ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cháy nhà cao tầng thì làm gì?
Sunday, January 5, 2014 1:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bài 1. Nguyên tắc thoát nạn trong đám cháy có nhiều khói

[VnExpress, 21/10/2013]- Trung tá Huỳnh Quang Tâm, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy quận 1, TP HCM, cho biết, kỹ năng tổ chức công tác thoát nạn giữ một vai trò quyết định tới hiệu quả cứu người.

Khi xảy ra sự cố cháy nổ, tất cả mọi người trong khu vực cháy đều chuyển động cùng lúc và không được tổ chức hợp lý do bị ảnh hưởng của khói lửa, nhiệt độ và các loại sản phẩm cháy.

Vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, con người có rất ít thời gian để phản ứng, suy nghĩ. Nếu không có kỹ năng thoát nạn trong giai đoạn này, thời gian kéo dài sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó điều quan trọng là phải bình tĩnh để xử lý các tình huống xảy ra. Khi tiếp nhận thông tin báo động, mọi người sẽ phải sẵn sàng thực hiện di tản khẩn cấp để thuận lợi cho công tác chữa cháy.

Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là phải cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn luôn bay lên cao. Đôi lúc, người phải bò dưới sàn khi lượng khói tập trung nhiều để khỏi bị ngạt.

Để chống nhiễm khói, mọi người cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

Thực tế, nghẹt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao và nhanh hơn là bị phỏng và chết cháy. Vì vậy hãy di tản nhanh chóng ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.

Bên cạnh đó, cần lưu ý:

  • Trong quá trình thoát nạn ra ngoài nên báo cho những người xung quanh biết và nên đóng các cửa trên đường lan truyền để giới hạn sự lan tràn của lửa và khói.
  • Không sử dụng thang máy làm thang thoát nạn vì sự cố cháy nổ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thang máy. Do đó chỉ sử dụng cầu thang bộ để thoát ra.

  • Có thể giúp đỡ những người xung quanh thoát nạn ra ngoài an toàn khi bản thân có đủ sức khỏe và tỉnh táo. Không nên giúp đỡ người khác thoát nạn khi bản thân cũng đang bị khói, lửa đe dọa đến tính mạng.

  • Khi sinh sống, làm việc, sinh hoạt trong tòa nhà phải để ý các đường lối, sơ đồ thoát nạn. Điểm này có thể sẽ giúp ích rất tốt, cứu mạng con người khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

  • Khi thoát nạn ra ngoài an toàn nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không, từ đó có các biện pháp cứu người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn.

  • Trong quá trình thoát nạn phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của người chỉ huy hoặc nhân viên hướng dẫn thoát nạn của tòa nhà.

  • Một yếu tố quan trọng để con người sống sót khi hỏa hoạn xảy ra là phải thật sự bình tĩnh và nhanh nhẹn thực hiện theo đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn.

  • Khi bị kẹt trong đám cháy, khói của đám cháy đang tràn vào từ các cửa và hành lang, mọi người phải nằm xuống sàn nhà cách nơi khói đang tràn vào càng xa càng tốt, dùng khăn thấm nước che mặt, đóng hết các cửa lớn và cửa sổ lại để cô lập đám cháy. Nếu có khói lửa đang lan đến gần, phải dùng vải, quần áo chèn vào các khe hở để không có khói, lửa tràn nhanh vào nhà sau khi sử dụng bình chữa cháy cố gắng khống chế đám cháy.

  • Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang phải dùng mọi cách cố làm cho nhân viên cứu hỏa để ý nhận ra bằng cách vẫy tay, la hét.

  • Nếu thấy an toàn để thoát thân và có một cửa lớn đang đóng, trước khi thoát ra bằng lối đó phải kiểm tra độ nóng của cửa bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Nếu thấy cửa không bị tác động nhiệt thì mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa. Nếu thấy có lửa và khói phía bên kia thì đóng lại ngay lập tức đồng thời chèn kỹ các khe hở không cho khói, lửa lan vào phòng. Nếu không có lửa và khói tiến đến thì nhanh chóng thoát ra ngoài đồng thời đóng cửa lại nhưng không được khóa cửa. Trên đường thoát nạn tìm mọi cách báo động cho mọi người cùng thoát nạn an toàn.

  • Khi bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt nếu có thể, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không được nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

  • Khi thấy người khác bị cháy, hãy giúp người đó dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại. Dùng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập tắt lửa.

  • Khi gặp người bị ngạt, ngất, bỏng phải tổ chức sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện.

  • Báo cháy kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 để được hỗ trợ trong công tác thoát nạn, cứu nạn khi có người bị kẹt trong đám cháy.

Trung tá Huỳnh Quang Tâm nhận xét trên thực tế, các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người phần lớn là do điều kiện thoát nạn, kỹ năng tổ chức công tác thoát nạn chưa đảm bảo.

Trong lĩnh vực phòng cháy – chữa cháy, cứu nạn – cứu hộ, công tác thoát nạn cho người luôn được đặt lên hàng đầu, dựa trên hai phương diện: các điều kiện an toàn của lối thoát nạn và kỹ năng tổ chức thoát nạn.

