ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bạn có nghĩ rằng có tồn tại sự sống ngoài hành tinh ???
Monday, February 10, 2014 19:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhà sinh vật học Richard Hoover của NASA nói rằng ông đã tìm thấy bằng chứng có thật có thể chứng minh sự sống ngoài trái đất (NASA)

Trước kia, không một bằng chứng thuyết phục nào được đưa ra trong cộng đồng Khoa học nhằm chứng minh sự tồn tại của cuộc sống ngoài trái đất. Nhưng kể từ khi các cuộc thăm dò không gian được thực hiện, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự sống dường như có tồn tại trên thiên thạch hay Sao hỏa.

Một vài nhà sinh vật học vũ trũ của NASA cùng các nhà nghiên cứu khác cho biết rằng họ đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về sự sống ngoài hành tinh. Chúng ta hãy cũng xem qua các nghiên cứu của họ:

1. Những hóa thạch của  Thiên thạch?

Vi khuẩn lam (Ảnh Wiki)

Vi khuẩn lam (Ảnh Wiki)

Nhà sinh vật học Richard Hoover của NASA nói rằng ông đã tìm thấy bằng chứng hóa thạch của vi khuẩn lam trên các Thiên thạch.

Trong một bài đăng tải của mình trên website NASA vào năm 2007, ông Hoover viết: “Có thể kết luận rằng sợi hóa thạch được bảo quản rất tốt này và thảm sinh vật dày đặc được tìm thấy trên Thiên thạch Orgueil đại diện cho phần còn lại của một cộng đồng thảm sinh vật lam thủy sinh và sinh vật đáy phức tạp phát triển trên phần chính của một thiên thạch trước khi rơi vào bầu khí quyển Trái Đất.

2. Cuộc nghiên cứu Thiên thạch gây nhiều tranh cãi đang dần được làm sáng tỏ

Theo những gì mà Tiến sĩ David McKay và các cộng sự của ông ở NASA giải thích thì đó có thể là các “hóa thạch vi mô” còn sót lại, bằng chứng về sự sống được mang tới bởi các Thiên thạch từ Sao hỏa (Ảnh: NASA)

 

Theo những gì mà Tiến sĩ David McKay và các cộng sự của ông ở NASA giải thích thì đó có thể là các “hóa thạch vi mô” còn sót lại, bằng chứng về sự sống được mang tới bởi các Thiên thạch từ Sao hỏa (Ảnh: NASA)

Vào năm 1996, giám đốc sinh vật học vũ trụ của NASA, ông David McKay, đã công bố việc khám phá ra “sự sống vi mô” từ Sao Hỏa. Tổng thống Bill Clinton đã ca ngợi khám phá này và người ta đã công khai nó rộng rãi trên báo chí trước khi bị đặt câu hỏi. Tuy nhiên, đến năm 2011, với công nghệ mới trong tay, các nhà nghiên cứu của NASA mới tìm thấy bằng chứng để hỗ trợ thêm cho lý thuyết của ông Mckay.

Theo tạp chí Daily Galaxy, vào năm 2011, ông McKay đã nói trong hội nghị về sinh vật học vũ trụ được bảo trợ bởi NASA rằng:“Hơn bao giờ hết, chúng tôi tự tin rằng Sao Hỏa có thể vẫn là ngôi nhà của sự sống,”

Vào năm 1996, ông McKay lập luận rằng khí methan và các vật chất khác được tìm thấy trên Thiên thạch giống như các sản phẩm được tạo ra bởi vi sinh vật. Những người khác thì cho rằng những vật chất đó có thể được sinh ra bởi tác động nhiệt hoặc sự  phân hủy mạnh mẽ của các hợp chất vô cơ.

Đội nghiên cứu của NASA đã kiểm tra những giả thuyết này và kết luận rằng những ôxít-sắt hầu như không thể được sản sinh theo các phương thức đó. Lý thuyết cho rằng chúng được sản sinh bởi những sinh mệnh sống đang trong trạng thái hoạt động mạnh mẽ nhất.

Ông Mckay mất năm 2013 ở tuổi 77.

