Dưới sự ủng hộ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, chương trình nghiên cứu người máy phục vụ con người được đưa lên làm quốc sách phát triển kinh tế với chỉ tiêu 100 tỷ USD trong 20 năm tới tại nước này.
“Đất nước hoa anh đào” tin rằng “người thật và người máy” sẽ hợp tác với nhau để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trẻ vì số người trường thọ cáng ngày càng đông.
Ảnh: japandailypress.com
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (RSAS) ngày 6/10 tuyên bố ba nhà khoa học là John O’Keefe – người Anh gốc Mỹ, cùng hai người Na Uy là May-Britt Moser và Edvard Moser đã trở thành chủ nhân của Giải Nobel Y học năm 2014 nhờ những phát hiện về tế bào cấu tạo hệ thống định vị trong não bộ.
Trong tuyên bố, RSAS khẳng định: “Những phát hiện (của các nhà khoa học trên)… đã giải quyết vấn đề mà nhiều triết gia cùng các nhà khoa học chưa lý giải được trong nhiều thế kỷ”.
Tuyên bố còn cho biết phát hiện trên chỉ ra “cách thức não bộ tạo ra một bản đồ về khoảng trống xung quanh chúng ta và cách chúng ta có thể tìm đường trong một môi trường phức tạp”. Việc phát hiện ra cơ chế định vị của não sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được cơ chế dẫn đến chứng bệnh mất trí nhớ về không gian ở một số người.
Giải Nobel Y học, trị giá 8 triệu crown Thụy Điển (1,1 triệu USD), là giải thưởng Nobel đầu tiên được trao trong mùa giải năm nay. Giải Nobel Y học năm ngoái thuộc về hai nhà khoa học Mỹ James Rothman và Randy Schetman, cùng nhà khoa học Đức Thomas Sued cho công trình mang tính đột phá về cơ chế vận chuyển trong tế bào.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/56488_nhat-chu-trong-phat-trien-robot-phuc-vu-nguoi-gia.aspx
2014-10-08 22:13:15
Nguồn: http://www.chuyenla.com.vn/cong-nghe/14218-nhat-chu-trong-phat-trien-robot-phuc-vu-nguoi-gia.html