ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khoai lang (6 bài)
Thursday, November 6, 2014 3:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bài 1. Ăn kiêng cả năm với khoai lang vẫn đủ chất

Khoai lang rất tốt cho sức khỏe nên chẳng có lý do gì mà bạn không lựa chọn loại củ này cho thực đơn ăn kiêng cả năm của mình.

Nhiều vitamin và chất dinh dưỡng

Khoai lang là cả một “kho” vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau mà ít người biết đến như: vitamin A, vitamin B6, vitamin C, các chất đồng, chất sắt, mangan, kali và cả những thớ mô thực vật rất tốt cho quá trình ăn kiêng.

Giàu Vitamin A

Beta-Carotene là tiền chất của vitamin A, cần thiết cho việc sản xuất vitamin A và có tác dụng chống oxy hóa. Trong khoai tây, lượng beta-carotene rất nhiều, tương đương với lượng chất này có trong cà rốt.

Theo một số nghiên cứu, chất beta-carotene còn có khả năng chống ung thư, các bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn và viêm khớp mãn tính. Khoai lang càng đậm màu thì lượng beta-carotene càng nhiều.

Carotenoids chống ô xy hóa hữu hiệu

Lượng carotene trong khoai lang ẩn dưới dạng beta-carotene. Carotenoid là một trong nhóm sắc tố trong tự nhiên có khả năng chống oxy hóa hữu hiệu.

Ngoài ra, đây còn là chất có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và hạn chế sự phản ứng với insulin, do đó nó còn đặc biệt tốt cho những người bị tiểu đường.

Nhiều hợp chất Antioxidants chống độc tố

Ít ai biết rằng, trong khoai lang, lượng antioxidant rất nhiều. Mà đây lại là hợp chất dinh dưỡng chống độc tố trong cơ thể, bảo vệ những tế bào cơ thể khỏi những tổn thương và làm lành những tế bào đã bị tổn thương do độc tố.

Chế biến khoai lang như thế nào để không bị mất chất dinh dưỡng?

Những nghiên cứu khoa học cho thấy, quay hoặc nướng là hai cách chế biến khoai lang phổ biến nhất mà không làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng có trong khoai.

Còn nếu bạn cho khoai lên luộc chính là cách bạn đã vô tình bạn làm mất đi một lượng lớn vitamin và chất dinh dưỡng ở khoai lang đấy.

Ngoài ra, tất cả các phần của khoai lang đều có thể ăn được khi đã rửa sạch sẽ.

Thu Hương (Theo Ehow)

Bài 2. Khoai lang chữa bệnh

Cả củ và lá khoai lang đều có tác dụng hữu ích trong việc phòng và trị một số chứng bệnh thường gặp.

Theo đông y, rau khoai lang còn gọi là “sâm nam”, lá khoai lang rất mát và bổ, tính bình, vị ngọt, không độc, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Về giá trị dinh dưỡng,trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C.

Củ khoai lang cũng rất giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magie…

Các nhà khoa học còn phát hiện ra trong củ và lá một số giống khoai lang có nhiều chất chống oxy hoá như: Polyphenol, Anthocynin nhất là axit hydroxycinnamic là những chất phòng chống bệnh tật và có khả năng bảo vệ sức khoẻ con người rất tốt.

Cả lá và củ khoai lang đều có tác dụng hữu ích trong việc phòng và trị một số chứng bệnh thường gặp như:

Trị táo bón: ăn củ hoặc lá khoai lang đều đặn sẽ giúp nhuận tràng phòng và trị căn bệnh táo bón. Có thể uống cả nước luộc khoai (với điều kiện khoai phải rửa sạch) hoặc ăn các loại bánh chế biến từ khoai đều rất tốt.

Chữa kiết lỵ, đi ngoài: Nướng chín củ khoai lang, bóc vỏ, chấm mật ong, ăn ngày 3 lần cho đến khi cắt cơn kiết kỵ, đi ngoài.

Trị viêm dạ dày tá tràng: ép nước củ khoai lang rồi đun sôi dùng làm nước uống hàng ngày có thể giúp trị viêm dạ dày tá tràng. Bài thuốc: Khoai lang 500 g rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ, giã nát cho vào vải bọc ép lấy nước rồi đun sôi để uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén con. Uống liền trong 20 ngày, nghỉ 5 ngày rồi lại uống đợt kế tiếp.

