ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bắt Giữ Sau Hội Thảo Kỷ Niệm Vụ Thảm Sát Thiên An Môn
Saturday, May 10, 2014 21:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


 
Ngày mùng 3 tháng 5, một nhóm gồm các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc, các học giả, luật sư, và các nhà hoạt động tham dự Hội thảo kỷ niệm phong trào Thiên An Môn Ngày 04 Tháng Sáu ở Bắc Kinh. Ít nhất tám trong số những người tham dự đã bị cảnh sát bắt đi sau đó. (Ảnh chụp màn hình thông qua canyu.org)

Ngày mùng 3 tháng 5, một nhóm gồm các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc, các học giả, luật sư, và các nhà hoạt động tham dự Hội thảo kỷ niệm phong trào Thiên An Môn Ngày 04 Tháng Sáu ở Bắc Kinh. Ít nhất tám trong số những người tham dự đã bị cảnh sát bắt đi sau đó. (Ảnh chụp màn hình thông qua canyu.org)

Để kỷ niệm 25 năm phong trào 04 tháng 6 năm 1989 sắp đến, hơn chục học giả Trung Quốc, luật sư và nhà bất đồng chính kiến ​​tổ chức một hội nghị kín tại Bắc Kinh vào ngày 03 tháng 5, nhằm thảo luận về tác động của sự kiện và sự phân nhánh của cuộc đàn áp bạo lực, mà tại đó quân đội Trung Quốc nổ súng vào các sinh viên, cư dân Bắc Kinh tay không tất sắt, giết chết hàng trăm thậm chí hàng ngàn người.

Không lâu sau khi hội thảo kết thúc, ít nhất tám trong những người tham dự được báo cáo là đã mất tích, hoặc bị công an triệu tập – trong đó có luật sư nhân quyền nổi tiếng Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang), nhà của ông bị cảnh sát đột kích bất ngờ.

Hội thảo được tổ chức tại nhà của một người tham dự ở Bắc Kinh; một biểu ngữ treo trên tường có ghi: “Hội thảo tưởng niệm ngày 4 tháng 6 tại Bắc Kinh năm 2014”

Tại hội thảo, những người tham dự cùng ôn lại cuộc đàn áp bạo lực lên phong trào ngày 04 tháng sáu năm 1989, và kêu gọi công bố sự thật. Họ kêu gọi bồi thường cho các vụ tàn sát và bồi thường cho gia đình nạn nhân . Bốn học giả và nhà bất đồng chính kiến không thể tham dự, đã gửi bình luận đã được soạn sẵn.

Trong hai ngày diễn ra hội thảo tám người tham dự đã được triệu tập bởi các viên chức của cục An Ninh Nội Địa. Theo China Change, một trang web chuyên theo dõi những ngược đãi ở Trung Quốc, những người này gồm có luật sư quyền Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang), nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Từ Hữu Ngư (Xu Youyu), giáo sư tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh Hác Kiến (Hao Jian), nhà văn bất đồng chính kiến ​​Lưu Địch, cựu tù nhân chính trị Hồ Thạch Căn (Hu Shigen), giáo sư xã hội học tại Đại học Thanh Hoa Quách Ngọc Hoa (Guo Yuhua), giáo sư tại học viện Điện ảnh Bắc Kinh Thôi Vệ Bình (Cui Weiping), và nhà sử học tại Đại học Thanh Hoa Tần Cối.

Trong số đó, Quách Ngọc Hoa (Guo Yuhua), Thôi Vệ Bình (Cui Weiping), và Tần Cối (Qin Hui) đã được phóng thích, nhưng vẫn chưa có tin tức nào về năm người còn lại.

Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang) đã bị lực lượng an ninh bắt đi lúc 11 giờ ngày chủ nhật, sau khi cảnh sát đột kích vào nhà, tịch thu điện thoại di động của ông cùng máy tính, và một số sách.

Tháng trước, nhà báo độc lập nổi tiếng đồng thời là nhà phân tích chính trị Cao Vũ (Gao Yu) cũng được cho rằng đã mất tích, sau khi cô không vắng mặt trong một sự kiện đã lên lịch trước ​​tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 4.

Từ sau vụ thảm sát  Các nhà chức trách Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ngăn chặn những hoạt động dân sự tưởng nhớ – mặc dù cuộc đàn áp năm nay có vẻ đặc biệt nghiêm trọng .

Đinh Tử Lâm, một trong những thành viên của Hội những bà mẹ Thiên An Môn, có con trai 19 tuổi đã bị bắn chết, và bà đang bị cấm lưu lại Bắc Kinh cho đến ngày 05 tháng sáu năm nay, theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.

Đinh (Ding) nói rằng đó là lần đầu tiên trong 25 năm bà bị tống ra khỏi thủ đô.

Phong trào 04 tháng 6 gồm một loạt cuộc biểu tình đường phố do sinh viên lãnh đạo cùng các yêu cầu chính trị, bao gồm việc chiếm đóng Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào tháng Tư, tháng Năm, và đầu tháng Sáu năm 1989. Hàng trăm hàng ngàn sinh viên, và sau đó là những người dân Trung Quốc khác, bao gồm cả người lao động, đã tham gia các cuộc biểu tình.

Lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã quyết định để đè bẹp các cuộc biểu tình, bằng xe tăng cán người và quân đội vào đêm ngày 03 tháng sáu, rạng sáng ngày 4 tháng Sáu. Số người chết được ước tính lên đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn.

Hình ảnh, thông tin, và bài ​​phát biểu liên quan đến phong trào ngày 4 tháng 6 được kiểm duyệt chặt chẽ trên Internet ở Trung Quốc. Phong trào hiện đang bị dán nhãn là “cuộc nổi loạn của sinh viên” trên báo chí nhà nước, và các sinh viên không được dạy về căn nguyên của các cuộc biểu tình cũng như một kết thúc đầy bạo lực đã từng xảy ra với những sinh viên như họ.

Theo Vietdaijynguyen

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.