Một số thành ngữ và tục ngữ Trung Hoa biểu đạt cùng một nội dung, phản ánh trí huệ và đạo đức cao thượng của người xưa. “Xả tài tiêu tai” là một trong những câu thành ngữ rất thông dụng, được lưu truyền từ bao đời nay.
Người thời xưa hay người già thường nói “xả tài tiêu tai”, “tích đức”, “thất đức”, “tổn đức” hoặc là “tạo nghiệp”, quả là hết sức có đạo lý. Đức là một chủng vật chất bao bọc quanh thân thể, tương ứng với nghiệp lực. Người làm điều tốt hoặc chịu thống khổ thì nhận được đức; còn làm điều xấu thì sẽ tổn đức và tích tụ nghiệp lực; đồng thời, hai chủng vật chất này có thể chuyển hóa. Người có nhiều đức thì cuộc sống hạnh phúc, còn thống khổ và bất hạnh luôn đón chờ những người có nhiều nghiệp lực.
Chuyện kể rằng có một chàng thanh niên rất tốt bụng và chăm chỉ. Trong sân nhà, củi anh kiếm được khi đi rừng được chất hàng đống. Một đêm, đống củi bị bốc cháy. Chàng trai tìm cách dập lửa, lo rằng lửa sẽ lan sang những nhà kế bên, khiến hàng xóm chịu thiệt hại. Khi lửa đang cháy to thì trời đột nhiên mưa lớn, khiến đám lửa được dập tắt. Mọi người tiếc nuối vì củi nhà họ đều đã cháy đen. Tuy nhiên chàng trai lại phát hiện rằng củi đã cháy thành than có chất lượng rất tốt. Mùa đông năm sau, khi tiết trời lạnh giá, căn nhà nhỏ của anh đã được sưởi ấm bằng than.
Câu thành ngữ này cũng tương tự với thành ngữ “Tái Ông thất mã.”
“Xả tài tiêu tai” dạy chúng ta rằng mọi thứ đều có thể trở thành hạnh phúc hay bất hạnh, mà ta không thể xét đoán chỉ trên biểu hiện bề mặt. “Mất của” cũng chính là mất đi một phần nghiệp lực, và giúp ta tránh được những tai họa lớn hơn do nghiệp lực mang đến.
Theo The Epoch Times