anh hùng dựa trên được – mất ở thế gian. Chỉ người dùng tâm đại nhẫn mà thiện đãi thiên hạ mới đúng là biểu hiện của đại trí tuệ.

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

                                           (Theo Quán Minh - Epochtimes, Hermes tổng hợp)

Bài cùng chủ đề:

:Người thông minh nhất trên đời là người thành thật nhất

 Số mệnh có phải đã được định sẵn? Câu chuyện Lưu Huy gặp Bạch Cư Dị

 “Tìm lại huy hoàng” phần 1: Câu chuyện nguồn gốc loài người

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.