Danh từ huyệt vị châm cứu – Phần 3: Thủ Thái Âm Phế Kinh (Tiếp)
Saturday, March 15, 2014 9:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT:
1. TRUNG PHỦ: 中府
• Huyệt Mộ
• Nơi chứa giữ vật chất bên trong
• Có tên là Ưng du
• Nơi chứa giữ vật chất bên trong
• Có tên là Ưng du
- Vị trí : Cạnh ngoài, phía trên của vách trước lồng ngực, trên vú 3 xương sườn, cách đường giữa ngực là 6 thốn, từ huyệt Vân môn xuống là 1 thốn, là phế mộ, chỗ hội của hai mạch Thủ Túc thái âm.
- Cách lấy huyệt : Cho 2 tay chéo ra phía sau lưng thì thấy ở dưới đầu ngoài xương đòn hiện ra một hố lõm tam giác (chính giữa hố lõm là huyệt Vân môn) từ chính giữa hố lõm đó xuống theo đường rãnh giữa cơ tam giác vai và lồng ngực là 1 thốn, nằm trên khe sườn 1 – 2.
Cách thứ 2 : Từ đầu vú (chỉ dùng đo ở nam giới) đo ra ngoài 2 thốn rồi từ đó thẳng lên 3 khe sườn (tức là khe liên sườn 1 – 2).
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân thốn. Châm dưới da về hướng trên và bên ngoài sâu 1 – 2 thốn. Cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10 phút.
- Chủ trị : Ho hắng, hen, tức ngực, đau bả vai, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, bụng chướng, sưng ở tứ chi, ăn không xuống, nôn mửa, đảm nhiệt nôn ngược lên, ho nhổ nước bọt, nước mũi đục, bị gió ra mồi hôi, da đau mặt sưng, bướu cổ, tràng nhạc.
- Tác dụng phối hợp : Với Thiếu xung trị đau ngực ; với Đại chùy trị viêm phổi, giãn phế quản xuất huyết ; với Nội quan trị cánh tay mát lạnh, với Phế du, Khổng tối trị viêm phế quản mạn tính, với Kết hạch điểm, Phế nhiệt huyệt, Phế du trị lao phổi.
2. VÂN MÔN: 雲門
• Cửa của tiếng nói.
- Vị trí: Dưới xương đòn, từ giữa ngực ra 6 thốn, giữa hố lõm tam giác, ở dưới huyệt Cự cốt, từ huyệt Khí hộ ra 2 thốn.
- Cách châm cứu: Châm chếch lên trên và ra ngoài sau 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 15 phút.
- Chủ trị: Ho hắng, hen xuyễn, đau ngực, ngực buồn bằn, viêm quanh khớp vai, thương hàn tứ chi nóng không dứt, đau khắp sườn và lưng trên, hầu bại, tràng nhạc.
- CHÚ Ý: CẤM CHÂM SÂU, sợ bách thần tán.
3. THIÊN PHỦ: 天府
• Nơi chứa giữ vật chất của trời
- Vị trí: Đầu nếp gấp nách xuống 3 thốn, cạnh ngoài cơ nhị đầu, co khuỷu tay thì từ khuỷu tay lên 5 thốn.
- Cách lấy huyệt: Chấm mực vào đầu mũi, giơ tay lên, cánh tay chấm vào đầu mũi, nơi đụng có dấu là huyệt.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1- 2 thốn, CẤM CỨU.
- Chủ trị: Hen xuyễn, mũi chảy máu cam, khái huyết, hầu họng sưng đau, khuỷu cánh tay đau, trúng phong tà, chảy nước mắt, hay quên, phi thi ác thuyên (một chứng thi quyết), nói lời của quỷ, sốt rét nóng lạnh, mắt hoa, nhìn gần mờ mờ, tràng nhạc.
4. HIỆP BẠCH: 俠白
• Màu trắng hòa hiệp.
- Vị trí: Cạnh trước và ngoài xương cánh tay, từ huyệt Thiên phủ xuống 1 thốn.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 10 -15 phút
- Chủ trị: Ho hắng, thở gấp, ngực đau, cạnh trong cánh tay đau, đau tim, ngắn hơi, nôn khan ngược lên.
5. XÍCH TRẠCH: 尺澤
• Cái ao ở xương xích (xương trụ);
• Huyệt Hợp Thủy
• Huyệt Hợp Thủy
- Vị trí: Ở nếp gấp trước khuỷu tay, cạnh ngoài gân lớn của cơ nhị đầu cánh tay, giữa chỗ lõm khe gân xương, chỗ mạch Thủ thái âm đi vào ,là Hợp Thủy. Phế thực thì tả ở đó
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 phút. CẤM CHÂM SÂU chếch vào giữa khuỷu. Khêu nặn máu xung quanh có thể chữa được viêm dạ dày, ruột.
- Chủ trị: Cảm mạo, ho hắng, hen, khái huyết, phát sốt nóng, ho gà, chướng tức ngực, đau ngực, đau khuỷu và cánh tay, viêm mạc lồng ngực, hầu họng sưng đau, đan độc, ra mồ hôi; trúng gió, đi đái nhiều lần, hay hắt hơi, buồn khóc, nóng rét phong bại, bắp tay cánh tay co rút, bàn tay không nâng lên đươc, khí lên buồn nôn, miệng khô, ho nhổ nước bọt đục, sốt rét lâu ngày, tứ chi bạo thũng, tim đau cánh tay lạnh, ngắn hơi, phế giãn rộng ra, thắt lưng cột sống cứng đau, trẻ em mạn kinh phong.
- Tác dụng phối hợp: Với Đại chùy thấu Kết hạch điểm, Hoa cái thấu toàn cơ, trị lao phổi, với Ủy trung dùng kim 3 cạnh chích nặn máu trị đan độc, với Khúc trì trị khuỷu tay co đau, với Thiếu trạch trị tim buồn bẳn.
(Còn tiếp)
2014-03-15 08:00:19
Nguồn: http:///2014/02/danh-tu-huyet-vi-cham-cuu-phan-3-thu.html