ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nga bắt đầu lùng sục quái vật khổng lồ dưới biển Bắc
Saturday, March 1, 2014 20:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Để khẳng định sự tồn tại của con quái vật khổng lồ dưới đáy biển Bắc cực, nhóm thợ lặn Nga sẽ bắt đầu cuộc thám hiểm lùng sục hồ Labynkyr ở độ sâu kỷ lục 80 mét.

Sinh vật lạ có kích thước khổng lồ vừa bị phát hiện đang sinh sống ở độ sâu 1000m trong vùng biển Bắc cực bởi các nhà nghiên cứu từ Viện các vấn đề công nghệ biển Vladivostok (thuộc chi nhánh Viễn Đông của Viện Hàn lâm khoa học Nga) tuần trước.

Theo lời kể của tiens sĩ khoa học Leonid Naumov, thành viên đoàn thám hiểm, con quái vật đã tấn công vào chiếc máy thăm dò mang tên Klavesin được thả xuống ở độ sâu 1600 – 2000m khiến bộ máy rung lắc manh từ bên này sang bên kia. Bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận ra lớp vỏ kim loại của Klavesin bị cào xé gây ra vô số vết lõm và vệt trầy xước.

Tuy nhiên, các chuyên gia còn nghi ngờ khả năng tồn tại một sinh vật như vậy nên một chương trình thám hiểm mới đã được lên kế hoạch.

Ngày 26/2, nhóm thợ lặn Nga bắt đầu cuộc thám hiểm hồ Labynkyr ở Cộng hòa Yakutia phía bắc phần châu Á của LB Nga. Các nhà nghiên cứu vùng nước sâu sẽ lặn xuống 80m, và bằng cách đó lập kỷ lục thế giới mới về môn lặn mùa đông. Cuộc thám hiểm này không chỉ có tính chất thể thao, mà còn nhắm tới mục đích khoa học.

Giữa lúc thời tiết khu vực hồ Labynkyr có thể xuống tới -70 độ C thì việc lặn xuống đáy cũng là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện giới hạn con người và thử nghiệm công nghệ trong điều kiện khắc nghiệt. Chiếc hồ này là món quà hoàn hảo của tự nhiên, bởi nếu tái tạo những điều kiện của hồ trong phòng thí nghiệm nào đó ta sẽ tốn rất nhiều tiền, còn chúng tôi chỉ cần đơn giản là lên đường tới đó – mọi thứ đã có sẵn. Được tìm kiếm nhiều nhất là vị trí tương tự, để rồi có thể sử dụng những kinh nghiệm thu nhận được ở Bắc Cực, nơi mà Nga hiện đang tích cực chinh phục. Hơn nữa, những rủi ro mạo hiểm mà chúng tôi sẽ tính đến trong thời gian chuyến thực địa rất giống với những gì mà con người phải đương đầu khi khám phá Bắc Cực.

Trong điều kiện nhiệt độ thấp như vậy sẽ thử nghiệm cả các mẫu thiết bị dưới nước. Các trang thiết bị trị giá 100.000 USD sẽ thành đống phế liệu sau 4 ngày thám hiểm bởi chúng phải chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt nhất có thể. Điều đó cho phép các nhà phát triển tính đến kinh nghiệm thu được và lần tiếp theo sẽ chế tạo thiết bị chắc chắn hơn, có sức bền chống đóng băng mạnh hơn.

Các thợ lặn sẽ lấy mẫu sinh vật sống và bùn đất từ đáy hồ, chuyển giao cho các nhà khoa học. Có thể sẽ xác minh được rõ ràng, lý do vì sao hồ chậm đóng băng và tìm lời giải cho nhiều truyền thuyết liên quan đến những chiếc hồ. Dân sở tại cho rằng đến một nửa số hồ trong vùng hàm chứa thuộc tính huyền bí kỳ dị. Người bản địa tin rằng vùng nước trong chiếc hồ sắp nghiên cứu chính là nơi trú ngụ của “Quỷ Labynkyr” – một sinh vật xám đen với kích thước khổng lồ. Nếu tin vào những câu chuyện kể của người Yakut ở đây, thì con vật dưới nước lớn đến mức khoảng cách giữa hai mắt của nó phải từ 2 đến 3 mét.

Tất nhiên các nhà khoa học không chờ đợi tìm thấy sinh vật kỳ lạ như vậy trong lòng hồ, nhưng về mặt lý thuyết cũng không loại trừ sự tồn tại của loài sinh vật cổ đại nào đó dưới đáy nước sâu.

 

Theo VTC6


Total 2 comments
  • Vietnam travel

    mới xuống dc 80m thì bao h mới gặp nó :D

  • Mạc Văn Khoa

    Ở trong lòng nước, càng xuống sâu thì sức ép của nước cảng tăng. Do vậy, một sinh vật sống ở nơi càng sâu thì cơ thể của sinh vật càng phải nhỏ bé và mềm mại để chống đỡ được với sức ép. Từ suy luận trên, tôi không tin có MỘT SINH VẬT KHỔNG LỒ sống được dưới ĐỌ SÂU HÀNG NGHÌN MÉT.
    Cuộc tìm kiếm này nếu không ẩn dưới một ý đồ nào đó thì chỉ là một việc làm vô bổ, không thu được kết quả gì cả.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.