Nhà sinh vật học vũ trụ cuối cùng của NASA, ông David McKay (Ảnh: NASA)

 

Nhà sinh vật học vũ trụ cuối cùng của NASA, ông David McKay (Ảnh: NASA)

3. Qua bao thập kỉ, ông Gilbert Levin vẫn tin rằng tàu thám hiểm Viking đã tìm thấy sự sống trên sao Hỏa

Vào năm 1976, tàu thám hiểm Viking Mars dường như đã tìm thấy vi sinh vật sống trong đất trên hành tinh (Sao hỏa). Ông Gilbert Levin đã phát triển thí nghiệm “labeled-release” (dán nhãn-kiểm tra khí hơi thoát ra từ mẫu đất) cho NASA. Đây là cách thức tiến hành thí nghiệm, chi tiết xem thêm ở tạp chí của Đại học John Hopkins(1):

  • Các tàu do thám xúc đất ở Sao Hỏa.
  • Đất được cho vào và bịt kín trong một cái hộp có gắn máy dò bức xạ để đo bức xạ cơ bản.
  • Những chất dinh dưỡng được bơm trộn lẫn vào đất với liều lượng khác nhau. Giả định là, nếu đất chứa các vi sinh vật giống với vi sinh vật ở Trái Đất, chúng sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng và thải khí, những khí này sẽ được máy dò bức xạ phát hiện ra.
  • Lấy mẫu đối chứng, mẫu đất khác cũng được lấy nhưng sẽ bị đốt nóng ở nhiệt độ mà có thể tiêu diệt bất kỳ vi sinh vật nào và các bước sau đó được lặp lại tương tự.
  • Ông Levin nói bức xạ khác nhau giữa hai mẫu sẽ chứng minh có sự sống trên Sao Hỏa.
  • Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng khí thải từ mẫu đất không qua đốt nóng đưa ra giả thuyết rằng có sự sống trên Sao Hỏa, trong khi mẫu đốt nóng cho thấy sự vắng mặt của khí thải từ vi sinh vật.

NASA đã tiến hành thí nghiệm khác với phương pháp được phát triển bởi MIT, nhưng đều không phát hiện sự sống có ở trong đất. Thí nghiệm đó đã sử dụng phương pháp đo khí “chromatograph-mass spectrometer (GC-MS)”(2), tuy nhiên họ đã thất bại trong việc phát hiện ra chất hữu cơ, điều đó có nghĩa là đất không thể chứa sự sống theo như hiểu biết thông thường của chúng ta trên Trái Đất.

NASA cho biết thí nghiệm của Levin hẳn là không chính xác – rằng [thành phần] hóa học khác nhau trong đất có thể giải thích cho kết quả thu được. Mặc dù Levin đã công khai tuyên bố rằng cần phải có các nghiên cứu kỹ càng hơn và có thể bằng cách nào đó đất đã bắt chước các hô hấp sinh học, nhưng cá nhân ông vẫn  tin rằng chỉ có sinh học (và không có yếu tố hóa học) mới có thể giải thích những kết quả thí nghiệm của tàu do thám Viking.

Vào năm 2002, ông Levin nói với tạp chí John Hopkins rằng: “ông vẫn bị thuyết phục bởi các thí nghiệm tìm thấy sự sống trên Sao Hỏa vào năm 1976”.

Ghi chú:

(1) Tạp chí của Đại học John Hopkins: Sweet Persistencehttp://www.jhu.edu/jhumag/1102web/sweet.html)

(2) chromatography-mass spectrometry (GC-MS) là một phương pháp phân tích kết hợp các tính năng của sắc ký khí lỏng và khối phổ để xác định chất khác nhau trong một mẫu thử nghiệm.

Tiến sĩ Gilbert Levin

 

Dr. Gilbert Levin

4. Sự sống ngoài hành tinh đến từ Sao chổi?

Stratosphere-alien-life-2-2-676x450Một hạt vô cơ lớn bao gồm những sợi sinh học đưa ra giả thuyết về sự sống ngoài Trái Đất bởi các nhà nghiên cứu ở Đại học Sheffield. (Screenshot/Journal of Cosmology)

 

Bốn thực thể sinh học từ tầng bình lưu, hình ảnh được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Sheffield (Screenshot/Journal of Cosmology)

 

Bốn thực thể sinh học từ tầng bình lưu, hình ảnh được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Sheffield (Screenshot/Journal of Cosmology)

Vào tháng 7 năm 2013, một thiết bị lấy mẫu được đưa vào tầng bình lưu của Trái Đất bởi các nhà nghiên cứu của Anh, [nó] đã trở lại với những mẫu vật mà họ cho rằng đó là bằng chứng của sự sống ngoài Trái Đất được đem tới trên Sao chổi.

