Những việc cần làm khi trẻ ngạt, sổ mũi
– Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ.
– Với trẻ lớn, khi bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.
– Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian.
– Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.
|
Không đúng. Việc cấm trẻ ra khỏi nhà không cần thiết, nếu sổ mũi là triệu chứng duy nhất, khi đối tượng vẫn khỏe mạnh bình thường, không bị sốt và không ho. Chỉ cần lưu ý, để trẻ không quá mệt mỏi. Tốt nhất tạm thời không chạy nhảy, không đi xe đạp, bởi vận động thể chất sẽ hâm nóng cơ thể, sau đó rất dễ cảm lạnh.
Khi bị sổ mũi trẻ dễ bị các bệnh lây nhiễm, bởi niêm mạc mũi bị chấn thương, suy yếu khó tự vệ trước đòn đánh của mầm bệnh. Vì thế để tránh khả năng có thể bị lây bệnh từ bạn cùng lứa – trẻ mẫu giáo nên nghỉ học. Trẻ lớn tuổi hơn có thể vẫn đi học bình thường (xin nghỉ giờ thể dục) – vì khả năng đề kháng của cơ thể tốt hơn.
Chính xác. Có thể nghi ngờ, trẻ bị dị ứng phấn hoa hoặc bụi nhà – nếu trẻ bị chảy nước mũi kéo dài hơn 2 tuần. Ngoài chảy nước mũi, trẻ còn bị những cơn hắt xì hơi và chảy nước mắt, đỏ mắt, thường kêu nhức đầu. Trong tình huống như thế cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên về các bệnh dị ứng.
3. Viên canxi phát huy tác dụng tốt đối với sổ mũi
Sai. Đã có thời bác sĩ chỉ định trẻ sổ mũi uống viên canxi sủi. Bây giờ ngược lại – bác sĩ khuyên, không dùng bất cứ loại thuốc nào có canxi. Sự thật, sử dụng viên sủi canxi phát huy tác dụng giảm thiểu nước mũi, bởi nó làm đông đặc nước mũi.
Tuy nhiên khi ấy thay vì chảy ra ngoài – nước mũi tồn động bên trong lỗ mũi, trong xoang và họng, nhanh chóng biến thành thức ăn cho vi trùng gây bệnh. Hệ quả, thay vì giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, đối tượng sẽ bị viêm họng, viêm tai giữa hoặc viêm xoang.
Nhìn chung không dẫn đến biến chứng – nếu đối tượng vẫn bị sổ mũi kèm chảy nước mũi, cơ thể sẽ dần hồi phục sau thời gian từ 5 đến 7 ngày.
4. Không hiếm trường hợp sổ mũi có quan hệ với dị ứng thức ăn
Chính xác. Với trẻ bị dị ứng thức ăn rất dễ phát triển dạng mẫn cảm thái quá khác, thí dụ với phấn hoa, mầm nấm độc hoặc bụi nhà. Đó là triệu chứng sổ mũi theo mùa, thường kéo dài trong thời gian vài ba tuần. Bởi nó có mối liên quan đến dị ứng xâu chuỗi (sổ mũi dị ứng kết hợp với dị ứng với món thức ăn cụ thể).
5. Trẻ em bị sổ mũi không được phép tiêm chủng
Không đúng. Bản thân sổ mũi không phải một loại bệnh lý, tức không thuộc diện cấm chỉ định tiêm chủng. Vậy nên không bỏ qua đợt tiêm chủng – nếu ngoài sổ mũi, trẻ không bị ho, không bị sốt và những dấu hiệu đáng lo ngại khác như cơ thể suy nhược, viêm họng, đau đầu…
6. Không khí quá khô và quá ấm trong mùa đông đều không có lợi cho mũi
Nhiệt độ trong phòng ngủ buổi tối chỉ nên duy trì ở mức 20 – 22 độ C. Độ ẩm không thể thấp hơn 60% (đặt chậu nước trong phòng có thể là giải pháp tăng cường độ ẩm tự nhiên).
7. Vitamin C phát huy tác dụng tích cực đối với sổ mũi
Chính xác. Nhờ vitamin C, tốt nhất trong mối liên kết với rutine (thí dụ Rutinacea Junior, Ceruvit Junior, Rutinosscorrbin Junior, Novorutin C Junior), trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu. Lý do: cặp đôi này bịt kín mao mạch, tức phát huy tác dụng giảm thiểu tình trạng phù nề và chảy nước mũi.
Vitamin C còn phát huy tác dụng củng cố khả năng đề kháng – yếu tố giúp cơ thể tự vệ tốt hơn trước nguy cơ di chứng sau sổ mũi ở dạng dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Chiết xuất từ bưởi (Citrosept Junior) cũng phát huy tác dụng tương tự.
8. Trẻ bị chảy nước mũi cần phải mặc ấm hơn
Sai. Không cần mặc cho trẻ ấm hơn so với bình thường. Trái lại – thêm một chiếc áo len, bộ đồ lót dầy hơn không mang lại điều gì tốt đẹp. Thay vào đó, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể ra mồ hôi quá nhiều. Dễ gây nhiễm lạnh.
Tuy nhiên, ngay trước khi trẻ ngủ cần làm ấm bàn chân của trẻ. Thoạt đầu dùng tay xoa bóp từng ngón chân và toàn bộ bàn chân trong thời gian năm mười phút. Sau đó đi tất bông ấm. Ngoài ra, nên quan tâm, để con không bị lạnh giá chân trong những ngày mùa đông. Hãy trang bị cho trẻ tất ấm và giầy có cổ, không thấm nước.
Chính xác. Không hiếm trường hợp thậm chí tỏ ra hiệu quả hơn thuốc nhỏ mũi thông dụng. Lọ xịt nước biển hoặc dung dịch muối sinh lý (Marimer, Sterimar, Tonimer, Pneumovit) phát huy tác dụng làm tan và sục rửa nước mũi.
Và một khi nước mũi không ứ đọng trong lỗ mũi, vi trùng sẽ không còn nguồn thức ăn. Vì thế trẻ nhanh loại bỏ sổ mũi và hít thở dễ hơn.
Dạng nước xịt mũi này cũng có tác dụng bôi trơn niêm mạc mũi, tức ngăn ngừa khả năng vi trùng gây bệnh thâm nhập vào cơ thể bằng con đường này.
10. Cần sử dụng thuốc kháng sinh – trường hợp sổ mũi dẫn đến tắc mũi
Chưa chắc. Chỉ là giải pháp cuối cùng. Bác sĩ nhi khoa có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh – khi xuất hiện sốt cao, và sổ mũi không chấm dứt sau 2 tuần, hoặc – thay vì thuyên giảm, tình trạng sổ mũi càng nghiêm trọng hơn, nước mũi bắt đầu đặc quánh, chuyển sang mầu xanh.
Cho đến khi trẻ còn thể lực tốt, chỉ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý và uống vitamin C. Cũng có thể điều trị bằng tỏi sống – thực phẩm cũng chứa kháng sinh tự nhiên.
Tỏi thái thành những lát mỏng, sau khi đã bóc vỏ, cho vào ly sữa cùng thìa cà phê mật ong. Cũng có thể mua tại hiệu thuốc sản phẩm đã chế biến sẵn.
2013-10-24 21:13:13
Nguồn: http://www.yhoccotruyenvietnam.com/2013/10/nhung-ieu-can-thiet-va-nhung-sai-lam.html