Danh từ huyệt vị châm cứu – Phần 7: Túc Dương Minh Vị Kinh
Thursday, July 10, 2014 23:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
III.TÚC DƯƠNG MINH VỊ KINH
(Khí huyết của vị đi qua phần bắt đầu dương ở chân)
1.Túc dương minh vị kinh chủ trị:
“Nội kinh” nói rằng: “Vị là chức vụ kho chứa, ngũ vị từ đó mà ra”. Lại nói: “Vị là hoàng trường”.
Ngũ vị vào mồm, chứa ở dạ dày để nuôi khí của 5 tạng. Vị là các bể chứa thủy cốc (thủy cốc chi hải), là chỗ gốc lớn của 6 tạng phủ. Khí vị của lục phủ, ngũ tạng đều từ dạ dày mà ra cả.
Ngũ vị vào mồm, chứa ở dạ dày để nuôi khí của 5 tạng. Vị là các bể chứa thủy cốc (thủy cốc chi hải), là chỗ gốc lớn của 6 tạng phủ. Khí vị của lục phủ, ngũ tạng đều từ dạ dày mà ra cả.
2.Túc dương minh vị kinh huyệt:
+ Kinh này có 45 huyệt là : Đầu duy, Hạ quan, Giáp xa, Thừa khấp, Tứ bạch, Cự liêu, Địa thương, Đại nghinh, Nhân nghinh, Thủy đột, Khí xá, Khuyết bồn, Khí hộ, Khố phòng, Ốc ế, Ủng song, Nhũ trung, Nhũ căn, Bất dung, Thừa mãn, Lương môn, Quan môn, Thái ất, Hoạt nhục môn, Thiên khu, Ngoại lăng, Đại cự, Thủy đạo, Quy lai, Khí xung, Bễ quan, Phục thỏ, Âm thị, Lương khâu, Độc ty, Túc tam lý, Thượng cự hư, Điều khẩu, Hạ cự hư, Phong long, Giải khê, Xung dương, Hãm cốc, Nội đình, Lệ đoài (cả hai bên là 90 huyệt).
+ Kinh này bắt đầu ở Đầu duy, dứt ở Lệ đoài. Lấy Lệ đoài, Nội đình, Hãm cốc, Xung dương, Giải khê, Tam lý làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp.
+ Mạch bắt đầu ở giữa mũi gioa lên giữa trán, bên cạnh khoảng mạch thái dương xuống theo cạnh ngoài mũi, lên vào trong hàm răng, lại ra cạnh miệng, vòng quanh môi, giao xuống Thừa tương, luồn theo cạnh dưới, sau má, ra Đại nghinh, theo Giáp xa, lên trước tai, qua Khách chủ nhân (huyệt Thượng quan) theo mép tóc đến sọ trán. Một nhánh riêng từ phía trước Đại nghinh đi xuống Nhân nghinh theo hầu họng đi vào hố đòn, xuống cách, thuộc vị, có nhánh nối sang tỳ. Đường đi thẳng của nó từ hố đòn xuống cạnh trong vú, kẹp hai bên rốn vào giữa Khí xung. Còn một nhánh nữa bắt đầu từ miệng dưới dạ dày, đi theo phía trong bụng xuống đến Khí xung mà hợp lại đổ xuống Bễ quan, xuống Phục thỏ, xuống vào giữa đầu gối, bánh chè, đi xuống cạnh ngoài ống chân, xuống mu bàn chân, vào giữa khe ngoài ngón hai và ngón giữa. Một nhánh tách ra từ trên mu bàn chân vào khe ngón cái, ra ngoài đầu để giao vào Thái âm. Kinh này nhiều khó, nhiều huyệt, giờ Thìn khí huyết trú tại đó.
+ Phủ Mậu, Thổ mạch ở quan bộ bên phải. Vị khí đều đặn, ngũ tạng ở yên chỗ.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :
1. ĐẦU DUY : 頭維
• Giữ già cái đầu
- Vị trí : Tại góc tóc phía trên cạnh ngoài trán, từ huyệt Bản thần sang bên 1,5 thốn, từ huyệt Thần đình ra bên cạnh 4,5 thốn. Túc dương minh và Thiếu dương hội ở đó.
- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc nằm ngửa, từ giữa hai lông mày thẳng lên vào qua tóc 5 phân, lại từ đó sang ngang hướng ngoài mỗi bên khoảng 4,5 thốn, hoặc từ góc trán vào tóc 5 phân.
- Cách châm cứu : Mũi kim đi dưới da hướng lên đầu, sâu 3 phân, không nên cứu, sách cổ ghi CẤM CỨU.
- Chủ trị : Đau đầu, đau bên nửa đầu, hoa mắt, đau xương cạnh ụ mày, gặp gió chảy nước mắt, chứng thần kinh phân liệt, chứng tê dại thần kinh mặt, nhìn vật không rõ, khuông mắt máy động không dứt, xuyễn nghịch phiền tức ,đau đầu như phá mà mắt đau như lồi ra.