Giải sốt, cảm cúm: Có 3 cách dùng giải sốt, trị cảm cúm với khoai lang trắng:

  • Khoai lang trắng luộc ăn phụ hoặc ăn thay cơm; cũng có thể nấu khoai lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm.
  • Khoai lang trắng khô 1 nắm, nghệ 1 củ, giấm nửa chén con sắc uống nóng.

  • Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, sau đó ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

Giúp giảm cân: Khoai lang không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Củ khoai lang là loại quả tuyệt vời cân bằng dinh dưỡng nhưng lại chứa ít năng lượng nên khi ăn nhanh sẽ tạo cảm giác no bụng. Bởi vậy, nếu bạn ăn khoai lang trước bữa ăn chính sẽ làm giảm được một lượng lớn thức ăn đưa vào cơ thể mà không hề có cảm giác đói.

Sản phụ thiếu sữa: ăn lá khoai lang hàng ngày (có thể nấu canh hoặc xào với thịt lợn) sẽ giúp sản phụ tăng kích thích tuyến sữa.

Giải các chất độc khỏi cơ thể: Giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn.

Trị mụn: Lấy 40g khoai lang, 40g bồ công anh, 20g đường giã nhuyễn, sau đó bọc vào miếng vải sạch rồi đắp vào chỗ mụn, mỗi ngày làm 2 – 3 lần trong vòng 3 ngày.

Hút mủ nhọt đã vỡ: Lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn.

Say tàu xe: Lấy củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều khoai lang vì có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi.

Khi ăn khoai lang tuyệt đối không được ăn quả hồng vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày làm tăng việc tiết axit dịch vị có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.

L.A
(Tổng hợp)

Bài 3. Khoai lang – thực phẩm đừng quên bổ sung

Dù là loại nào, khoai lang cũng chứa một thành phần dinh dưỡng vô cùng giá trị cho sức khỏe.

Khoai lang là loại thực phẩm lâu đời nhất của nhân loại, được sử dụng từ thời tiền sử. Khoai lang được tiêu thụ ở bất kỳ nền văn hóa nào. Trên thế giới có khoảng 400 loại khoai lang khác nhau. Dù là loại nào, khoai lang cũng chứa một thành phần dinh dưỡng vô cùng giá trị cho sức khỏe.

Khoai lang chứa rất nhiều vitamin A và vitamin C, đều là những chất rất cần thiết cho cơ thể. Khoai lang cũng chứa hàm lượng cao vitamin B6, sắt, kali, kẽm, chất xơ, mangan, đồng… Với thành phần dinh dưỡng này, khoai lang được xem là ứng viên tiềm năng trong việc phòng ngừa và điều trị một số căn bệnh thoái hóa.

Dẹp loạn “gốc tự do”

Sự hình thành các gốc tự do được xem là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như xơ cứng mạch máu, tiểu đường, tim mạch, ung thư… Những nghiên cứu mới đây cho thấy một số loại protein trong khoai lang có khả năng chống oxy hóa rất cao. Nhờ chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C, khoai lang có thể ngăn ngừa sự tổn thương tế bào, chống lại những gốc tự do trong cơ thể.

Ngoài ra khoai lang còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa khác vốn được xem là có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thậm chí ung thư.
Lượng vitamin A trong khoai lang cũng giúp ngăn ngừa viêm phổi. Những hóa chất trong khói thuốc làm giảm lượng vitamin A của cơ thể gây ra những bệnh về phổi. Bằng cách bổ sung lại vitamin A, cơ thể có thể hạn chế những rủi ro về phổi.

Khoai lang cũng là nguồn thực phẩm có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh trĩ vì chứa rất nhiều chất xơ. Do chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, khoai lang là loại thức ăn tốt cho những người làm việc chân tay nặng nhọc hay những người đang luyện tập thể hình.

Bạn đường của bệnh nhân tiểu đường

Những nghiên cứu trên thú vật cho thấy có sự liên hệ giữa việc tiêu thụ khoai lang và tình trạng ổn định nồng độ đường huyết. Đó là do khoai lang chứa nhiều carotenoid, có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để “mở khóa” tế bào, cho phép đường từ máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên.

Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ thực phẩm biến chuyển thành glucose để được hấp thụ vào máu. Hơn nữa, do trong thành phần có nhiều phức carbohydrate nên khoai lang có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.

DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG
Tuổi trẻ

Bài 4. Cà chua, khoai lang: không ăn cả vỏ

Không phải loại củ quả nào đều có thể ăn được vỏ, nếu cứ duy trì thói quen tùy tiện ăn vỏ của một số loại củ quả sau sẽ gây hại cho sức khỏe.

1. Cà chua

Khi xanh axit tannic chủ yếu tập trung trong phần ruột cà chua, tuy nhiên, khi chín loại axit này lại dồn chủ yếu về phần vỏ. Sau khi vào cơ thể, axit tannic phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác tạo chất kết tủa, gây các chứng: tức bụng, trướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn… Hơn nữa, vỏ cà chua không thể tiêu hóa được, do đó, trước khi chế biến nên bóc bỏ toàn bộ vỏ cà chua.

2. Khoai lang, khoai tây

Khoai lang tiếp xúc thường xuyên với đất, lớp biểu bì cũng trực tiếp hút chất dinh dưỡng cũng như một số chất độc hại. Vỏ khoai lang chứa nhiều kẽm nếu ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày, rối loạn chức năng gan thậm chí gây ngộ độc cho người ăn.

Vỏ khoai tây chứa nhiều glucozit, nếu ăn phải lượng lớn sẽ gây nhiễm độc mãn tính, làm giảm khả năng lọc độc và đề kháng của cơ thể.

3. Củ mã thầy

Vỏ củ mã thầy chứa rất nhiều vi sinh vật nhỏ gây hại cho các cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra, vỏ mã thầy có thể chứa ký sinh trùng, do đó cần phải rửa sạch bằng nước đun sôi để tránh các vi sinh vật, ký sinh trùng còn bám trên vỏ rồi mới gọt vỏ, để tránh nhiễm vi sinh vào ruột.

Phạm Hằng
Dân trí/Cn

Bài 5. Khoai lang kỵ với thực phẩm nào?

Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc và bổ dưỡng nhưng khoai lang kỵ với thực phẩm nào, cách chế biến và nên ăn khi nào thì không phải ai cũng biết.

1. Khoai lang bổ dưỡng thế nào?

Loại thực phẩm này có chứa rất nhiều loại enzym và men tiêu hoá giúp dạ dày co bóp và tiêu hoá thức ăn một cách dễ dàng hơn. Khoai lang cũng rất giàu can-xi, tốt cho sự phát triển của xương.

Ngoài ra, hàm lượng calo trong khoai lang rất thấp nên là thực phẩm lý tưởng cho phái đẹp trong việc giảm cân.

2. Liệu ăn nhiều khoai lang có tốt?

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Nhưng nếu ăn quá nhiều lại dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.

Nguyên nhân là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.

3. Chế biến khoai lang theo cách nào tốt nhất?

Các axit amin, protein và enzym tiêu hoá trong khoai lang sẽ hầu như đươc giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp. Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi sẽ tỷ lệ thuận với thời gian chế biến.

Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hoá sẽ bị phá huỷ, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hoá dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.

Tuyệt đối không nên ăn khoai lang sống vì dễ bị tiêu chảy.

4. Khoai lang “kỵ” với thực phẩm nào nhất?

Đó chính là quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.

5. Nên ăn khoai lang vào thời điểm nào?

Bữa trưa là thời điểm lý tưởng nhất. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau cần tới 4-5h mới có hấp thụ hết và lúc đó cũng là thời điểm bạn cảm thấy hào hứng với bữa tối.

Theo Thu Lan, Dân trí/People

Bài 6. Công dụng chữa bệnh của củ khoai lang

Khoai lang là món ăn được nhiều người ưa thích, ngoài việc chế biến thành nhiều món ăn, khoai lang còn có tác dụng chữa bệnh. Nhờ có thành phần chính là tinh bột, ngoài ra còn có chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B6… nên khoai lang rất tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là những công dụng tuyệt vời từ khoai lang mà bạn nên biết:

Chống say tàu xe: Để chống lại cơn say tàu xe, bạn nên dùng 1 củ khoai lang tươi đã làm sạch sau đó nhai nuốt cả nước và bã. Cách làm này rất hiệu quả đối với những người sợ mùi tàu xe.

Khoai lang giúp giảm cân: Khoai lang là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm béo. Thành phần chất xơ trong khoai lang có tác dụng giảm cân vô cùng hiệu quả .Trong thành phần của khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol nên ngăn ngừa quá trình chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể.

