ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: chuvitcon
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Học nấu ăn Hướng Dẫn bạn Chọn Rau Quả Sạch
Saturday, February 22, 2014 8:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Học nấu ăn Hướng Dẫn bạn Chọn Rau Quả Sạch. chọn các rội rao quả ít sử dụng các loại thuốc tăng trưởng.

Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, rau mùng tơi, dền, rau đay… là những loại rau củ ít bị “tấn công” bởi thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu vì ít sâu bệnh, vỏ dày.

một chuyên gia nông nghiệp lâu năm, khoai tây là một trong những loại rau củ khá an toàn cho người tiêu dùng. Nông dân thường phun thuốc trên cây. Do đó, dư lượng thuốc trong củ khoai nằm dưới mặt đất thường thấp hơn trên lá.

Khoai lang, khoai sọ, hành tây… cũng được ông An xếp vào danh sách rau củ an toàn. Các giống khoai củ này thường ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, những loại củ này sau thu hoạch để nhiều ngày nên dư lượng thuốc có thể giảm đi.

Ngoài ra, quả bí xanh, bí đỏ, mướp, bầu tương đối đảm bảo vì các loại cây này vốn không nhiều sâu. Nếu có phun thuốc thì lượng nhiễm vào rau quả ít hơn so với loại rau khác do đặc tính có quá trình hình thành dài ngày. Các loại quả này thường để được lâu sau hái nên lượng thuốc (nếu có) cũng dần mất đi.

Trong các loại rau ăn lá, ông An tư vấn, người tiêu dùng nên chọn những loại rau ít bị sâu bệnh như rau đay, mùng tơi, rau dền, cần tây… Với loại rau gia vị, có rau mùi, thìa là, hẹ là khá an toàn.

Mỗi loại rau củ có quy định rõ ràng cách thức và thời gian bón trước khi thu hoạch. Thực tế vẫn có nông dân hôm trước phun thuốc vào rau cho bóng đẹp, hôm sau đã mang ra chợ bán.

thuốc bảo vệ thực vật cơ bản có 5 loại. Thuốc tiếp xúc được phun trên bề mặt rau, côn trùng tiếp xúc với thuốc sẽ bị tiêu diệt.

Loại thứ hai là độc vị, tức sâu chỉ chết khi thuốc đi qua hệ tiêu hóa của nó. Thứ ba là thuốc thấm sâu, tức khi phun lên lá rau, thuốc sẽ thấm sâu vào bên trong lá.
Tiếp đến là thuốc xông hơi, để diệt mối, mọt.

Cuối cùng là thuốc nội hấp. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngấm vào tế bào lá rồi đi khắp cơ thể cây rau và tiêu diệt sâu. Với cây bắp cải, trong quá trình cuốn lá, sâu tơ đã xâm nhập vào trong bắp cải và được nhiều lá ngoài che chắn. Vì vậy, nếu dùng các loại khác thì không thể tiêu diệt được sâu mà phải dùng thuốc nội hấp.

Khi thuốc được phun sẽ ngấm vào từng tế bào, đi khắp cây rau. Sẽ nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu nông dân mới phun được vài hôm, thậm chí hôm trước, hôm sau đã mang đi bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao. Rau trước khi dùng được ngâm nước có thể phai thuốc phần nào, trường hợp dùng thuốc nội hấp thì có ngâm rau nhiều giờ cũng không thể hết, ông Ân cho biết.

(VTC)

 Học nấu ăn Hướng Dẫn bạn Chọn Rau Quả Sạch
Đậu đỗ, dưa chuột, rau cải tiềm ẩn nguy cơ nhiễm hóa chất

Bữa ăn của người Việt luôn có rau củ quả; song từ quá trình trồng và chăm sóc của nhà nông, các loại thực phẩm này tiềm ẩn dư lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng.

Bé Quốc Minh, con chị Huệ (Văn Cao, Hà Nội) rất thích ăn đỗ quả xào. Chị Huệ kể: “Mỗi lần tôi mua đến gần một kg đỗ, xào lên là 2 đứa trẻ nhà tôi thi nhau ăn. Tôi nghe nói loại đậu đỗ này người ta phun nhiều thuốc sâu nên cũng hạn chế mua dù con rất thích ăn. Hoặc nếu có mua, tôi vào siêu thị mua để an tâm phần nào”.