Trong một báo cáo được công bố trên Tạp chí vũ trụ học của Đại học Sheffield, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng các thiết bị đã mang về các thực thể sinh học “lớn đến nổi không thể xuất phát từ Trái đất”.

“Từ kết quả thu được, chúng tôi kết luận rằng các thực thể sinh học đến từ không gian, có thể là từ sao chổi.”

Thiết bị này cũng mang về ba thực thể sinh học không giống như bất cứ điều gì được thấy trước đây. Một thực thể được miêu tả như một “bề mặt được chạm khắc bằng phẳng trông giống như một tế bào.” Cái khác là một “cấu trúc như lá chắn”. Và cái còn lại là “cấu trúc giống ống dài, bên trong có cấu trúc giống sợi.”

The Journal of Cosmology (Tạp chí Vũ trụ) đã bị chỉ trích bởi một số người hoài nghi. Tạp chí tự miêu tả nó như một ấn phẩm bình duyệt được xuất bản với “một chính sách biên tập không giống với tất cả các tạp chí khoa học khác, nó rộng lòng đón nhận tất các ý tưởng khoa học, thậm chí với cả những ý tưởng mà các biên tập viên không chấp nhận cũng như những ý tưởng thách thức cả những khoa học gia cùng những học thuyết đương đại đang được sùng bái.” Tổng biên tập của tạp chí này là một nhà vật lý học vũ trụ của Harvard-Smithsonian, Tiến sĩ Rudolf Schild.

5. Mưa Máu

 Mưa Máu

 

Mưa Máu

red_rain_spores

 

Ảnh chụp vi ảnh từ mẫu Mưa máu ở Kerala, Ấn Độ. (Bài báo nghiên cứu của Louis và Kuma)

Theo báo cáo nghiên cứu của Đại học Sheffield, một trong những thành phần tìm thấy trong tầng bình lưu như được mô tả giống như tế bào mưa máu. Các tế bào mưa máu cũng là một chủ đề nghiên cứu gây tranh luận khi  tuyên bố về sự sống ngoài Trái Đất.

Nhiều nơi của bang Kerala, Ấn Độ đã có những trận mưa máu vào năm 2001.

Vào năm 2001, theo những nghiên cứu của trung tâm khoa học trái đất  Ấn Độ, nó đã được cho là “màu của một loài tảo sinh bào tử, có nguồn gốc ở địa phương”

Vào năm 2003, theo tạp chí Times của Ấn Độ, các nhà khoa học ở Trung tâm Không gian Vikram Sarabhai cho rằng nó do đám mây bụi màu đỏ di chuyển từ Vịnh Ba Tư đến Ấn Độ.

Vào năm 2006, cả hai nhà vật lýSanthosh Kumar và Godfrey Louis (1) của Đại Học Mahatma Gandhi ở Kerala đều cho rằng [có sự] liên kết giữa các cấu tử màu đỏ và sự kiện nổ Thiên thạch trong không gian ở thời điểm đó.

Ghi chú:

(1) Nghiên cứu của hai nhà vật LýSanthosh Kumar và Godfrey Louis:http://arxiv.org/abs/astro-ph/0601022

Một đối tượng tìm thấy trên Sao Hỏa (trái) và Apothecia, một loại nấm mốc trên Trái Đất (phải). Tiến sỹ Rhawn Gabriel Joseph, nói đối tượng trên Sao Hỏa có thể là nấm.Ảnh trái: NASA, Ảnh phải: Wikimedia)

 

Một đối tượng tìm thấy trên Sao Hỏa (trái) và Apothecia, một loại nấm mốc trên Trái Đất (phải). Tiến sỹ Rhawn Gabriel Joseph, nói đối tượng trên Sao Hỏa có thể là nấm.Ảnh trái: NASA, Ảnh phải: Wikimedia)

 

Nguồn dịch:http://www.theepochtimes.com/n3/486759-nasa-scientists-whove-said-they-found-alien-life/

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.