Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Nature (Anh) ngày 17/9, với việc sử dụng kính thiên văn Hubble, một nhóm nhà thiên văn học quốc tế đã khám phá ra một hố đen “siêu khổng lồ” nằm tại trung tâm của một thiên hà nhỏ duy nhất từng được cho là nằm trong một thiên hà khác.
>>> Khám phá bí ẩn về những hố đen kỳ lạ nhất vũ trụ
Phát hiện đặc biệt trên gắn liền với dải thiên hà M60-UCD1 cách Trái Đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng.
Ảnh: science20.com
M60-UCD1 có chứa khoảng 140 triệu ngôi sao trong khi chiều rộng của dải thiên hà này chỉ tương đương 300 năm ánh sáng – bằng 1/500 đường kính của dải Ngân hà chứa Hệ mặt trời (Milky Way), trong đó có Trái Đất của chúng ta.
Các nhà thiên văn học tính toán rằng hố đen “siêu khủng” nói trên chiếm diện tích tới 15% dải thiên hà trên và có trọng lượng tương đương với 20 triệu Mặt Trời và nặng gấp 5 lần so với hố đen ở trung tâm của dải Ngân hà Milky Way.
Điều này có thể được giải thích như sau, M60-UCD1 là một phần trong một dải thiên hà lớn hơn, dải thiên hà này bị tách ra và tạo ra một vùng đứt đoạn có chứa hố đen.
Trước phát hiện mới nói trên thì kích thước “siêu khủng” của những hố đen tương tự như vây chỉ được tìm thấy tại trung tâm của những thiên hà lớn, bao gồm Trái Đất của chúng ta.
Các nhà thiên văn học cho rằng phát hiện mới cho thấy các dải thiên hà dày đặc những ngôi sao có thể chứa đựng một hố đen “siêu khủng” và có thể có hai hoặc nhiều hố đen trong vũ trụ hơn so với dự báo trước đây.
Tiêu đề đã được KhoaHoc.com.vn đặt lại.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/56109_phat-hien-ho-den-khung-nam-trong-thien-ha-ti-hon.aspx
2014-09-19 01:26:08
Nguồn: http://www.chuyenla.com.vn/thien-van/13965-phat-hien-ho-den-khung-nam-trong-thien-ha-ti-hon.html