Song, quả đỗ luôn đứng đầu trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất.

Theo chị Hóa, nông dân ở Hoài Đức, Hà Nội, cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết. Vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.

Không chỉ đậu đỗ, dưa chuột cũng là món khoái khẩu của nhiều trẻ em, thậm chí cả người lớn cũng thích vì ăn vào thấy mát. Nhưng đằng sau dưa chuột ẩn chứa nhiều hiểm họa.

Dưa chuột luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán.

Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu.

 Học nấu ăn Hướng Dẫn bạn Chọn Rau Quả Sạch
Đậu đỗ là loài rau được người trồng chăm sóc bằng nhiều hóa chất.

Giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường thì nó rất sạch sẽ. Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ cần tới một số loại thuốc kích thích để hạt nhanh nảy mầm, trắng đẹp.

Vài hộ dân ở làng Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Nội làm giá đỗ có cho thuốc kích thích tăng trưởng với chữ Trung Quốc. Nếu dân ở đây đặt mua ăn người bán sẽ làm riêng không cho thuốc, còn hàng bán ra các chợ nội thành Hà Nội chắc chắn bị ủ thuốc.

Giá đỗ ủ hóa chất có thân mập mạp, trắng ngần, dài, không có rễ. Còn giá đỗ không có hóa chất màu không trắng và rất gầy, nhiều rễ dài.

Rau cải là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch.

Anh Hùng, một nông dân ở Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội, nói: “Rau cải ngọt đánh thuốc dễ nhất vì lá nó hấp thụ nhanh nhất. Hiện cải nào cũng đắt hàng, giờ cải ngọt 15.000 đồng một kg. Cải xanh đã bán 5.000 đồng một mớ”.

Cần nước cũng là loại rau dễ “ăn” phân bón và thuốc trừ sâu. Rau cần được bón nhiều phân đạm và thuốc trừ sâu sẽ có thân to, ngó trắng phau bất thường, để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.

Rau “ăn” thuốc thế nào?

Thuốc trừ sâu là sự pha trộn của các hóa chất dùng để tiêu diệt hay ngăn chặn các loài côn trùng, bệnh tật và cỏ dại mà có thể ảnh hưởng tới mùa màng.

Việc dùng một lượng nhỏ thuốc trừ sâu không gây hại. Nhưng một số nghiên cứu lại chỉ ra sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và các vấn đề sức khỏe như ung thư, chứng tăng động giảm chú ý và các rối loạn thần kinh; đặc biệt, nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch.

Khi phun thuốc trừ sâu, không chỉ lá, mà cả củ cũng bị ảnh hưởng. Theo PGS.TS Trần Khắc Thi, Phó Viện trưởng Nghiên cứu Rau quả, bất cứ loại thuốc trừ sâu phun để bảo vệ cho bộ phận nào thì đều có tác dụng lên bộ phận đó.

Thuốc bảo vệ lá sẽ phòng sâu bệnh trên lá. Thuốc bảo vệ củ sẽ ngấm vào củ và có tác dụng phòng sâu bệnh cho củ. Các loại củ ở đây như su hào, khoai tây… Do vậy, nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu ở củ hay ở lá là như nhau, chứ không phải như một số người cho rằng rau ăn lá dễ bị nhiễm thuốc hơn rau củ và như vậy ăn rau củ sẽ an toàn hơn.

Với rau mua ngoài chợ, khi chế biến các loại rau có bẹ như cải, cải thảo… nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu. Sau đó, ngâm rau vào nước hòa thuốc tím khoảng 15 phút rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy vài lần trước khi đưa vào chế biến tiếp.

Hiện, nhiều thuốc kích thích tăng trưởng hay còn gọi là thuốc điều hòa sinh trưởng có thành phần hoạt chất là Gibberellic acid giúp khích thích tăng trưởng cho cây trồng được nhiều nông dân sử dụng. Tuy nhiên, theo ông Vương Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn: “Nếu sử dụng Gibberellic acid quá liều ghi trên nhãn là sai”.

