Nấm được biết đến là một trong những thực phẩm giàu đạm, bởi vậy mà xuất phát từ tâm lý muốn phòng bệnh cho con, nhiều bà mẹ đã có sáng kiến cho con ăn nấm thay các thực phẩm giàu đạm khác như thịt, trứng, sữa… để phòng tránh các bệnh về tim mạch cũng như béo phì, vậy sáng kiến đó đúng hay sai, hãy cùng Nấm lim xanh tìm hiểu.
Nấm có giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Nấm thông dụng trong bữa ăn của người châu á cũng như trên thế giới bởi có hương vị thơm ngon, đậm đà. Tuy nhiên nấm được ưa chuộng còn bởi vì nó chứa một lượng dinh dưỡng rất lớn, với nhiều tác dụng như chống lão hóa, tăng đề kháng, giảm mỡ máu… Các loại nấm được mọi người sử dụng thường xuyên có thể kể đến như nấm bào ngư, đông cô, nấm mèo, nấm mỡ, nấm rơm… hay các loại nấm thảo dược như linh chi, nấm lim xanh, nấm đông trùng hạ thảo…
Trừ nấm rơm thì hầu hết các loại nấm rất ít chất béo, ngược lại chúng có nhiều chất khoáng và các vi chất, vitamin tan trong nước cùng nhiều chất tăng cường chuyển hóa và đề kháng cho cơ thể, giúp người sử dụng có thể phòng tránh được nhiều bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, mỡ máu…
Vậy cho trẻ ăn nấm thay thịt cá là đúng hay sai?
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới hai tuổi, phải được cung cấp đầy đủ chất béo trong khẩu phần ăn để có thể hoàn thiện cấu tạo của bộ não và dây thần kinh. Trong đó, cholesterol cũng có vai trò rất quan trọng vì giúp tạo nên màng tế bào, các nội tiết tố, muối mật và có chức năng vận chuyển chất béo trong máu đến các mô cơ thể.
Theo nghiên cứu thì năng lượng và chất béo từ nấm không hỗ trợ đủ cho sự phát triển của trẻ bởi trẻ dưới 2 tuổi thì lương cholesterol và chất béo có thể cũng cấp cho trẻ là không giới hạn.
Lượng đạm trong nấm cũng thấp hơn so với một số loại rau củ khác cho nên việc cung cấp thêm đạm và các axit amin quang trọng từ các nguồn thực phẩm bên ngoài là bắt buộc.
Một vài lưu ý khi dùng nấm
Người ta khuyên nên sử dụng đạm động vật cho trẻ nhỏ do khả năng tiêu hoá cao (90 – 95%) và có đủ các axít amin thiết yếu. Do đó, không nên dùng đạm thực vật nói chung và đạm nấm nói riêng thay cho đạm động vật ở trẻ em.
Khi sử dụng nấm để làm thức ăn, còn cần phải phân biệt rõ nấm ăn được và nấm độc. Tuyệt đối không sử dụng những loại nấm lạ, nấm có màu sặc sỡ vì chứa nhiều độc chất có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nấm cũng rất dễ bị hư thối nên sử dụng càng tươi càng tốt. Bảo quản nấm phải nhẹ nhàng, đúng cách và tuân thủ đúng các khuyến cáo. Trong nuôi trồng nấm, tránh lạm dụng các thuốc kích thích tăng trưởng.