Kính Thiên văn Hubble cho thấy hình ảnh sao Mộc đang nhìn về phía trái đất chúng ta bằng một “con mắt” giống như của người khổng lồ Cyclops.
Khi bóng của mặt trăng Ganymede quét qua tâm bão Great Red Spot trên sao Mộc, nó để lại hình ảnh thần bí giống như con ngươi bên trong con mắt khổng lồ có đường kính hơn 16.000km. Hubble đang khảo sát những thay đổi của bão Great Red Spot nên phát hiện hình ảnh khác thường này.
Hình ảnh như “con mắt” khổng lồ trên sao Mộc
Người phát ngôn của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) xác nhận máy ghi hình Wide Field Camera 3 của Hubble chụp được hình ảnh này và nói thêm: “Trong một lúc, sao Mộc nhìn về Hubble như người khổng lồ một mắt Cyclops”.
Great Red Spot là cơn bão xoáy nghịch ở phía Nam xích đạo của sao Mộc, đang hoành hành nơi này khoảng từ 300 đến 400 năm qua và được xem là cơn bão lớn nhất trong hệ mặt trời.
Ganymede là mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, có kích thướng lớn hơn sao Thủy và là một trong số 67 mặt trăng của hành tinh này. Giống như trái đất, sao Mộc cũng có cực quang, tức ánh sáng phương Bắc và cực quang này mạnh hơn cực quang trái đất gấp vài trăm lần.
Cực quang của sao Mộc được phi thuyền Voyager 1 phát hiện hồi năm 1979.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/56878_con-mat-khong-lo-xuat-hien-tren-sao-moc.aspx
2014-10-30 11:00:07
Nguồn: http://www.chuyenla.com.vn/thien-van/14462-con-mat-khong-lo-xuat-hien-tren-sao-moc.html