Chất này tác dụng tới tùy đối tượng cây trồng, nếu quá thì cây sẽ không phát triển bình thường, làm cây biến đổi và chất lượng thực phẩm cũng thay đổi. Gibberellic làm kéo dài tế bào nếu trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, làm cây phát triển nhanh theo chiều dọc.

Theo ông Giang, thường dùng liều lượng cao và tùy thuộc chế độ dinh dưỡng, chất này có thể làm nhạt màu của lá. Khi sử dụng quá liều lượng ghi trên nhãn ít thì người tiêu dùng cũng khó để nhận biết được, chỉ có thể nhận biết qua kiểm tra dư lượng trong cây trồng, nếu vượt ngưỡng là hoàn toàn độc hại.

Để loại bớt phần nào chất độc hại, ngoài việc ngâm rửa, chần qua nước muối, rau củ có thể sử dụng nước rửa rau quả.

Ông Mai Văn Tiến – Phó giám đốc Trung tâm Vật liệu, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, cho biết: “Những loại nước rửa này có thành phần cơ bản là Alcohol Ether Sulfate, chất tẩy rửa bề mặt. Ngoài tác dụng rửa sạch dầu mỡ trong nấu nướng, các loại nước rửa này phần nào có tác dụng trong việc rửa hoa quả khi loại bỏ chất bẩn bám trên bề mặt”.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nước rửa rau quả này có rửa sạch hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc ép rau, quả chín, thuốc kích thích tăng trưởng… Ông Tiến cho rằng, loại nước này chỉ rửa bớt phần nào, còn khi thuốc đã ngấm vào trong rau quả thì rất khó rửa sạch. Vì vậy, người tiêu dùng cũng không nên kỳ vọng vào loại nước rửa này.

(VTC)

Tiến sĩ Ngô Vĩnh Viễn, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, khẳng định, quan niệm rau dạng củ an toàn hơn rau dạng lá là hoàn toàn không chuẩn xác. Bất cứ loại thuốc trừ sâu phun bảo vệ cho loại cây nào thì đều có tác dụng trên loại đó, thuốc bảo vệ lá sẽ phòng sâu bệnh trên lá, thuốc bảo vệ củ sẽ ngấm vào củ và có tác dụng phòng sâu bệnh cho củ. Vì thế, nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu ở rau dạng củ hay rau dạng lá là như nhau, không phải ăn rau dạng củ thì ít bị nhiễm thuốc trừ sâu hơn rau dạng lá.

 Học nấu ăn Hướng Dẫn bạn Chọn Rau Quả Sạch

Tiến sĩ Ngô Vĩnh Viễn cho hay, thuốc trừ sâu hại cho rau củ có hai nhóm gồm nhóm thuốc tiếp xúc và nhóm thuốc nội hấp. Nhóm thuốc tiếp xúc được sử dụng để phun trực tiếp vào chỗ có sâu bệnh, còn nhóm thuốc nội hấp là nhóm thuốc để phun ở lá nhưng có tác dụng bảo vệ củ. Tuy nhiên, khi phun thuốc bảo vệ củ vào lá cây thì những con sâu nếu ăn lá đã được phun thuốc cũng sẽ bị tiêu diệt, các loại thuốc này bán khá nhiều trên thị trường.

“Như vậy rõ ràng là có hai cơ chế thuốc, một là thuốc dạng tiếp xúc trên mặt lá, khi phun vào lá, tiếp xúc trên lá sâu ăn phải hoặc phun thẳng vào sâu thì sâu chết. Còn cơ chế thứ hai là với loại thuốc nội hấp, sau khi phun vào lá thì thuốc đó sẽ được nội hấp vào cây, con sâu ăn hoặc chiết dịch từ cây thì sâu sẽ chết”, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật cho hay.

Tuy nhiên, trên thực tế, bất kỳ nhóm thuốc trừ sâu bệnh trên rau quả nào khi đem ra sử dụng cũng phải được phép đăng ký sử dụng và có hướng dẫn cụ thể về ngưỡng an toàn cho từng liều lượng. Và phần lớn tất cả các loại thuốc sử dụng cho sâu bệnh trên lá được quy định phải có thời gian cách li ít nhất là 7 ngày trước khi thu hoạch bán đến tay người tiêu dùng. “Nếu thực hiện theo đúng quy định thì các loại thuốc trừ sâu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người, nhưng vấn đề là người sản xuất có thực hiện hay không, có phun đúng liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly không hay lại phun quá liều lượng cho rau xanh tốt, bắt mắt và thu hoạch ngay sau khi phun thuốc để rau được tươi”, tiến sĩ Viễn nói.