Lối thoát nạn an toàn là lối ra không bị khói, bụi, sản phẩm cháy che phủ, không bị các tác động nguy hiểm của đám cháy gây uy hiếp tới tính mạng con người. Các lối thoát nạn phải dễ nhận thấy và đường dẫn tới lối đi phải được đánh dấu rõ ràng bằng ký hiệu hướng dẫn. Đó có thể là cửa đi, hành lang dẫn tới các khu vực an toàn hoặc lối đi dẫn tới cầu thang bộ, lối đi ngang dẫn sang công trình liền kề…

Khi xây dựng công trình, các lối thoát nạn phải đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn. Hạng mục này phải được bố trí phân tán, đảm bảo số lượng và chiều rộng tổng cộng đủ cho việc thoát nạn của tối đa người trong công trình hoặc khu vực cần thoát nạn khi xảy ra sự cố.

Gần đây, tình hình cháy nổ diễn ra khắp nơi với nhiều nguyên nhân, mới nhất là vụ cháy bar ở Zone 9 (Hà Nội) khiến 6 nạn nhân thiệt mạng và nhiều người bị thương nặng. Thống kê riêng địa bàn TP HCM, năm 2012 xảy ra 121 vụ cháy làm 9 người chết và 12 người bị thương. Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn thành phố có 336 vụ cháy làm chết 5 người và bị thương 5 người.

Thi Trân

Bài 2. Dây thoát hiểm nhà cao tầng SEOHAN

Dây thoát hiểm nhà cao tầng là sản phẩm thiết bị cứu hộ cá nhân mà mỗi hộ dân sống trong các chung cư, cao ốc cần phải trang bị để có thể tự thoát hiểm cho gia đình mình khi xảy ra hoả hoạn, động đất và các trường hợp khẩn cấp khác.

Xem chi tiết …

Bài 3. CÁCH THOÁT HIỂM Ở TÒA NHÀ CAO TẦNG

Nếu bạn là người sinh sống ở căn hộ chung cư, thì ngay hôm nay bạn nên bỏ ra chút ít thời gian để tìm hiểu những phương pháp thoát hiểm khi sống ở các tòa nhà cao tầng. Trên thực tế thì hiện nay đã có không ít các vụ hỏa hoạn xảy ra ở các tòa chung cư, đó thực sự đang là một vấn đề khiến cho nhiều người dân sống tại các tòa chung cư phải sống trong cảnh lo lắng và sợ hãi.

Để giải quyết được những lo lắng này thì điều quan trọng là mọi người phải tìm ra cho mình được 1 số các giải pháp và kỹ năng để có thể nhanh chóng thoát hiểm ở các tòa nhà cao tầng để có thể nhanh chóng tự giải thoát cho bản thân và gia đình trong trường hợp không may có cháy nổ xảy ra ở tòa nhà.

Dưới đây là 1 số phương pháp cơ bản giúp con người có kỹ năng thoát hiểm 1 cách nhanh chóng.

1.Khi đến sinh sống tại 1 căn nhà thì điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu chính là việc xem cầu thang bộ, cầu thang thoát hiểm. có thể điều này vào lúc đó thật sự chưa cần thiết bởi tất cả những hoạt động hàng ngày đều đi lại bằng thang máy, nhưng vẫn nên hiểu rõ đường đi lối lại của cầu thang bộ để phòng những trường hợp không may xảy ra ở khu nhà.

2.Điều tiếp sau đó là bạn nên chú ý tới các phương tiện chữa cháy, bởi có thể 1 lúc nào đó bạn cần dùng đến nó. Có thể trước mắt không cần dùng, nhưng nếu lúc tòa nhà có cháy nổ, hỏa hoạn thì bạn không biết tìm nó ở đâu.

3.Điều cơ bản hơn nữa là lúc xảy ra hỏa hoạn, các gia đình hãy dốc hết sức vào việc dập lửa, nếu trong trường hợp không dập được lửa thì lúc này mới tìm lối thoát nạn, tránh trường hợp hỏa hoạn mới xảy ra đã lăm lăm lo chạy mà không lo dập lửa.

4.Khi có hỏa hoạn hay thoát nạn theo lối đèn exit, lưu ý cơ bản mà mọi người nên biết là khi có hỏa hoạn chỉ đường dùng thang bộ, không được dùng thang máy.

5.Đặc biệt trường hợp nếu bạn là người phát hiện ra hỏa hoạn đầu tiên thì nên thông báo cho hàng xóm cùng biết để có biện pháp cứu chữa cũng như là thoát nạn.

6.Lúc hỏa hoạn nếu khói lan tỏa khắp tòa nhà thì nên dùng khăn ướt để bịp miệng, nhằm tránh hít phải hơi khói khiên bạn bị ngất.

7.Lúc mở cửa thoát ra ngoài phải hết sức cận thận việc lửa từ ngoài tạt vào hoặc nên kiểm tra nhiệt độ bên ngoài phòng trước khi thoát ra.

8.Trường hợp không thoát được bằng cửa chính vì nhiệt độ và lửa bao trùm thì bạn nên ra hướng ban công, bởi ở đó sẽ có lực lượng cứu hộ ở phía dưới, họ sẽ tìm cách giải thoát cho bạn….

Về đặc trưng của mỗi tòa nhà đều hoàn toàn khác nhau về lối kiến trúc, chính vì vậy bạn hãy tự mình tìm hiểu các phương pháp thoát hiểm ở tòa nhà cũng như các loại hình cứu hỏa để phòng tường hợp có chuyện xảy ra thì mình luôn trong tư thế chủ động.

Nguồn: http://thangmaygiadinh.edu.vn/tin-tuc-thang-may/148-cach-thoat-hiem-o-toa-nha-cao-tang.html

Filed under: Môi trường Tagged: cháy nhà cao tầng, dây thoát hiểm

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.