- Tác dụng phối hợp: Đầu duy thấu Suất cốc trị đau bên đầu, với Hợp cốc thấu Hậu khê, Thái xung thấu Dũng tuyền trị chứng thần kinh phân liệt, với Liệt khuyết trị đau một bên đầu, với Dương bạch, Ế phong, Địa Thương, Nghinh hương trị tê bại thần kinh mặt, với Tản trúc( Toản trúc) trị khuông mắt động.
2. HẠ QUAN :下關
• Dưới khớp
• Có tên là Khách chủ nhân
• Có tên là Khách chủ nhân
- Vị trí : Ở phía trước bình tai, Túc dương minh và Thiếu dương hội ở đó
- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay, cắn hàm răng, dùng ngón tay áp vào phía trước gốc bình tai khoảng 7 – 8 phân, cắn hàm răng thì có một kẽ lõm, khi há miệng chỗ lõm đó lồi thành chỗ cao lên.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, hơi chếch xuống trước, sau, tiến kim sâu 3 – 5 phân. Châm chếch về hướng khóe mép hoặc xuống hướng huyệt Giáp xa tiến kim từ 1 – 1,5 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 7 phút.
- Chủ trị : Miệng mắt méo lệch, đau răng, tai ù, tai điếc, liệt mặt, viêm tai giữa, trễ khớp hàm, lợi răng sưng, há miệng lấy kim 3 cạnh chích máu mủ ra, thường ngậm nước muối thì không bị phong.
- Tác dụng phối hợp : Với Ngoại quan trị viêm tai giữa, với Thái dương trị đau thần kinh tam thoa, với Hợp cốc trị viêm khớp hàm dưới, với Giáp xa, Ế phong trị cơ nhai co rút, với Nhĩ môn, Ế phong, Trung chữ trị câm điếc.
3. GIÁP XA : 頰車
• Cái xe má, miếng tròn của má
• Có tên là Cơ quan, Khúc nha
• Có tên là Cơ quan, Khúc nha
- Vị trí : Ở chỗ lõm trước và trên góc quai hàm
- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc ngồi dựa ngửa, ở trước và trên góc quai hàm khoảng 8 phân, khi ngậm miệng cắn chặt hàm răng thì cơ nhai có một cục cơ nổi cao lên, huyệt ở giữa chỗ cao đầu cơ đó, dùng tay ấn vào có cảm giác buốt đau là đúng.
- Cách châm cứu : Châm đứng, sâu 4 phân hoặc hước về huyệt Địa thương châm chếch, từ 1 – 2 thốn hoặc thấu Địa thương, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 7 phút.
- Chủ trị : Miệng mắt méo lệch, răng đau, quai bị, chứng giản, viêm amidan, liệt mặt, viêm khớp hàm dưới, cơ nhai co rút, thần kinh mặt tê bại, cổ gáy cứng đau, mất tiếng.
- Tác dụng phố hợp : Với Nhân trung, Hợp cốc trị hàm răng cắn chặt, với Hợp cốc, Ế phong trị quai bị, viêm amidan, với Nha thống điểm, Hạ quan, Hợp cốc, Nội đình trị đau răng, với Ế phong, Hợp cốc trị viêm quai bị cấp tính, với Thừa tương, Hợp cốc trị miệng ngậm không há.
4. THỪA KHẤP : 承泣
• Chịu nhận nước mắt, nhận nước mắt chảy xuống
- Vị trí : Thẳng đồng tử mắt xuống, dưới mắt 7 phân, Túc dương minh, Dương kiều mạch, Nhâm mạch hội ở đó
- Cách châm cứu : Nằm ngửa, nhắm mắt lấy huyệt, thẳng đồng tử xuống theo bờ hố mắt. Nhắc người bệnh nhìn ngược lên, theo bờ hốc mắt dưới. Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn hoặc châm ngang xuyên hướng vào khóe mắt trong. CẤM CỨU.
Sách « Đồng Nhân » nói CẤM CHÂM, châm ở đó làm cho mắt người ta màu đen. « Minh Đường » nói : châm 4 – 5 phân không nên cứu, sau khi cứu làm cho mắt người ta to như nắm tay, thịt thớ ngày càng lớn như quả đào, đến 30 ngày thì đúng là không nhìn thấy vật gì : « Tự sinh » nói ở đó không cứu, không châm.
Đông Viên nói : « Ngụy bang Phu nhân mắt có màng màu lục, từ phía dưới lấn lên, Tử dương minh đến ».
- Chủ trị : Mù về đêm, mi mắt cứng đờ, teo thần kinh nhìn, viêm kết mạc cấp, mãn tính, cận thị, viễn thị, ánh sáng tóe ra, nhìn lệch về phía trong, mù màu, thanh quang nhãn (giãn đồng tử), viêm thần kinh nhìn, đục nhân mắt, võng mạc biến hình, mắt lạnh, chảy nước mắt, mắt nhìn ngước lên, ngứa đồng tử, khuông mắt động dẫn xuống miệng, miệng mắt méo lệch, miệng không nói được, mắt rung rinh co động, tai ù, tai điếc.
- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc, Thái dương trị bệnh mắt, với Tình minh, Phong trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Can du, Thận du trị teo dây thần kinh nhìn. Châm ngang thấu Tình minh trị cận thị, với Tình minh, Phong trì, Khúc trì, Thái xung trị giãn đồng tử, với Kiện minh, Kiện minh 5, Phong trì, Tỳ du, Thận du, Can du trị võng mạc biến hình.
5. TỨ BẠCH :四白
• Bốn cái sạch hoặc bốn cái rõ ràng
- Vị trí : Dưới mắt 1 thốn
- Cách lấy huyệt : Nằm ngửa, giữa bờ dưới hốc mắt, thẳng mắt xuống chỗ đó có 1 lỗ là huyệt.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 2 – 3 phân, châm ngang kim từ trên xuống dưới từ 3 – 5 phân, KHÔNG CỨU. Phàm biết cách thành thạo mới được hạ kim. Châm quá sâu làm cho mắt người ta màu đen.
- Chủ trị : Mắt đỏ, sưng đau, liệt mặt, viêm mũi, thần kinh mặt tê bại và co giật, đau thần kinh tam thoa, viêm giác mạc, viêm xoang cạnh mũi, cận thị, giun chui ống mật, dị ứng sưng mặt, đau đầu hoa mắt, khô nước mắt mà mờ mắt, mắt ngứa, mắt có màng, mắt trễ không nói được.
- Tác dụng phối hợp : Với Hợp cốc, Nghinh hương trị viêm mũi, với Đảm nang huyệt, Thiên khu, Quan nguyên trị giun chui ống mật, với Dương bạch, Địa thương, Phong trì, Hợp cốc trị liệt mặt.
6. CỰ LIÊU : 巨髎
• Lô xương to
• Có tên là Cự giao
• Có tên là Cự giao
- Vị trí : Mắt nhìn thẳng, chiếu từ đồng tử xuống về phía dưới cánh mũi sang ngang gặp nhau, Thủ túc dương minh và Dương kiều mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Châm chếch 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 phút
- Chủ trị : Tê liệt thần kinh mặt, mũi chảy máu, đau răng, má sưng đau, viêm mũi, đau thần kinh tam thoa, khế túng, mắt chướng không nhìn thấy, nhìn xa mờ, màng da qua khỏi lòng trắng che lấp con ngươi, hay lác và nhìn ngước lên, cước khí sưng đầu gối.
7. ĐỊA THƯƠNG :地倉
• Chỗ làm kho
- Vị trí : ngồi ngay, dựa ngửa, hoặc nằm ngửa, ngang mép ra gặp đường rãnh cánh mũi chạy xuống là huyệt (cách bờ cao góc mép khoảng 4 phân), dưới đó có động mạch nhảy. Thủ túc dương minh và dương kiều mạch hội ở đó.
- Cách châm cứu : Mũi kim hướng về dái tai, châm sâu 3 – 5 phân, châm ngang thấu tới huyệt Giáp xa, tiến kim 1 – 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 phút.
- Chủ trị : Liệt mặt, miệng mặt méo lệch, góc mép chảy dãi, sưng chân, mất tiếng không nói được, khuông mắt động không dứt, ngứa đồng tử mắt, nhìn xa mờ mờ, đêm tối không nhìn thấy, bệnh thì lấy bên đối diện, nên châm cứu đều đều nhiều lần để lấy hết phong khí đi. Miệng mắt méo lệch thì lấy sự cân lại làm mức độ châm cứu, mồi ngải nếu to quá, miệng chuyển thành méo đi. Cứu Thừa tương 7 x 7 = 49 mồi thì khỏi.
- Tác dụng phối hợp : Với Giáp xa, Hợp cốc trị đau thần kinh tam thoa, góc miệng chảy dãi, với Hậu khê chữa góc mép cứng đờ, với Ngư tế, Tứ bạch trị đau thần kinh tam giao, với Giáp xa, Nghinh hương, Hợp cốc trị liệt mặt, với Thừa tương, Hợp cốc trị chảy nước dãi.
8. ĐẠI NGHINH :大迎
• Đón cái to lớn, nghĩa bóng há mồm đón ăn
- Vị trí : Ở chỗ lõm trước góc quai hàm, hàm dưới, ngang huyệt Giáp xa ra phía trước 5 phân, trong chỗ lõm xương có động mạch.
- Cách châm cứu : Châm chếch phía trước hoặc phía sau sâu 5 phân đến 1 thốn, tránh động mạch, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
- Chủ trị : Hàm răng cắn chặt, má sưng, răng đau, thần kinh mặt tê dại, sưng quai bị, phong co giật, vòng quanh môi mép máy động, nóng rét cổ đau, tràng nhạc, hụt hơi nhiều lần, sợ lạnh, lưỡi cứng không nói được, phong tỏa làm mặt sưng phù, mắt đau không nhắm được.
(Còn tiếp)
2014-07-10 22:00:14
Nguồn: http:///2014/07/danh-tu-huyet-vi-cham-cuu-phan-7-tuc.html