Tiến sĩ Ngô Vĩnh Viễn còn cho hay, rau củ là loại tiếp xúc với đất, nằm trong đất, tiếp xúc với các vi sinh vật, trong đó có những vi sinh vật có hại. Ví như củ cà rốt có lớp vỏ mỏng  lại nằm trong đất thì vi khuẩn đường ruột còn dễ nhiễm hơn là đối với rau lá. Củ su hào là loại mọng nước hơn các loại củ khác, nếu sử dụng phân đạm thì củ su hào với cơ chế hút nước nhiều sẽ hút phân đạm, đó chính là nitrit độc hại, củ này hút chất đó còn cao hơn lá, lưu giữ trong củ với hàm lượng cao hơn rau lá.

“Hoặc với cơ chế như ở nhóm thuốc nội hấp khi phun vào lá thì thuốc sẽ được nội hấp vào cây, con sâu ăn hoặc chiết dịch từ cây thì sâu sẽ chết. Mà với thuốc nội hấp thì loại rau nào giữ nước nhiều thì rau đó sẽ càng bị nhiễm nhiều. Tương tự như thế thì phân đạm cũng vậy. Rau nào chứa nước nhiều, hút nước nhiều, hút nhiều dung dịch có đạm thì sẽ chứa nhiều nitrit. Ví dụ rau muống càng xanh non mơn mởn, luộc nước xanh lè thì rau đó chắc chắn nhiều hàm lượng nitrit. Rau cần có cũng cơ chế hút nước như vậy”, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật khẳng định.

Ngoài nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, các loại củ có nguy cơ nhiễm kim loại nặng nhiều hơn là rau dạng lá. Kim loại nặng nhiễm vào cây thông qua đường rễ, kim loại nặng không chỉ ở đất mà cả phân bón như kali, phân lân… cũng chứa hàm lượng kim loại.

Rau dạng củ gần rễ đồng thời chiếm diện tích phần lớn của cây nên khả năng nhiễm kim loại cao hơn lá. Kim loại nặng còn có trong nước tưới tiêu nếu không sạch, mà rau củ hút nước, trữ nước nhiều hơn rau lá. Nếu nước nhiễm chì, nhiễm asen mà rau củ hút nước trữ trong củ thì rõ ràng rau củ nhiễm nhiều hơn rau lá. Vì thế, củ bị nhiễm kim loại nhiều, nhanh hơn lá…

Ăn phải rau củ nhiễm kim loại nặng sẽ dẫn đến các bệnh về đường ruột, men tiêu hóa bị ức chế, ức chế quá trình oxy hóa trong cơ thể. Tích tụ asen, thủy ngân, chì… sẽ vô cùng gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Bây giờ nhiều loại thuốc sau khi phun trên rau lá sẽ bị phân hủy dưới ánh nắng mặt trời, thuốc tác động nhanh đến dịch hại nhưng nhanh phân hủy dưới tác động của môi trường. Các loại thuốc bây giờ được làm ra với độ tinh khiết rất cao, ít tạp chất nhưng thuốc nhập lậu không rõ xuất xứ thì tạp chất lớn hơn nhiều. Nhưng về cơ bản, các loại thuốc hóa học phần lớn dưới tác động của ánh nắng mặt trời, nó sẽ bị phân hủy. Vậy thì thuốc ở rau ăn lá còn phân hủy nhanh hơn rau ăn củ. Ngược lại, rau ăn củ thì tích tụ kim loại nặng, nước nhiễm độc còn nặng hơn. Ví dụ nitrit thuốc nội hấp thì có trong củ nhiều hơn bởi củ giữ nước nhiều hơn.

The post Học nấu ăn Hướng Dẫn bạn Chọn Rau Quả Sạch appeared first on .

No related posts.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.