Để giảm béo hiệu quả với khoai lang bạn có thể ăn 1-2 củ mỗi sáng thay cho khẩu phần ăn sáng của mình. Bạn cũng có thể luộc, hấp hoặc nướng và tuyệt đối không ăn khoai lang chiên vì có thêm chất béo từ dầu ăn.

Ăn khoai lang trước bữa ăn cũng là cách để giảm béo hiệu quả, khoai lang sẽ tạo cảm giác no bụng, vì thế sẽ giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính.

Điều trị bệnh loét dạ dày: Khoai lang chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Hơn nữa trong củ khoai lang có hàm lượng chất xơ giúp phòng ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày nên cũng góp phần làm giảm các cơn đau và viêm loét dạ dày.

Kích thích tiêu hóa, chữa táo bón: Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ tì vị, nên được dùng chủ yếu để chữa táo bón.

Để chữa táo bón bằng khoai lang bạn có thể dùng nước từ củ khoai lang – rửa sạch củ, gọt vỏ, nghiền nát bằng một dụng cụ sạch rồi bọc vào gạc sạch, vắt lấy nước uống. Buổi sáng lúc đói bụng uống nửa cốc to nước củ khoai lang, còn trước mỗi bữa ăn uống nửa cốc. Uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ hết táo bón. Trong một số trường hợp đặc biệt như táo bón trong bệnh trĩ, táo bón nặng lâu ngày cần uống một thời gian dài hơn 10 – 15 ngày. Uống nước khoai lang không gây đại tiện lỏng, không có tác dụng phụ, chỉ làm cho phân mềm, dễ tiêu hóa và đi ngoài hơn.

Trị bệnh tiểu đường: Vì khoai lang có nhiều vitamin A, nên rất tốt cho ổn định nồng độ đường trong máu bằng cách giúp bài tiết và thực hiện chức năng của hàm lượng insulin. Thế nhưng, không được ăn bừa bãi. Trong trường hợp bệnh nhân tụt huyết áp, thì nên ăn nhiều hơn một chút để tăng huyết áp.

Cách áp dụng khoai lang làm thảo dược điều trị tiểu đường

  • Khoai lang, củ mài, nấu canh ăn hằng ngày. Hoặc lá khoai lang tươi 200 g, bí đao 100g, sắc uống ngày một thang. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.
  • Khoai lang, củ mài, hai thứ lượng bằng nhau, tán bột mịn, nấu chè với hạt vừng, ăn hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa tiểu đường.

  • Phòng ngừa bệnh ung thư: Lượng vitamin A và C dồi dào trong khoai lang góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư khác nhau. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy chất sắt chống ôxy hóa Antoxian có nhiều trong tinh bột của khoai lang, có tác dụng giảm tác động nguy hiểm của kim loại nặng và các gốc ôxy hóa tự do đối với cơ thể.

    Giúp đôi mắt khỏe mạn: Một trong những lợi ích của khoai lang đó là thực phẩm này chứa hàm lượng beta carotene rất cao. Một củ khoai lang có kích thước vừa cung cấp hơn 200% lượng beta carotene cần thiết cho cơ thể con người. Beta carotene là một chất dinh dưỡng quan trọng mà khi vào cơ thể, nó được chuyển hóa thành vitamin A. Khi được chuyển hóa thành vitamin A, beta carotene sẽ giúp cho hệ miễn dịch và đôi mắt của chúng ta khỏe mạnh.

    Giúp làn da khỏe mạnh: Có thể bạn nghĩ rằng, trái cây mới là nguồn cung cấp vitamin C cao nhất. Tuy nhiên, khoai lang cũng là loại thực phẩm giàu vitamin C. Một củ khoai lang cỡ vừa cung cấp gần 40% lượng vitamin C cần thiết cho chúng ta hàng ngày. Lượng vitamin C này giúp cơ thể sản sinh collagen, giúp chúng ta có làn da khỏe mạnh.

    Nguồn http://saoonline.vn/suc-khoe/cong-dung-chua-benh-cua-cu-khoai-lang-106338.html

    Filed under: Thực phẩm – củ Tagged: khoai lang

    Tin nổi bật trong ngày
    Tin mới nhất

    Register

    Newsletter

    Email this story

    If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

    If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.